Viêm họng kéo dài không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm khá phổ biến, thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa. Bởi đây là thời điểm thuận lợi để virus và vi khuẩn phát triển và tấn công vào đường hô hấp gây viêm họng.
Thông thường, bệnh viêm họng thường sẽ tự khỏi sau khoảng 1 tuần và không để lại biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Nhưng đôi khi, vẫn có một số trường hợp bệnh có thể bị tái phát nhiều lần và dẫn đến biến chứng viêm họng kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Ảnh minh họa
4 nguyên nhân gây viêm họng kéo dài
Người bệnh chủ quan với các biểu hiện họ, đau, sưng họng ở mức độ nhẹ, cộng với cơ thể vốn đã yếu ớt, dễ bị tác động bởi thời tiết và đang mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp… nên khiến cho bệnh trở nặng thành viêm họng kéo dài;
Viêm họng do thói quen ho, khạc nhổ
Thói quen này khiến cho các mao mạch trong họng của người bệnh bị căng lên, rách vỡ và dẫn đến niêm mạc họng tổn thương nặng, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm lấn và bệnh viêm họng kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần.
Viêm họng do sức đề kháng yếu
Nếu người bệnh thường xuyên viêm họng kéo dài thì có thể là do hệ thống miễn dịch kém nên dễ bị virus, vi khuẩn tấn công, trong trường hợp này nên tích cực tăng cường sức đề kháng để hạn chế các tác nhân gây bệnh.
Viêm họng do trào ngược dạ dày
Viêm họng trào ngược dạ dày cũng là một trong những yếu tố khiến tình trạng bệnh kéo dài không thuyên giảm. Trong trường hợp này, giải pháp hiệu quả nhất chính là uống thuốc kiểm soát chứng trào ngược dạ dày song song với thuốc chữa viêm họng;
Viêm họng do bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng
Những người mắc bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng cũng có khả năng bị viêm họng kéo dài, tái phát.
Viêm họng kéo dài khi nào cần được thăm khám?
Ảnh minh họa
Khi bị bệnh viêm họng, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu khi cổ họng luôn trong tình trạng bị đau rát, khó nuốt và luôn muốn khạc nhổ. Ngoài ra, bệnh có thể gây ra một số biểu hiện triệu chứng khác như: Đau rát họng; sốt, đau cơ và khớp; đau đầu; phát ban trên da; sưng hạch bạch huyết ở cổ.
Trường hợp nếu bị viêm họng do trào ngược thì người bệnh còn có thể gặp phải một số triệu chứng như ho, hắt hơi, sốt trên 38 độ C và nhức đầu nhẹ.
Tuy viêm họng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu kéo dài, có thể làm ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày và gây cảm giác khó chịu. Vì vậy, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, xác định rõ nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị dứt điểm.
Làm gì để phòng tránh viêm họng kéo dài
Để điều trị bệnh viêm họng kéo dài một cách hiệu quả, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ thì người bệnh còn cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:
– Phải vệ sinh miệng, mũi, họng sạch sẽ hàng ngày.
– Hạn chế tiếp xúc với những thứ có thể khiến cho niêm mạc họng bị tổn thương như khói bụi, nước đá, rượu bia….
– Nếu nằm điều hòa thì không nên để nhiệt độ quá thấp, phải giữ ấm cơ thể trong mùa đông.
– Hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, nên uống nhiều nước, ăn đồ ăn nhiều dinh dưỡng, mềm.
– Điều trị triệt để các bệnh lý liên quan đến dạ dày và đường hô hấp như viêm tai, viêm xoang, viêm miệng… để tránh dịch chứa vi khuẩn, virus, nấm chảy xuống khiến cho người bệnh bị viêm họng kéo dài.
– Khi phát bệnh cần điều trị kịp thời, tuy nhiên không được lạm dụng kháng sinh vì sẽ làm tăng nguy cơ tái phát bệnh.
Cách ngừa viêm họng, nghẹt mũi trong mùa lạnh
Thời tiết lạnh khiến cho tình trạng viêm đường hô hấp tăng cao, trong đó hay gặp là viêm họng, nghẹt mũi.
Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh là do sự biến đổi của khí hậu và ô nhiễm môi trường. Làm thế nào để phòng bệnh?
Đau họng, nghẹt mũi có đáng lo?
Tình trạng đau rát họng là triệu chứng đau rát và ngứa ở họng. Khi họng bị kích thích như vậy sẽ gây nên phản xạ ho. Kèm theo là các triệu chứng xảy ra ở mũi họng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, sốt, khàn tiếng hoặc đau đến khó nuốt. Nghẹt mũi và đau rát họng là hai triệu chứng thường đi đôi với nhau, xuất hiện trong các bệnh lý hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang, n.hiễm t.rùng xoang…
Có nhiều nguyên nhân gây đau họng, nghẹt mũi, trong đó ghi nhận thường thấy là biểu hiệm viêm nhiễm, cảm lạnh, cảm cúm bởi nhiễm virus. Đây là bệnh lý có thể xảy ra ở mọi lứa t.uổi. Đặc biệt là bệnh do nhiễm virus nên có thể lây lan như virus cúm. Ngoài ra, đau họng, nghẹt mũi do vi khuẩn như: Viêm amidan, viêm họng hạt, viêm xoang…
Người ta còn ghi nhận thấy sự ảnh hưởng từ môi trường sống, vấn đề ô nhiễm môi trường, nhiều khói bụi là nguy cơ làm trầm trọng thêm các bệnh ở tai mũi họng và khiến triệu chứng đau họng, nghẹt mũi trở nên trầm trọng hơn. Các yếu tố kích thích khác như khói bụi, hóa chất công nghiệp, chất tẩy rửa mạnh… được sử dụng trong gia đình cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng cổ họng bị rát, ngứa và khô.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng, nghẹt mũi, thông thường là do nhiễm virus. Ảnh minh họa.
Cần làm gì khi bị đau họng, nghẹt mũi?
Đau họng, nghẹt mũi thường do các nguyên nhân lành tính thông thường như nhiễm virus và thường là tình trạng cấp tính, kéo dài không quá 2 tuần. Biểu hiện kèm theo là sốt, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tình trạng này thường đáp ứng với các biện pháp hỗ trợ tại nhà như uống nhiều nước, nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, uống thuốc hạ sốt, giảm đau, sử dụng viên ngậm họng, súc miệng nước muối và uống các loại trà thảo mộc ấm.
Với các trường hợp đau họng, nghẹt mũi kèm ho có đờm do vi khuẩn thì có thể kéo dài hơn và thường đáp ứng với thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc giảm đau… cũng như các biện pháp hỗ trợ tại nhà giống như đau họng nghẹt mũi do virus.
Người bệnh cần ăn thức ăn loại mềm, nhuyễn, dễ nuốt, ăn thêm rau, trái cây. Cần phải nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân. Nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch. Cần vệ sinh họng, miệng như đ.ánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nên súc họng bằng nước muối hàng ngày.
Việc dùng thuốc để điều trị phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự động mua thuốc để chữa bệnh cho mình và người nhà.
Phòng ngừa viêm họng, nghẹt mũi trong mùa lạnh
Để phòng viêm họng, nghẹt mũi trong mùa lạnh nói riêng và các bệnh đường hô hấp nói chung, cần dựa theo nguyên tắc sau:
– Có chế độ dinh dưỡng khoa học
Để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh chống lại các tác nhân gây bệnh thì chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng nhất.
Chúng ta nên bổ sung đầy đủ đạm và vitamin từ thịt nạc, cá, rau củ, hoa quả và các loại ngũ cốc. Nên lựa chọn các thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, an toàn. Chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng và hợp lý sẽ giúp cơ thể hạn chế hấp thu các chất béo bão hòa và đường gây tăng cholesterol trong m.áu.
– Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi tái tạo năng lượng cho các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não bộ. Giấc ngủ tốt là một phần cơ bản của cuộc sống khỏe mạnh, giúp cho mọi hoạt động của cơ thể và trạng thái tinh thần được cải thiện. Vì giấc ngủ sẽ làm tiêu hao sự mệt mỏi, khôi phục sức lực đã mất, giữ cho thần kinh được cân bằng, phòng chống bệnh tật. Vì vậy, ngủ đủ giấc, đúng giờ và điều độ sẽ giúp nâng cao sức đề kháng để chống lại tác nhân gây bệnh đau họng nghẹt mũi.
– Hạn chế uống rượu và không hút t.huốc l.á
Rượu và t.huốc l.á gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch một cách rất rõ rệt. Hạn chế rượu bia và không sử dụng t.huốc l.á, chất kích thích sẽ là cách bảo vệ bản thân khỏi bệnh tật. Ngoài ra, cần tránh khói bụi, lạnh, chú ý về vệ sinh môi trường sống của gia đình: Nhà cửa sạch, thoáng, ga giường phải được thường xuyên giặt sạch, tránh lông vật nuôi chó mèo, chim…
– Tập thể dục thường xuyên
Hoạt động thể dục thể thao thường xuyên với cường độ thích hợp sẽ giúp cơ thể cảm thấy khỏe hơn, dễ chịu hơn. Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra tăng cường các hoạt động thể chất sẽ rất có lợi cho hệ miễn dịch. Sức đề kháng được nâng cao rõ rệt, chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.
– Kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng béo phì thừa cân
Béo phì là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều bệnh lý, người mắc chứng béo phì sẽ có đáp ứng thấp hơn với hiệu quả của các vaccine phòng bệnh như cúm, uốn ván, viêm gan B.
Với những người có BMI lớn hơn 30 thường dễ bị suy giảm miễn dịch. Do vậy, duy trì cơ thể có được cân nặng hợp lý bằng cách ăn uống lành mạnh, quản lý căng thẳng, ngủ đúng giờ, đủ giấc sẽ là phương pháp rất tốt để có một cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng được nâng cao.