Viêm bao hoạt dịch có nguy hiểm?

Bao hoạt dịch nằm ở dưới các gân bám vào xương, giúp cho gân di động dễ dàng và không bị tổn thương khi co, duỗi.

Khi bộ phận này bị viêm gây ra nhiều hạn chế trong vận động. Nếu không điều trị đúng có thể gây ra một số bệnh lý xương khớp khác, trường hợp nặng còn gây tê liệt khớp và bại liệt hoàn toàn.

Viêm bao hoạt dịch được xếp vào bệnh xương khớp, xảy ra khi bao hoạt dịch bị viêm không do nhiễm khuẩn, gây ra đau nhức ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp. Bệnh thường xuất hiện ở một số khớp hoạt động thường xuyên như viêm bao hoạt dịch gân gấp ngón tay gây ra hội chứng ngón tay lò xo, viêm bao hoạt dịch gân gót chân, viêm bao hoạt dịch khớp gối, khớp hông…

Những khớp thường bị viêm bao hoạt dịch là khớp vai, khủy tay, hông, đầu gối, gót chân, gân gấp các ngón tay.

Nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch

Hoạt động nhiều và liên tục: Do hoạt động một hay nhiều động tác thường xuyên và liên tục khiến các bao hoạt dịch quanh khớp bị kích thích và dễ bị viêm. Ví dụ, những người thường xuyên phải quỳ gối, tỳ khủy tay trong thời gian quá lâu hay sử dụng cổ tay, cánh tay, cổ chân để thực hiện hoạt động nào đó thường xuyên lâu ngày có thể bị viêm bao hoạt dịch.

Chấn thương: Khớp gối, khớp khủy tay thường có bao hoạt dịch nằm ngay dưới da nên nếu các khớp này bị chấn thương thì rất có thể làm bao hoạt dịch bị tổn thương và gây viêm.

Do nghề nghiệp hay sở thích: Những người có nghề nghiệp bắt buộc hoặc có sở thích nào đó mà phải hoạt động một khớp thường xuyên cũng khiến khớp đó chịu nhiều áp lực, bao hoạt dịch cũng dễ trở nên tổn thương và gây ra tình trạng viêm bao hoạt dịch. Ví dụ người chơi tenis thường hay bị viêm bao hoạt dịch ở điểm bám gân vùng lồi cầu ngoài xương cánh tay.

Viêm bao hoạt dịch gân gót.

Người cao t.uổi: Những người t.uổi cao, xương khớp bị lão hóa mất đi độ chắc khỏe, trở nên suy yếu cũng rất dễ bị viêm bao hoạt dịch.

Các bệnh lý toàn thân: Thấp khớp, gút, tiểu đường cũng là những nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch.

Các triệu chứng nhận biết

Viêm bao hoạt dịch các khớp xương có thể xảy ra ở mọi lứa t.uổi, bệnh dễ nhầm lẫn với viêm khớp hay viêm dây chằng do có các triệu chứng gần giống nhau như: Khớp bị sưng, nóng đỏ, đôi khi cứng khớp làm hạn chế hoạt động. Các khớp đau, nhức, cứng khi bị viêm, bên ngoài có thể thấy khớp bị sưng đỏ, bầm tím hoặc phát ban tại vùng khớp bị viêm, khi ấn vào khớp bị viêm bao hoạt dịch thấy rất đau hoặc di chuyển nhẹ cũng có thể gây đau nhiều. Có thể xuất tiết dịch nhiều gây ứ dịch trong bao hoạt dịch hoặc tràn dịch khớp.

Cơn đau khớp có thể kéo dài đến 2 tuần. Khi vận động nhẹ hoặc thực hiện các bài tập thể dục cũng gây đau chói. Do đó, khi có các biểu hiện này kèm theo sốt cao cần đến khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh vì nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng như thấp khớp, tràn dịch khớp, tê liệt khớp…

Điều trị và phòng bệnh

Điều trị viêm bao hoạt dịch thường là băng khớp, hạn chế vận động tương đối khớp viêm và dùng thuốc chống viêm giảm đau. Các thuốc uống được sử dụng là thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen, naproxen, mobic… có thể phối hợp với các phương pháp trị liệu vật lý như nhiệt trị liệu, sóng ngắn trị liệu hay hồng ngoại hoặc laser trị liệu. Những trường hợp nặng có thể tiêm corticoid vào bao hoạt dịch, nhưng phải được tiến hành bởi các bác sĩ chuyên ngành xương khớp.

Để dự phòng bị viêm bao hoạt dịch, cần tránh lặp đi lặp lại một động tác lao động kéo dài, cần thay đổi tư thế và các động tác để tránh gây tổn thương cho bao hoạt dịch. Điều trị và kiểm soát tốt các bệnh toàn thân như viêm khớp dạng thấp, tiểu đường, phát hiện và điều trị sớm khi viêm bao hoạt dịch mới bắt đầu. Khi đã bị bệnh, một số biện pháp có thể dùng ở nhà để làm giảm cơn đau của viêm bao hoạt dịch bao gồm: Nghỉ ngơi và bất động khu vực bị ảnh hưởng; áp nước đá để giảm sưng; đệm đầu gối, tránh áp lực lên khuỷu tay, dùng thuốc giảm đau, giảm viêm theo hướng dẫn của bác sĩ.

BS. Hà Hồng Sơn

Theo SK&ĐS

Tránh nguy cơ gãy xương vùng khớp háng ở người cao t.uổi

Gãy xương vùng khớp háng thường gặp là gãy cổ xương đùi, gãy khối mấu chuyển. Đây là một trong những loại chấn thương nặng, hay gặp ở người cao t.uổi.

Gãy xương vùng khớp háng làm hạn chế khả năng vận động và tự lập của người bệnh, bởi lẽ họ phải trải qua phẫu thuật, nằm viện, bất động và tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật. Khi gãy xương vùng khớp háng, người bệnh luôn cần người trợ giúp hằng ngày trong suốt thời gian điều trị, có khi kéo dài hàng năm (nếu không thay khớp), vừa đau đớn, vừa phiền phức. Nếu điều trị không kịp thời, đúng phương pháp, người bệnh dễ t.ử v.ong do loét, viêm phổi, viêm đường tiết niệu, tắc mạch chi, tắc mạch phổi…

Nguyên nhân

Phần lớn gãy xương vùng khớp háng liên quan đến tình trạng loãng xương (yếu xương, thưa xương) ở người cao t.uổi, kết hợp sau một lực tác động không lớn vào háng (ngã ngồi, đ.ập mông xuống nền nhà, bậc thềm, cầu thang…). Loãng xương xuất hiện ở phụ nữ mãn kinh và đàn ông lớn t.uổi. Loãng xương làm cho thành xương mỏng, xương mềm, dẫn đến khả năng chịu lực kém, xương dễ gãy, đặc biệt xương vùng khớp háng là điểm yếu nhất, dễ bị tổn thương nhất khi có loãng xương.

Hình minh họa gãy cổ xương đùi trên mô hình (A) và trên phim Xquang (B).

Các yếu tố nguy cơ

Có nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến gãy xương vùng khớp háng, gồm 2 nhóm: Nguy cơ liên quan đến tình trạng loãng xương và nguy cơ dễ té ngã.

Nguy cơ liên quan loãng xương:

T.uổi: t.uổi càng cao, nguy cơ loãng xương càng tăng.

Giới: nữ giới có tỷ lệ loãng xương cao hơn nam giới ở cùng độ t.uổi.

Di truyền: Trong gia đình có người từng gãy xương vì loãng xương thì các thành viên khác trong gia đình có nguy cơ gãy xương do loãng xương cao hơn khi lớn t.uổi. Người có thể trạng gầy, nhỏ dễ mắc loãng xương hơn.

Dinh dưỡng: Người nhẹ cân, dinh dưỡng kém, có chế độ ăn kiêng làm giảm canxi và vitamin D trong khẩu phần ăn, dễ mắc loãng xương và gãy xương.

Cách sống: Hút t.huốc l.á, uống rượu quá mức, cùng với ít rèn luyện thể lực là những yếu tố nguy cơ dẫn đến loãng xương, dễ gãy xương.

Nguy cơ dễ té ngã:

Người suy giảm về thể chất và tinh thần: liệt yếu chi, viêm khớp mạn tính, thị lực kém, lão hóa, sa sút trí tuệ, Alzheimer…

Sử dụng thuốc: Nhiều loại thuốc khi uống vào có thể ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng của cơ thể cũng như gây buồn ngủ, chóng mặt, mất tập trung… dễ gây té ngã.

Hình minh họa: gãy cổ xương đùi do loãng xương.

Phòng tránh gãy xương vùng khớp háng

Giữ an toàn trong ngôi nhà của mình

Thống kê cho thấy, phần lớn các trường hợp gãy xương vùng khớp háng là do trượt chân ngã tại nhà. Rất nhiều trường hợp chúng ta có thể ngăn ngừa được những tai nạn này, ví dụ như các vật dụng trong nhà phải được sắp xếp gọn gàng, tránh vướng chân, vấp ngã; trong nhà phải đầy đủ ánh sáng để người già dễ quan sát; trong phòng tắm phải gắn các thanh vịn, có thảm chống trượt; gạch lát nhà cần tăng độ ma sát…

Tập luyện

Tập thể dục vừa giúp chậm loãng xương, vừa tăng cường sức khỏe cho cơ bắp. Ngoài ra, tập thể dục giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng của cơ thể. Các môn thể dục phù hợp người cao t.uổi gồm leo cầu thang, chạy bộ, bơi lội, khiêu vũ, đạp xe…

Tập cách giữ thăng bằng góp phần làm giảm nguy cơ té ngã.

Trang bị những hiểu biết về sức khỏe và các tác dụng phụ của thuốc. Hàng năm, người cao t.uổi nên khám kiểm tra mắt, tim mạch định kỳ. Khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào cũng nên hỏi bác sĩ về tác dụng phụ và liều lượng phù hợp, đọc tờ hướng dẫn cách sử dụng thuốc trước khi dùng, lưu ý những tác dụng phụ như chóng mặt, mất thăng bằng, buồn ngủ, mất tập trung…

Những điều người có t.uổi có thể làm để duy trì và cải thiện độ bền của xương:

Hiểu được nguy cơ cá nhân của chính mình đối với gãy xương. Điều này dựa trên bất kỳ yếu tố nguy cơ nào người bệnh có thể có (như trên đã nêu). Khi cần, có thể hỏi bác sĩ để đo mật độ xương (đo loãng xương).

Hiểu được nguy cơ cá nhân của chính mình đối với loãng xương. Di truyền có mối liên quan khá rõ đối với sức khỏe của xương.

Hãy lựa chọn lối sống lành mạnh, duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, tăng cường canxi và vitamin D trong khẩu phần ăn. Không hút t.huốc l.á, hạn chế bia rượu, tăng cường tập luyện thể dục… góp phần giảm nguy cơ loãng xương, gãy xương vùng khớp háng.

Tham vấn ý kiến bác sĩ, xem xét và uống các thuốc bổ sung canxi và vitamin D, thuốc chống hủy xương khi cần.

TS.BS. Dương Đình Toàn

Theo suckhoedoisong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *