Video: Người Việt trầm cảm, tự kỷ ngày càng nhiều

Thống kê mới của ngành y tế cho thấy sự gia tăng đáng kể số lượng người mắc các bệnh thần kinh như trầm cảm, tự kỷ, rối loạn thần kinh tại Việt Nam.

Theo VTC

Các bạn trẻ nếu cứ online quá khoảng thời gian này thì hậu quả sẽ rất khôn lường

97% người trẻ đều đang sử dụng ít nhất một trang mạng xã hội và có tới 45% người lại online gần như liên tục mỗi ngày.

Việc sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, hay Twitter giờ đây đã không còn là chuyện quá xa lạ. Tuy nhiên, việc bỏ quá nhiều thời gian cho việc chỉ ngồi lì một chỗ để “lướt” thông tin từ điện thoại hay laptop có thể khiến sức khỏe của bạn dần bị suy giảm, đặc biệt là vùng não bộ sẽ phải chịu những tác động không mong muốn.

Mới đây, nhóm nghiên cứu đến từ trường Đại học Johns Hopkins ở thành phố Baltimore, thuộc tiểu bang Maryland (bờ biển phía Đông Hoa Kỳ) đã điều tra được trên hàng nghìn học sinh trung học. Họ kiểm tra được mức độ sử dụng mạng xã hội của đám trẻ này mỗi ngày.

Trung bình, giới trẻ thường dành tới hơn 3 tiếng/ngày để xem các thông tin trên mạng, từ đó dễ làm tăng nguy cơ gặp phải một số vấn đề sức khỏe tâm thần như lo âu, trầm cảm, tự kỷ. Thậm chí, nhóm người trẻ này còn có khả năng thay đổi tính nết, trở nên hung hăng, thích bắt nạt người khác.

Một báo cáo khác đến từ Trung tâm Nghiên cứu Pew vào năm 2018 cho biết, 97% người trẻ thường sử dụng ít nhất một trong 7 nền tảng mạng xã hội phổ biến, bao gồm: Facebook, Instagram, Reddit, Snapchat, Tumblr, Twitter và Youtube.

Báo cáo tương tự cũng cho thấy, có tới 95% người sử dụng smart-phone đều truy cập vào những mạng xã hội trên và 45% người lại online gần như liên tục mỗi ngày.

Trong khi các phương tiện truyền thông xã hội thường được ca ngợi vì giúp nhóm người trẻ update được những kiến thức công nghệ mới và hình thành thêm được những mối quan hệ thì nó vô tình lại trở thành nơi khiến người trẻ bị sa đà quá mức, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, khiến cơ thể trì trệ, ngủ ít và lười tập luyện.

Một cuộc khảo sát khác được công bố trên Tạp chí Y khoa JAMA Psychiatry đã xem xét được khoảng 6.600 thanh thiếu niên tại Mỹ ở độ t.uổi từ 12 – 15, thời gian nhóm người này dành cho mạng xã hội mỗi ngày tối thiểu là 30 phút và tối đa là 6 tiếng đồng hồ.

Tạp chí JAMA cũng sử dụng thêm máy sàng lọc GAIN-SS để xác định và đ.ánh giá các vấn đề sức khỏe tâm thần cũng như mức độ nghiêm trọng của chúng. Kết quả cho thấy, những người “đốt” thời gian trên mạng xã hội nhiều có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, cảm thấy chán nản, lo âu nhiều hơn hẳn những người không sử dụng.

Qua đó, nhóm nghiên cứu từ trường Đại học Johns Hopkins đã đưa ra giả thiết: “Chúng tôi đang hướng đến việc điều tra cách đặt giới hạn thời gian cho việc sử dụng mạng xã hội mỗi ngày. Không biết rằng, liệu thiết kế trên mạng xã hội này có phải là giải pháp tốt để giảm bớt hậu quả cho những vấn đề sức khỏe tâm thần mà giới trẻ đang có nguy cơ gặp phải hay không”.

Trên thực tế, đây không phải là những nghiên cứu đầu tiên cho ra cùng một kết quả tương tự. Một nghiên cứu được thực hiện vào đầu năm nay bởi Đại học Montreal tại Canada đã đưa ra kết quả tương tự, họ công bố rằng: “Đối tượng thanh thiếu niên ngày càng dành nhiều thời gian trên mạng xã hội và họ thường dễ gặp phải tình trạng chán nản trong cuộc sống”.

Và một nghiên cứu khác được công bố từ tháng trước cho thấy, các cô gái t.uổi teen thường sử dụng mạng xã hội dễ rơi vào trạng thái stress, chán nản, mức độ sản xuất hormone hạnh phúc thấp hơn.

Source (Nguồn): Dailymail

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *