Viêm nha chu gây ảnh hưởng rất xấu cho trẻ, các phụ huynh phải cảnh giác

Răng có thể bị mất hoặc suy yếu nghiêm trọng bởi viêm nha chu, điều này có thể dẫn đến một loạt vấn đề xấu về sức khỏe của trẻ, ảnh hưởng tới việc học tập.

Bệnh nha chu là tình trạng n.hiễm t.rùng nướu nghiêm trọng gây tổn thương các mô mềm và phá hủy men răng.

Răng có thể bị mất hoặc suy yếu nghiêm trọng bởi viêm nha chu, điều này có thể dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Bệnh nha chu là tình trạng phổ biến thường là hậu quả của vệ sinh răng miệng kém.

Do đó, bạn nên đ.ánh răng ít nhất hai lần một ngày, dùng chỉ nha khoa hàng ngày và kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu.

Ngày nay, rất nhiều học sinh có thói quen ăn bánh kẹo, quà vặt mà không vệ sinh răng miệng sạch, thậm chí lười đ.ánh răng trước giờ đi ngủ… dẫn tới những nguy cơ bị viêm.

Bệnh nha chu là tình trạng phổ biến nhưng dễ dàng được ngăn chặn (Ảnh: theo boldsky).

Nguyên nhân gây ra bệnh nha chu

Sự phát triển của vi khuẩn trong mảng bám răng là nguyên nhân chính gây ra bệnh nha chu.

Nếu không đ.ánh răng, vệ sinh răng miệng tốt, mảng bám răng sẽ tích tụ và dần dần trở thành cao răng làm cho lượng vi khuẩn ngày càng tăng.

Các độc tố do vi khuẩn tạo nên sẽ gây viêm lợi, phá hủy mô nâng đỡ răng khiến lợi dần dần không bám chắc chắn vào bề mặt của chân răng.

Triệu chứng của bệnh nha chu

Các triệu chứng của bệnh nha chu có thể bao gồm:

– Nướu bị sưng

– Nướu có màu đỏ tươi, đỏ sẫm

– Nướu dễ ra m.áu

– Nướu không bao chặt răng, làm cho răng trông dài hơn bình thường

– Có khoảng trống mới phát triển giữa răng và nướu

– Mủ giữa răng và nướu

– Hôi miệng

– Răng lung lay

– Đau răng khi nhai

Phương pháp điều trị bệnh nha chu?

Phương pháp điều trị không phẫu thuật

– Cạo cao răng: Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ hoặc thiết bị siêu âm để loại bỏ cao răng và vi khuẩn từ bề mặt răng và dưới nướu răng.

– Chà chân răng: Phương pháp này làm nhẵn bề mặt chân răng, ngăn cản sự tích tụ thêm của cao răng và nội độc tố của vi khuẩn.

– Kháng sinh: Nha sĩ có thể khuyên bạn nên sử dụng kháng sinh tại chỗ hoặc uống để giúp kiểm soát nhiễm khuẩn.

Phương pháp điều trị phẫu thuật

Nếu nướu của bạn không đáp ứng với điều trị không phẫu thuật và việc vệ sinh răng miệng, nha sĩ cần phải phẫu thuật nha khoa, chẳng hạn như:

– Phẫu thuật Flap (phẫu thuật giảm túi): Nha sĩ sẽ rạch các vết nhỏ ở nướu răng để nâng một phần của mô nướu lên trở lại, làm lộ chân răng để cạo hiệu quả hơn.

Bởi vì nha chu thường gây mất men răng, chân răng có thể được cố định trước khi nướu được khâu lại.

Sau khi chữa lành, bạn sẽ dễ dàng làm sạch các khu vực này và duy trì nướu khỏe mạnh;

– Ghép mô mềm: Bệnh nha chu có thể gây tổn thương cho nướu. Bạn cần phải củng cố một số các mô mềm bị hư hỏng.

– Ghép men răng: Khi men răng bao quanh chân răng bị hư hỏng, nha sĩ có thể tiến hành ghép men răng từ mảnh vỡ nhỏ của xương hoặc xương tổng hợp hay hiến tặng. Ghép men răng giúp giữ cho răng ổn định.Nha sĩ sẽ ghép một số lượng nhỏ mô từ vòm miệng hoặc nơi khác vào các vị trí bị ảnh hưởng. Phương pháp này có thể giúp chữa lành tình trạng nha chu.

– Tái tạo mô: Phương pháp này có thể giúp mọc lại men răng đã bị vi khuẩn phá hủy. Nha sĩ sẽ đặt một mảnh vải đặc biệt có tương thích sinh học giữa xương hiện có và răng của bạn.

Vật liệu sẽ bảo vệ các khu vực đang lành khỏi mô không mong muốn và cho phép men răng phát triển trở lại.

– Ứng dụng men răng tái sinh: Ở phương pháp này, nha sĩ sẽ đưa một loại gel đặc biệt vào trong một gốc chân răng bị bệnh.

Gel này chứa các protein tương tự được tìm thấy trong men răng và kích thích sự tăng trưởng của men răng cũng như các mô khỏe mạnh.

An Nhiên (tổng hợp)

Theo giaoduc.net

Cảnh báo chế độ ăn uống kém dinh dưỡng gây tổn hại đến sức khỏe t.rẻ e.m

Tại Việt Nam, cứ ba trẻ dưới 5 t.uổi thì có một trẻ thiếu dinh dưỡng hoặc thừa cân. Số t.rẻ e.m phải chịu hậu quả từ chế độ ăn uống kém dinh dưỡng và hệ thống thực phẩm không đáp ứng được nhu cầu của trẻ đang tăng cao một cách đáng báo động.

Đây là thông tin được Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đưa ra tại lễ công bố báo cáo tình trạng t.rẻ e.m toàn cầu năm 2019; Khung hành động cải thiện dinh dưỡng bà mẹ và thực hành cho trẻ ăn bổ sung ở Việt Nam” do Bộ Y tế và Unicef tổ chức tại Hà Nội, ngày 16/10. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam dự lễ.

Chương trình “Sữa học đường” đang được triển khai hiệu quả tại Hà Nội. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Cản trở cơ hội phát triển của t.rẻ e.m

Báo cáo Tình hình t.rẻ e.m thế giới năm 2019: T.rẻ e.m, thực phẩm và dinh dưỡng của Unicef chỉ rõ: Cứ ba trẻ từ 6 tháng đến 2 t.uổi, có hai trẻ không được cho ăn những thực phẩm giúp trẻ phát triển tốt thể chất và trí não, khiến trẻ có nguy cơ chậm phát triển nhận thức, khả năng học tập kém, miễn dịch thấp, dễ nhiễm bệnh, thậm chí trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến t.ử v.ong.

It nhât 1 trong 3 tre em duơi 5 tuôi bi thiêu dinh duơng hoạc thưa can; 1 trong 2 tre em bi đoi tiêm ân, can trơ co họi cua hang triẹu tre em đuơc phat triên, phat huy hêt tiêm nang cua minh. Ganh nạng cua ba dang thưc suy dinh duơng – thiêu dinh duơng, đoi tiêm ân, thưa can – đe doa đên sư sông con, phat triên cua tre em, thanh thiêu nien, nên kinh tê va quôc gia…

Báo cáo cảnh báo: Thói quen ăn uống và việc cho trẻ ăn thực phẩm kém dinh dưỡng đã bắt đầu ngay từ những ngày đầu tiên khi trẻ mới ra đời. T.rẻ e.m càng lớn, việc tiếp xúc với thực phẩm không lành mạnh càng trở nên đáng báo động. Nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động quảng cáo, tiếp thị không phù hợp.

Thực phẩm siêu chế biến tràn ngập ở các thành phố, vùng sâu vùng xa. Thức ăn nhanh và nước giải khát có chất tạo ngọt ngày càng sẵn có. Do đó, tỷ lệ t.rẻ e.m, trẻ v.ị t.hành n.iên bị thừa cân, béo phì ngày càng tăng trên toàn cầu.

Từ năm 2000 đến 2016, tỷ lệ t.rẻ e.m thừa cân từ 5 đến 19 t.uổi đã tăng gấp đôi, từ 1 trong 10 trẻ thành 1 trong 5 trẻ. So với năm 1975, ngày nay số t.rẻ e.m gái ở nhóm t.uổi này mắc bệnh béo phì tăng gấp 10 lần, số t.rẻ e.m trai tăng gấp 12 lần.

Bên cạnh đó, thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu dẫn đến khủng hoảng lương thực trầm trọng. Ví dụ, hạn hán gây thiệt hại mất mát 80% sản xuất nông nghiệp, làm thay đổi đột ngột nguồn thực phẩm sẵn có cho t.rẻ e.m, gia đình cũng như chất lượng, giá thành thực phẩm.

Việt Nam là một trong 6 quốc gia tham gia sáng kiến Rising (Sáng kiến Khu vực về Cải thiện Dinh dưỡng và Phát triển) nhằm cải thiện thực hành ăn bổ sung, dinh dưỡng bà mẹ ở khu vực Đông Nam Á. Với sự hỗ trợ của Unicef, một phân tích tổng quan đã được Viện Dinh dưỡng thực hiện năm 2019 nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến dinh dưỡng bà mẹ và ăn bổ sung ở Việt Nam.

Phân tích này cho thấy hành vi, chuẩn mực văn hóa là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thực hành ăn bổ sung, dinh dưỡng bà mẹ nhưng chúng cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố mang tính hệ thống rộng hơn, đó là thực phẩm, y tế, bảo trợ xã hội, nước sạch – vệ sinh,giáo dục.

Theo đó, phụ nữ, trẻ nhỏ ở Việt Nam đang chịu gánh nặng 3 lần về suy dinh dưỡng. Cụ thể, hơn 10% phụ nữ thiếu cân; gần 24% thấp bé; 25,5% thiếu m.áu; 9,8% thừa cân. T.rẻ e.m dưới 5 t.uổi có hơn 23% thấp còi; gần 6% gày còm; 28% thiếu m.áu; gần 6% thừa cân.

Chế độ ăn không đầy đủ của bà mẹ dẫn đến tình trạng thiếu cân hoặc thừa cân khi mang thai và con của họ có nguy cơ bị nhẹ cân sơ sinh. Chế độ ăn không đầy đủ trong giai đoạn trẻ ăn bổ sung (khi trẻ được 6 tháng đến 2 t.uổi – được cho ăn những thức ăn đầu tiên), thường rất phổ biến ở Việt Nam. Theo số liệu điều tra dinh dưỡng quốc gia năm 2015, 18% t.rẻ e.m không được cho ăn đủ đa dạng thực phẩm, 36% t.rẻ e.m không được cho ăn đủ số bữa cần thiết.

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc cho rằng để giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng ở t.rẻ e.m cần tạo điều kiện cho các gia đình, trẻ nhỏ, thanh niên tiếp cận thực phẩm bổ dưỡng; tạo dựng môi trường thực phẩm lành mạnh cho t.rẻ e.m, thanh thiếu niên; kêu gọi các doanh nghiệp sản xuất ra thực phẩm phù hợp với t.rẻ e.m; huy động các hệ thống hỗ trợ như y tế, nước sạch, vệ sinh, giáo dục, an sinh xã hội – tăng cường kết quả đạt được trong việc cải thiện dinh dưỡng cho tất cả t.rẻ e.m…

Thúc đẩy mạnh mẽ các biện pháp hỗ trợ

Phát biểu tại sự kiện, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, tình trạng suy dinh dưỡng của người Việt Nam nói chung, t.rẻ e.m nói riêng vẫn còn rất cao so với khu vực, tình trạng thừa vi chất dinh dưỡng cũng tương tự.

Có 57% người dân ăn thiếu rau, thừa muối, tinh bột, thiếu các vi chất như Vitamin A, i ốt… Nhiều bệnh của người lớn là do chế độ ăn uống không hợp lý, thừa hoặc thiếu vi chất dinh dưỡng trong khi điều kiện kinh tế xung quanh hoàn toàn có thể cải thiện.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe con người, Phó Thủ tướng cho rằng phải giảm được tất cả các chỉ số, trước hết là những chỉ số liên quan đến dinh dưỡng t.rẻ e.m, để giảm tỷ lệ t.rẻ e.m thấp còi do thiếu dinh dưỡng, thừa cân do không có dinh dưỡng hợp lý. Vấn đề này không chỉ của riêng ngành y tế, tất cả hệ thống chính quyền đều phải tham gia.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế thúc đẩy mạnh mẽ các giải pháp hỗ trợ, can thiệp, đặc biệt là ở khu vực tỷ lệ về dinh dưỡng đang ở mức đáng báo động, như khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên; hợp tác chặt chẽ với Ủy ban Dân tộc, các cơ quan của Quốc hội, các bộ, ngành liên quan tổ chức xây dựng các chương trình, làm điểm ở các khu vực để cải thiện dinh dưỡng bà mẹ mang thai và t.rẻ e.m.

Dịp này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đại diện Unicef và các đại biểu tham dự sự kiện đã ký “Cam kết ủng hộ cải thiện dinh dưỡng cho bà mẹ và ăn bổ sung ở Việt Nam”.

Minh Huệ

Theo TTXVN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *