Viêm khớp cột sống thường xuất hiện ở người trẻ, t.uổi lao động, cần điều trị sớm để tránh tàn phế.
Bác sĩ Nguyễn Đình Thông, Trưởng Khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, cho biết viêm khớp cột sống liên quan đến sự rối loạn điều hòa của hệ miễn dịch cơ thể biểu hiện trên nhiều nhóm cơ quan khác nhau. Các triệu chứng tại khớp như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến đến ngoài khớp gồm phát ban trên da, viêm ruột, viêm màng bồ đào…
“Biểu hiện đa dạng, chồng lấp của bệnh gây không ít khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị”, bác sĩ Thông nói. Đây là nhóm bệnh nguy cơ cao gây tàn phế, bệnh lại xuất hiện trên người trẻ là lực lượng lao động chính, tỷ lệ khoảng 1-1,4% dân số. Người trong gia đình có người bệnh viêm khớp cột sống thì nguy cơ mắc bệnh tăng lên gấp 6-16 lần.
Theo bác sĩ Võ Đức Chiến, Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, hiện có nhiều phương pháp điều trị, nhưng để phát hiện sớm bệnh và điều trị đúng, ngăn ngừa tàn phế, là thách thức với các bác sĩ. “Điều này đòi hỏi chương trình quản lý toàn diện với sự phối hợp của nhiều chuyên khoa”, bác sĩ Chiến chia sẻ. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã hợp tác Đại Học Y Dược TP HCM nâng cao chất lượng trong tầm soát và điều trị bệnh nhân viêm khớp.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Chuyên, Bộ môn Da liễu, Đại học Y Dược TP HCM cho biết, bệnh lý viêm hệ thống khác nhau về lâm sàng, song đều là hậu quả sự đáp ứng miễn dịch bất thường của cơ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng 30% bệnh nhân viêm khớp cột sống có biểu hiện bệnh vảy nến da trước đó hoặc xuất hiện đồng thời.
Ngoài việc phát hiện và điều trị sớm, để tránh các biến chứng như cứng khớp, dính khớp, mất chức năng vận động, bệnh nhân phải duy trì tập vật lý trị liệu và vận động theo khuyến cáo của chuyên gia. Đặc điểm của bệnh là đau khi nghỉ ngơi, giảm khi vận động. Nên áp dụng những bài tập đơn giản và thường xuyên như tập thở bằng lồng ngực (thở sâu, mở rộng lồng ngực để phổi giãn một cách tối đa), đi bộ, bơi lội, yoga giúp tăng cường và cải thiện sự dẻo dai của cả cơ khớp.
Theo LÊ PHƯƠNG/Vnexpress
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức: Khám và tư vấn miễn phí các bệnh tai biến mạch m.áu não
Đột quỵ là nguyên nhân gây t.ử v.ong đứng thứ 2 sau bệnh lý tim mạch và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế trên thế giới.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân
Thống kê về gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2016 cho thấy, có khoảng 80,1 triệu người trên thế giới mắc đột quỵ ở các lứa t.uổi (chiếm khoảng 1,1% dân số, tỷ lệ nữ/nam: 1,05/1). Tại châu Âu, có từ 90-290/100.000 người đột quỵ mới mắc hàng năm.
Ở Việt Nam, tỷ lệ đột quỵ ngày một gia tăng và trẻ hóa, mỗi năm có hơn 230.000 người bị đột quỵ. Vì thế, căn bệnh này là nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong tại Việt Nam.
TS. Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng Khoa Nội – Hồi sức thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức – cho biết: Hiện nay, đột quỵ não đang gia tăng theo lứa t.uổi. Trước đây, đột quỵ não thường xảy ra ở những người cao t.uổi, nhưng ngày nay có khoảng 25% ca đột quỵ xảy ra ở những người trẻ t.uổi.
Đột quỵ ở người trẻ đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động. Theo đó, trong vòng 12 năm, đột quỵ đã tăng gần 50% chủ yếu xảy ra đối với những người lạm dụng bia, rượu, t.huốc l.á, sử dụng các chất kích thích và mắc chứng “béo phì văn phòng”.
Mặc dù đột quỵ là bệnh gây t.ử v.ong và tàn phế cao nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được.
Để giúp người dân hiểu rõ hơn về cách phòng, chăm sóc và điều trị các bệnh lý tai biến mạch m.áu não, trong 2 ngày (21-22/12), Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức sẽ tổ chức chương trình khám và tư vấn miễn phí các bệnh lý tai biến mạch m.áu não.
Đến với chương trình, người dân sẽ được khám, tư vấn miễn phí cùng các chuyên gia hàng đầu về thần kinh nhằm phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời các bệnh lý như: nhồi m.áu não, xuất huyết não, di chứng tai biến mạch m.áu não.
Theo viettimes