Tại Việt Nam, bệnh bại liệt đã bị thanh trừ từ năm 2000, cách đây 22 năm, nhưng đến nay tại sao trẻ hiện vẫn cần uống đủ liều? Vì sao vắc xin bại liệt dạng uống gồm ba type (1, 2, 3) được đổi sang vắc xin uống hai type (1, 3)?
Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 ( TP.HCM) khám một trẻ bị yếu liệt cả người, không thể tự đi đứng được – Ảnh: BÌNH NGHI
Trước thắc mắc này của một số phụ huynh, bác sĩ Lê Nguyễn Thanh Nhàn (Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM) cho hay bệnh bại liệt là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút bại liệt gây ra, lây truyền theo đường tiêu hóa. Khi bị nhiễm vào cơ thể, vi rút sẽ tấn công vào hệ thần kinh trung ương, làm yếu các cơ, phần mềm cấp tính và gây ra chứng bại liệt.
Nhờ việc triển khai vắc xin bại liệt trong chương trình tiêm chủng mở rộng, trong đó trên 95% t.rẻ e.m được uống vắc xin bại liệt 3 type (OPV), Việt Nam đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận thanh trừ bệnh bại liệt trên toàn quốc vào năm 2000 và kết quả này tiếp tục được duy trì cho đến nay.
Hiện trên thế giới, vi rút bại liệt hoang dại vẫn còn lưu hành ở một số quốc gia, nên nguy cơ lây truyền bệnh bại liệt vào Viêt Nam là hiện hữu khi sự giao lưu quốc tế ngày càng lớn.
WHO khuyến cáo, việc duy trì tiêm chủng đê tạo miễn dịch bảo vệ phòng bệnh bại liệt là rất cần thiết cho đến khi bệnh bại liệt được thanh toán hoàn toàn trên quy mô toàn cầu.
Năm 2016, WHO đã công bố thanh trừ vi rút bại liệt hoang dại type 2 trên toàn cầu, vì vậy thành phần type 2 trong vắc xin không thực sự còn cần thiết nữa và cũng là để giảm thiểu nguy cơ gây liệt dù rất thấp của bại liệt type 2 có trong vắc xin.
WHO đề nghị các quốc gia thành viên thay thế vắc xin bại liệt uống ba type bằng vắc xin bại liệt uống hai type đã loại bỏ thành phần type 2.
Theo chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam, vắc xin bại liệt dạng uống gồm ba type (1, 2, 3) được đổi sang vắc xin uống hai type (1, 3) nhằm giảm thiểu nguy cơ gây liệt của bại liệt type 2, có trong thành phần vắc xin theo đề nghị của WHO.
Lịch uống vắc xin phòng bại liệt hai type tương tự như dạng ba type, với ba lần uống vắc xin bại liệt vào thời điểm trẻ được 2, 3, 4 tháng t.uổi. Hiệu quả phòng bệnh của vắc xin bại liệt hai type với ba type tương tự nhau.
Nguy cơ vi rút bại liệt hoang dại xâm nhập là hiện hữu
Theo Bộ Y tế, tỷ lệ trẻ trong độ t.uổi được tiêm chủng đầy đủ các vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) giảm thấp nhất trong các năm gần đây, trong đó 2 nhóm vắc xin OPV uống phòng bại liệt và vắc xin DPT (phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván) đang thấp ở mức cảnh báo.
Hiện 52/63 tỉnh thành chưa đạt được tiến độ tiêm chủng để đạt mục tiêu 95% trẻ được tiêm chủng đầy đủ các vắc xin cơ bản khi đủ 12 tháng t.uổi.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm 2021 ước tính hơn 200.000 trẻ đã bỏ lỡ ít nhất một liều vắc xin DPT. Tỷ lệ trẻ được tiêm các vắc xin khác trong TCMR cũng giảm từ 5 – 15%.
Vắc xin ngừa bại liệt sử dụng đủ liều giúp ngăn bệnh bại liệt xuất hiện trở lại. Ảnh DƯƠNG NGỌC
6 tháng đầu năm nay, cùng với việc triển khai tiêm chủng thường xuyên, các địa phương cũng đã phải nỗ lực tổ chức tiêm vét, tiêm bù cho các trẻ năm 2021 chưa được tiêm chủng đủ mũi.
Theo chuyên gia về vắc xin và tiêm chủng, đến thời điểm hiện tại, thành quả của tiêm chủng vẫn tiếp tục được duy trì, chưa để xảy ra các dịch bệnh truyền nhiễm với các bệnh đã được triển khai tiêm vắc xin trong TCMR. Tuy nhiên, các địa phương cần lưu ý: Do tỷ lệ trẻ được tiêm chủng đầy đủ thấp trong năm 2021 nên nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm (như sởi, bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản…) cảnh báo quay trở lại. Đặc biệt lưu ý tỷ lệ uống vắc xin OPV, tiêm IPV (phòng bại liệt) thấp tại nhiều địa phương khiến nguy cơ vi rút bại liệt hoang dại xâm nhập là hiện hữu.
Lãnh đạo Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo các địa phương về việc tăng cường công tác tiêm chủng thường xuyên, tổ chức tiêm bổ sung các vắc xin có tỷ lệ tiêm chủng thấp như: vắc xin sởi – rubella, vắc xin Td phòng bệnh bạch hầu, uống vắc xin phòng bệnh bại liệt; triển khai tiêm vắc xin Td cho trẻ lớn (7 t.uổi) tại 13 tỉnh của khu vực miền Bắc để phòng bệnh bạch hầu; hoàn thành triển khai vắc xin IPV (phòng bệnh bại liệt) mũi 2 quy mô nhỏ. Đặc biệt, tăng cường giám sát bệnh gây dịch ở trẻ nhỏ, trong đó lưu ý các bệnh: ho gà, sởi, bạch hầu.