Viêm loét giác mạc, đến viện muộn hỏng luôn thị lực

Cô gái 21 t.uổi ở Hà Quảng, ba tháng qua mắt nhìn mờ, đau nhức, tự uống thuốc điều trị tại nhà mới đến trung tâm y tế khám, được chuyển tới bệnh viện tỉnh.

Bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng chẩn đoán bệnh nhân bị viêm loét giác mạc, song do đến viện muộn đã mất toàn bộ thị lực.

Loét giác mạc là tình trạng mất tổ chức giác mạc do hoại tử, gây ra bởi một quá trình viêm trên giác mạc. Có rất nhiều nguyên nhân gây loét giác mạc như vi khuẩn, nấm, virus hoặc ký sinh trùng.

Loét giác mạc thường xuất hiện sau một chấn thương gây tổn hại lớp tế bào biểu mô (lớp tế bào bề mặt của giác mạc). Tổn thương giác mạc cũng có thể do bệnh tại mắt (do lông quặm, lông xiêu cọ vào mắt) hoặc điều trị phản khoa học như đ.ánh mộng mắt bằng búp tre, đắp nhái vào mắt để điều trị…

Mắt bị loét giác mạc sẽ đỏ, đôi khi sưng nề, cộm chói, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, rất khó mở mắt. Thị lực giảm nhiều, trường hợp nặng chỉ còn cảm nhận được ánh sáng, mi và kết mạc phù nề, có thể sụp mi. Trên giác mạc có một ổ loét.

Loét giác mạc là một bệnh nặng, khó điều trị và dẫn đến nhiều biến chứng, để lại sẹo trên giác mạc gây giảm thị lực. Điều trị không hiệu quả có thể phải bỏ nhãn cầu. Lạm dụng thuốc nhỏ mắt chứa corticosteroid, bệnh sẽ trầm trọng, biến chứng rất nguy hiểm.

Người bị loét giác mạc cần bác sĩ khám, nạo ổ loét lấy bệnh phẩm xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh và điều trị bằng các thuốc đặc hiệu. Nếu điều trị nội khoa không hiệu quả, người bệnh có thể phải phẫu thuật ghép giác mạc, thay thế giác mạc bệnh bằng mô giác mạc lành. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc tại các hiệu thuốc để tự điều trị.

Chàng trai 18 t.uổi giác mạc bị “bào mòn” một nửa, thị lực giảm mạnh vì thường xuyên làm hành động mà nhiều người mắc phải khi ngứa, khô mắt

Cách đây vài ngày, một thanh niên 18 t.uổi ở Trung Quốc tìm đến bác sĩ để chữa trị vì thị lực giảm mạnh. Bác sĩ phát hiện người này bị bệnh giác mạc hình chóp, giác mạc mỏng bằng 1/2 bình thường và cần phải ghép giác mạc mới.

Theo tờ Sohu của Trung Quốc, một chàng trai 18 t.uổi (Hồ Bắc) họ Zhang bị khó chịu ở mắt sau khi xem điện thoại di động và TV. Cậu thường dụi mắt trước khi đi ngủ để cảm thấy thoải mái hơn vào sáng hôm sau. Trong 6 tháng qua, thị lực của Zhang đã giảm sút nghiêm trọng, ban đầu cậu nghĩ đó là do việc ôn thi Đại học quá vất vả nên cũng không quan tâm lắm.

Tuy nhiên, trong kỳ thi vào Đại học, cậu phát hiện ra rằng các từ trên giấy kiểm tra đã trở nên rất mờ và có bóng mờ. Sau đó, Zhang đến bệnh viện để kiểm tra thì được phát hiện mắc bệnh giác mạc hình chóp. Vì giác mạc của cả hai mắt cậu đều rất mỏng, thậm chí độ dày giác mạc của một bên mắt chỉ bằng một nửa giác mạc bình thường nên tình trạng không cải thiện sau khi điều chỉnh thị lực, chỉ có thể chấp nhận ghép giác mạc.

Zhang bị bệnh giác mạc hình chóp do thường xuyên dụi mắt

Bác sĩ Zeng Qingyan, Trưởng khoa Nhãn khoa, Bệnh viện Hankou (Vũ Hán), giải thích bệnh giác mạc hình chóp sẽ xuất hiện các triệu chứng mỏng giác mạc, phổ biến hơn ở thanh thiếu niên, tỷ lệ mắc bệnh ở người châu Á là khoảng 1%.

Ngoài việc bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, việc thường xuyên dụi mắt do khô mắt cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến tình trạng giác mạc hình chóp xuất hiện nhiều hơn. Bà chỉ ra rằng việc Zhang dụi mắt hoặc nằm sấp khi ngủ sẽ gây ra áp lực từ bên ngoài lên nhãn cầu, có thể gây tổn thương và biến dạng giác mạc. Vì vậy, bà nhắc nhở rằng nếu bị dị ứng mắt, bạn có thể nhỏ thuốc nhỏ mắt chống dị ứng từ 3 đến 5 ngày một tuần, điều này có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và giảm hành vi dụi mắt.

Bác sĩ Zeng Qingyan, Trưởng khoa Nhãn khoa, Bệnh viện Hankou (trái) và hình ảnh giác mạc của Zhang (phải)

Loạn thị, cận thị cũng là một dấu hiệu của giác mạc hình chóp

Chen Songen, một bác sĩ nhãn khoa Hồng Kông, chỉ ra rằng các tật ở mắt cũng có thể bị gây ra bởi giác mạc hình chóp. Tức là giác mạc của mắt lồi lên như quả chanh, nó có thể gây ra cận thị và loạn thị, trường hợp nghiêm trọng nhiều khả năng dẫn đến mù lòa. Độ t.uổi từ 10 đến 40 đều có nguy cơ mắc bệnh cao.

Bác sĩ Chen cho biết cận thị và loạn thị trước 18 t.uổi nói chung sẽ tiến triển nặng nhanh chóng do quá trình phát triển và có thể không liên quan đến giác mạc hình chóp. Tuy nhiên, nếu độ cận thị và loạn thị của t.rẻ e.m học đường tăng độ hàng năm là điều bất thường, cha mẹ nên đưa con đi khám để điều trị.

Bệnh nhân giác mạc hình chóp giai đoạn đầu có thể đeo kính cận hoặc kính áp tròng mềm để điều chỉnh cận thị và loạn thị, trong khi bệnh nhân ở giai đoạn giữa nên đeo kính áp tròng cứng. Nếu tình hình xấu đi, cần phải thực hiện “hoạt động liên kết ngang collagen ở giác mạc” để tăng cường sức mạnh cho giác mạc giúp nó không bị biến dạng, và sau đó đeo kính áp tròng bảo vệ trong khoảng 1 tuần sau khi phẫu thuật.

Nguồn và ảnh: Sky Post, Sohu, Economic TV Live

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *