Mỗi năm nước ta có thêm gần 75.000 phụ nữ phải gánh chịu căn bệnh ung thư. Các bệnh ung thư mà chị em thường mắc là ung thư đại trực tràng, phổi, dạ dày và gan.
Tuy nhiên, loại ung thư phổ biến và liên quan nhiều đến yếu tố giới tính chính là ung thư vú và ung thư phụ khoa.
Cứ mỗi ngày, có 9 phụ nữ Việt Nam t.ử v.ong vì ung thư cổ tử cung và các bệnh nhân ngày càng trẻ hóa. Nhiều người nghĩ ung thư là “án tử” nên mắc bệnh đã không điều trị, hoặc chữa bệnh bằng phương pháp phản khoa học, đ.ánh mất “thời gian vàng” điều trị.
Tuân thủ khám sức khỏe định kỳ
Theo GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K, ung thư vú là căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới. Ước tính mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 14,1 triệu ca mới mắc ung thư, trong đó riêng bệnh ung thư vú chiếm tới 1,2 triệu ca.
Ở nước ta, mỗi năm trên toàn quốc có khoảng 126.000 ca mới mắc và 94.000 trường hợp t.ử v.ong do ung thư, thì riêng ung thư vú chiếm khoảng 15.000 ca mới mắc và trên 6.000 trường hợp t.ử v.ong. Chỉ tính riêng ung thư vú và phụ khoa (bao gồm cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, â.m đ.ạo và â.m h.ộ) đã chiếm tới trên 1/3 (34%) số ca mắc ung thư ở nữ.
Tầm soát ung thư vú và ung thư cổ tử cung bằng khám sức khỏe định kỳ ở những bệnh viện có chuyên khoa ung bướu là việc làm vô cùng cần thiết đối với phụ nữ từ 40 t.uổi trở lên. Nhưng hiện có nhiều người vẫn chủ quan, không thăm khám định kỳ, nên khi phát hiện bệnh thường ở giai đoạn muộn.
Theo GS.TS Trần Văn Thuấn, các chị em có thể không nhận thấy các triệu chứng ung thư, hoặc có thể bỏ qua, cho rằng chúng ít nghiêm trọng. Nhưng khi các triệu chứng dưới đây kéo dài hơn hai tuần, chúng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vú hoặc phụ khoa và chị em cần đến các cơ sở y tế uy tín để được khám, tư vấn và chẩn đoán: Đau hoặc đỏ vú, tụt núm vú, da vùng vú bị lồi lõm, co kéo bất thường. Chảy dịch vú, thay đổi màu sắc trên da của vú, một bên vú dày chắc hơn bên kia. Có hạch nách hoặc hố thượng đòn. Chu kỳ k.inh n.guyệt bất thường, thay đổi thói quen tiểu tiện. Xuất huyết hoặc chảy dịch â.m đ.ạo bất thường. Đau hoặc ra m.áu sau khi quan hệ, đau vùng xương chậu.
Bên cạnh đó, các chị em nên tự khám vú sau kỳ k.inh n.guyệt khoảng 5 ngày, là lúc tuyến vú mềm và dễ cảm nhận nhất.
Ung thư ở phụ nữ ngày một tăng cao.
Tỷ lệ t.ử v.ong cao vì phát hiện muộn
GS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K cho biết, tỷ lệ chữa khỏi ung thư ở Việt Nam thấp do 70% người bệnh phát hiện muộn. Một nguyên nhân khá phổ biến, đó là người dân đôi khi có thói quen, hiểu biết chưa đầy đủ về ung thư, mắc bệnh không tới viện khám và điều trị lại đi “vái tứ phương” như cúng bái, điều trị bằng uống lá cây, rễ cây… Do điều trị bằng phương pháp phản khoa học, nhiều bệnh nhận nặng gần c.hết mới tới viện.
Điển hình là bệnh nhân T.T.T. (67 t.uổi, ở xã Hồng Thái Tây, Đông Triều, Quảng Ninh) vào cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí với một bên vú b.ị h.oại t.ử. Bà T. phát hiện ung thư vú từ năm 2017 nhưng lại không điều trị, tự đắp thuốc tại nhà. Gần đây bà thấy khối u phát triển lớn, l.ở l.oét, chảy mủ đục mùi hôi, đau đớn mới được người nhà đưa vào viện cấp cứu.
Trường hợp gần đây nhất, chị N.T.L.T. (Phú Thọ), phát hiện ung thư vú cách đây 3 năm nhưng thay vì đến viện điều trị, chị lại tự mua thuốc nam chữa tại nhà. Khối u không những không nhỏ đi mà to lên nhanh chóng, ngực chị bị sưng đỏ, l.ở l.oét, chảy dịch. Tháng 9-2019, chị T. vào cấp cứu tại BV Đa khoa Phú Thọ khi khối u ngực của chị đã vỡ loét, có kèm theo hạch nách.
ThS.BS Trần Xuân Vĩnh, Trung tâm Ung bướu, BV Đa khoa Phú Thọ cho biết, đây là trường hợp hết sức đáng tiếc, bệnh nhân tin theo chữa trị bằng phương pháp dân gian không có cơ sở khoa học rõ ràng. Trong khi đó, với bệnh ung thư vú, nếu phát hiện ở giai đoạn 1-2 điều trị theo đúng phác đồ, khả năng chữa khỏi lên tới 90%, khi bệnh lên giai đoạn 3-4, cơ hội giảm xuống chỉ còn 40%.
Theo Bệnh viện K, hiện tỷ lệ chữa khỏi ung thư vú ở Việt Nam là 75% nếu được phát hiện sớm. Bệnh viện K cũng đã đưa ra nhiều trường hợp bệnh nhân chiến thắng ung thư để người bệnh tin tưởng vào phương pháp điều trị ung thư khoa học và tiên tiến hiện nay. Điển hình là chị Hoàng Thu Hà (ở Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội) bị ung thư vú từ năm 2011.
Chị đã phẫu thuật cắt khối u vú, trải qua 28 mũi xạ và 8 lần truyền hóa chất, sức khỏe ổn định chị đã được xuất viện. Đến nay, sau 8 năm, chị vẫn mạnh khỏe, các chỉ số xét nghiệm và kết quả khám bệnh định kỳ của chị đều hoàn toàn bình thường. Chị đã trở thành Chủ nhiệm Câu lạc bộ Phụ nữ Kiên cường – một câu lạc bộ có 700 thành viên là bệnh nhân ung thư vú trên cả nước.
Theo khuyến cáo của GS.TS Trần Văn Thuấn, khi chị em phát hiện ra bệnh cần phải tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ điều trị. Với những chị em có nguy cơ cao (trong gia đình có mẹ hoặc chị, em gái mắc ung thư vú, đột biến gen BRCA1/BRCA2, t.uổi có kinh sớm, không sinh con,…), nên đi khám, tầm soát sớm hơn.
Các cơ sở y tế hiện đã ứng dụng các kỹ thuật mới làm cho tầm soát, phát hiện sớm ung thư trở nên dễ dàng và khả thi hơn, như: Chụp nhũ ảnh (Mammography) và MRI cho ung thư vú; phiến đồ â.m đ.ạo ‘PAP test’ và HPV test cho ung thư cổ tử cung, FOB test và nội soi cho ung thư đại trực tràng, chụp CT liều thấp cho ung thư phổi…
Để phòng ngừa ung thư, chị em nên tiêm vaccine phòng virus gây u nhú, ung thư cổ tử cung trong độ t.uổi từ 9 – 26 (vaccine phòng nhiễm HPV), vaccine phòng viêm gan B (HBV), tránh xa t.huốc l.á, hạn chế đồ uống có cồn, tập thể dục thường xuyên và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý với nhiều rau quả, ngũ cốc, hạn chế đường, tinh bột, đồ chiên, xào, thực phẩm đóng hộp…
Trần Hằng
Theo CAND
Sử dụng vaccine ‘tự chế’ để phòng bệnh
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), vệ sinh tay được ví như liều vaccine “tự chế” đơn giản và hiệu quả về chi phí, nhằm cứu sống hàng triệu người.
Nhân viên y tế của bệnh viện K hưởng ứng chiến dịch vệ sinh tay năm 2019. Ảnh: VGP/Trần Hà
Tổ chức WHO lấy ví dụ, chỉ một động tác vệ sinh tay sạch hàng ngày đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy làm t.ử v.ong hàng triệu người mỗi năm trên thế giới. Từ năm 2008, Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 15/10 hàng năm là ngày Thế giới rửa tay với xà phòng.
Tại các cơ sở y tế, nhiễm khuẩn bệnh viện là một trong những thách thức và mối quan tâm hàng đầu tại Việt Nam cũng như trên thế giới trong khi nhiều dịch bệnh bùng phát, nhiều chủng vi khuẩn đa kháng nhiễm khuẩn bệnh viện làm tăng tỷ lệ t.ử v.ong, di chứng, kéo dài thời gian nằm viện (từ 9 – 24,3 ngày) và tăng chi phí điều trị (trung bình từ 2 – 32,3 triệu).
Ước tính ở bất cứ thời điểm nào cũng có hơn 1,4 triệu người bệnh trên thế giới mắc nhiễm khuẩn bệnh viện. Tại Việt Nam, kết quả điều tra nhiễm khuẩn bệnh viện tại 36 bệnh viện phía Bắc, tỉ lệ này là 7,9%.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, nhiễm khuẩn bệnh viện hoàn toàn có thể ngăn ngừa được, trong đó vệ sinh tay luôn được coi là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện và hiệu quả nhất để giảm nhiễm khuẩn bệnh viện, đặc biệt là sự lây lan của vi khuẩn kháng thuốc, bảo đảm an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
Tại bệnh viện K Trung ương – cơ sở đầu ngành về điều trị các bệnh ung bướu, với đặc điểm các bệnh nhân đa số là người được điều trị với các phương pháp như hóa trị, xạ trị gây suy giảm miễn dịch nên việc phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện rất quan trọng. Hưởng ứng ngày Thế giới rửa tay bằng xà phòng, ngày 1/10, bệnh viện K đã tổ chức lễ Phát động chiến dịch vệ sinh tay, nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh về tầm quan trọng của vệ sinh tay trong chăm sóc y tế.
GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc bệnh viện K cho biết, trong những năm qua, bệnh viện đã thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát tốt nhất tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện và đang cố gắng xây dựng một mô hình phòng ngừa được nhiễm khuẩn bệnh viện, từ rất nhiều khâu theo mô hình một chiều như việc phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải y tế…
Đặc biệt, hành động vệ sinh tay luôn được toàn thể nhân viên y tế và người bệnh, người nhà người bệnh cũng như các đối tượng học viên, sinh viên tại bệnh viện quan tâm. Bệnh viện có trang bị đầy đủ các dụng dịch sát khuẩn trên xe tiêm, tại các cửa buồng bệnh, buồng khám bệnh và treo các pano áp phích để mọi người dễ nhìn, đồng thời giao khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn hàng ngày đi giám sát kiểm tra sự tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh.
“Vệ sinh tay là một việc làm vô cùng đơn giản nhưng rất ý nghĩa. Chúng ta hãy làm những việc đơn giản nhất mà hiệu quả nhất để bảo vệ chính sự sống của mình cũng như cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân”, GS.TS Trần Văn Thuấn chia sẻ.
Hiền Minh
Theo baochinhphu.vn