Vì sao ung thư tuyến giáp được chỉ định uống phóng xạ I-131?

Ung thư tuyến giáp là bệnh ác tính thường gặp nhất chiếm tỉ lệ hơn 90% trong số các ung thư tuyến nội tiết. Dược chất phóng xạ I-131 được chỉ định cho bênh nhân nhằm t.iêu d.iệt những tế bào ung thư còn lại sau phẫu thuật hoặc những tổn thương di căn hạch.

Ngày 21-11, Bệnh viện K Trung ương đã đưa và sử dụng khu điều trị I-131- dược chất phóng xạ hướng đến nâng cao chất lượng điều trị ung thư tại Việt Nam. Đây cũng là bệnh viện đầu tiên đưa vào sử dụng hệ thống máy hiện đại để tách chiết, chia liều dược chất phóng xạ trong điều trị I-31 theo tiêu chuẩn quốc tế.

Ung thư tuyến giáp là bệnh ác tính rất thường gặp ở người dân Việt Nam

Bác sĩ Nguyễn Tiến Quang, Phó Giám đốc Bệnh viện K Trung ương ngoài chiết tách I-131 hệ thống này có thể dùng chiết tách các dược chất phóng xạ dạng dung dịch khác với độ an toàn, chính xác cao, tránh các sự cố bức xạ.

Trong bối cảnh mỗi năm Việt Nam có gần 165.000 ca ung thư mới mắc, gần 115.000 trường hợp t.ử v.ong và hơn 300.000 người bệnh đang phải chiến đấu với ung thư, việc đưa vào sử dụng khu điều trị I-131 giúp bệnh viện nâng cao chất lượng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến ung thư, cũng như để người bệnh được tiếp cận với các phương pháp điều trị hiện đại.

PGS-TS Ngô Thanh Tùng, Giám đốc trung tâm xạ trị quốc gia cho biết I-131 là dược chất phóng xạ, được dùng trong điều trị bệnh nhân ung thư giáp thể biệt hóa, đã được phẫu thuật cắt giáp toàn bộ. Sau khi người bệnh phẫu thuật khoảng 1 tuần sẽ được chuyển sang Khoa Y học hạt nhân để bác sĩ thăm khám, tư vấn và thực hiện một số chỉ định khác (xét nghiệm m.áu…) đ.ánh giá tình trạng suy giáp trước điều trị. Nếu đạt các yêu cầu trong điều trị bệnh nhân được uống dược chất phóng xạ I-131. Với người bệnh uống phóng xạ sẽ cần điều trị nội trú, cách li, theo dõi tại bệnh viện trong 2 ngày và được dõi định kỳ khám lại từ 3 – 6 tháng. Hiện bệnh nhân ung thư tuyến giáp điều trị dược chất phóng xạ I-131 được bảo hiểm y tế chi trả theo quy định.

Ứng dụng hệ thống máy hiện đại để tách chiết, chia liều dược chất phóng xạ I-311

Theo giới chuyên môn, ung thư tuyến giáp là bệnh ác tính thường gặp nhất chiếm tỉ lệ hơn 90% trong số các ung thư tuyến nội tiết. Tế bào tuyến giáp có khả năng hấp thu i-ốt rất tốt do vậy, dược chất phóng xạ I-131 có thể được sử dụng hiệu quả để phá hủy những mô giáp còn lại (lành tính và ung thư) sau khi phẫu thuật. I-131 sau khi hấp thu vào sẽ t.iêu d.iệt những tế bào ung thư còn lại sau phẫu thuật hoặc những tổn thương di căn hạch và di căn xa.

D.Thu

Theo nguoilaodong

Bệnh ung thư tuyến giáp tăng đột biến

“Sắp tới, chúng tôi sẽ làm thống kê để tìm hiểu lý do của tình trạng này bởi trên thế giới, đây không phải bệnh phổ biến”, PGS Tùng cho hay.

Tại Lễ khai trương khu điều trị I131 của Bệnh viện K Trung ương, PGS.TS Ngô Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm xạ trị quốc gia, Trưởng khoa xạ đầu cổ, phụ trách khoa y học hạt nhân, Bệnh viện K Trung ương, cho biết thực tế khám, điều trị tại bệnh viện trong thời gian gần đây, cho thấy số lượng bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp tăng đột biến.

“Sắp tới, chúng tôi sẽ làm thống kê để tìm hiểu lý do của tình trạng này bởi thực tế trên thế giới, đây không phải bệnh phổ biến. Ở nước ta, trước đây, ung thư tuyến giáp nằm ngoài top 10 bệnh ung thư phổ biến. Hiện, nó đã nằm trong top 10”, PGS Tùng cho hay.

Từ đầu tháng 12, bệnh viện chính thức đưa vào sử dụng máy BQSV thế hệ mới, theo tiêu chuẩn của Đức. Ảnh: PV.

Tuy nhiên, ung thư tuyến giáp được xem là bệnh ung thư nhẹ nhất. Theo PGS Tùng, có tới 80-90% thuộc thể biệt hóa. Trước tiên, bệnh nhân được phẫu thuật, sau đó, điều trị bằng dược chất phóng xạ I131.

“Đây là bệnh có tiên lượng tốt, có thể chữa khỏi. Thậm chí, có bệnh nhân đã di căn phổi, vẫn điều trị khỏi, sau 5-6 năm sau mới tái phát”, PGS Tùng cho biết.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, cho hay ung thư không phải căn bệnh khủng khiếp như nhiều người đang lo sợ. Nếu người dân có lối sống lành mạnh và phát hiện bệnh sớm, đa phần đều có thể chữa khỏi.

“Hiện tại, chúng ta có rất nhiều kỹ thuật để điều trị ung thư, bao gồm nội khoa, hóa, xạ trị, i-ốt, điều trị miễn dịch chuyển giao từ nước ngoài. Bộ Y tế đang giao các bệnh viện đầu ngành để chuyển giao những kỹ thuật tiên tiến về ung thư”, PGS Khuê cho hay.

TS.BS Nguyễn Tiến Quang, Phó giám đốc Bệnh viện K Trung ương, cho biết ung thư đang là một vấn đề lớn của xã hội khi mỗi năm có gần 165.000 ca ung thư mới mắc, gần 115.000 trường hợp t.ử v.ong và hơn 300.000 người bệnh đang phải chiến đấu với căn bệnh này.

“Việc đưa vào sử dụng khu điều trị I131 giúp nâng cao khả năng và chất lượng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến ung thư, mở ra những hy vọng mới cho người bệnh được tiếp cận với các phương pháp điều trị hiện đại, tiên tiến trên thế giới, giúp bệnh nhân yên tâm lựa chọn điều trị trong nước”, TS Quang cho hay.

Đầu tháng 12, bệnh viện chính thức đưa vào sử dụng máy BQSV. Đây là thiết bị hiện đại đầu tiên tại Việt Nam dùng cho chiết tách dược chất phóng xạ trong điều trị I131, hoạt động chia liều tự động và bán tự động bằng hệ thống máy tính, độ chính xác cao, tránh được các sự có bức xạ, an toàn cho nhân viên y tế cũng như môi trường.

Theo Zing

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *