Viêm gân gót gây đau, vì sao?

Chồng tôi 42 t.uổi, tham gia tập luyện môn tennis đã lâu. Gần đây anh ấy bị đau gót chân. Đọc thông tin thì thấy nhiều dấu hiệu do viêm gân gót. Bác sĩ tư vấn giùm nên điều trị hay chỉ dừng tập luyện là có thể khỏi bệnh?

Lê Vũ Huyền (Bắc Ninh)

Ảnh minh họa

Đau ở gót chân là một triệu chứng rất phổ biến, có thể xảy ra với mọi lứa t.uổi, đặc biệt là với những người ở độ t.uổi trung niên trở lên. Đau gót chân thường bắt đầu với những cơn đau nhẹ ở một bên chân và nếu không được điều trị nhanh chóng, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Đau gót chân có thể kéo theo phù chân, cơn đau lan rộng sang các khu vực khác quanh mắt cá chân.

Đau gót chân do viêm gân gót hay gặp ở những vận động viên hoặc những người trước kia là vận động viên các môn như điền kinh, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, tennis… hay vận động với cường độ cao hoặc gặp ở lứa t.uổi trung niên.

Khi đó gân gót bị kéo căng quá mức do vận động quá tải, cộng với những chấn thương lặp đi lặp lại mà không được xử trí đúng cách làm gân gót mất tính mềm dẻo, trở nên thoái hóa, có những tổn thương rách nhỏ do đó dễ bị viêm, thậm chí đứt gân.

Triệu chứng: đau dọc vùng gân gót hoặc tại điểm bám của gân vào xương gót. Sưng đau vùng gót chân, gân gót sưng rõ, có thể nóng đỏ, sờ thấy nổi cục, ấn vào đau, làm động tác gấp duỗi bàn chân có lực cản thì đau tăng.

Để xử trí bệnh, cần thăm khám cụ thể, xác định đúng điểm viêm, từ đó bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp. Trong quá trình điều trị, không nên tập luyện hay vận động mạnh.

Người phụ nữ mắc hội chứng suy tim hiếm gặp

Người phụ nữ nhập viện với triệu chứng chướng bụng, phù chân kèm nhiều bệnh nền khiến các bác sĩ gặp khó khăn khi chẩn đoán.

Bác sĩ Trần Duy Bách, khoa Tim mạch tổng quát, Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM, cho biết đơn vị này đang điều trị cho nữ bệnh nhân 35 t.uổi, mắc hội chứng tim mạch hiếm gặp.

Hai tuần trước nhập viện, bệnh nhân bị chướng bụng và phù chân, bụng to căng dần, ăn kém, uống nước bình thường nhưng lượng nước tiểu rất ít. Một tuần sau đó, người bệnh thấy phù 2 chi dưới.

Người phụ nữ này có t.iền sử viêm cơ tim biến chứng rối loạn nhịp, trào ngược dạ dày thực quản. Qua thăm khám lâm sàng ban đầu, người bệnh vẫn tỉnh, tri giác tốt, mạch rõ, thở tốt…, các bác sĩ không ghi nhận dấu hiệu bất thường.

Bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng suy tim hiếm gặp sau thời gian dài chứng bụng, phù chân, mệt mỏi không rõ nguyên nhân. Ảnh minh họa: Healthline .

Bệnh nhân sau đó được chỉ định hàng loạt xét nghiệm cận lâm sàng như phết m.áu, điện tâm đồ, siêu âm tim, X-quang tim phổi, CT-Scan, MRI tim…

“Tra cứu lại y văn, chúng tôi nhận định bệnh nhân mắc hội chứng Loeffler hay viêm nội mạc cơ tim Loefller – một hội chứng tim mạch liên quan tăng bạch cầu ái toan trong m.áu thường gặp ở các vùng nhiệt đới”, bác sĩ Bách cho biết.

Đến nay, y văn chưa có tiêu chuẩn lâm sàng để chẩn đoán hội chứng này. Các bác sĩ chủ yếu phải dựa vào cận lâm sàng với tiêu chuẩn vàng là sinh thiết nội mạc cơ tim.

Nguyên nhân gây tăng bạch cầu ái toan thường không xác định được. Một số trường hợp do tăng phản ứng như dị ứng, nhiễm ký sinh trùng hoặc bệnh lý bạch cầu.

Trên ca lâm sàng, các bác sĩ làm xét nghiệm tầm soát nguyên nhân tăng bạch cầu ái toan m.áu bao gồm xét nghiệm tìm ký sinh trùng trong phân, kháng thể kháng ký sinh trùng trong m.áu. Kết quả cho thấy bệnh nhân dương tính với Toxocara (giun đũa chó mèo).

Sau 10 ngày điều trị, bệnh nhân được xuất viện và tiếp tục được theo dõi sức khỏe trong 2 tháng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *