Viêm tai giữa- vì sao hay tái phát?

Viêm tai giữa thường có nguyên nhân do viêm mũi họng điều trị chưa đúng phương pháp hoặc điều trị chưa kịp thời, có thể biến chứng nguy hiểm.

Viêm tai giữa là hiện tượng phần niêm mạc của tai giữa, bao gồm hòm tai, vòi tai (đường thông mũi tai), xương chũm bị viêm.

Nguyên nhân gây ra viêm tai giữa

80% các trường hợp viêm tai giữa là biến chứng của viêm mũi họng, hay gặp ở t.rẻ e.m dưới 3 t.uổi.

Một số trường hợp viêm tai giữa xuất phát từ:

Viêm mũi xoang điều trị không đúng: xì mũi….

Các khối u vùng vòm mũi họng chèn ép hoặc xâm lấn vùng vòi tai.

Gián tiếp qua chấn thương do áp lực tác động vào vùng vòi tai khi đi máy bay, lặn…

Viêm nhiễm trong một số bệnh tự miễn

Biểu hiện của viêm tai giữa:

Toàn thân: thường có 2 biểu hiện chính là

Sốt: thay đổi theo từng cá thể bị bệnh, một số người viêm tai giữa đặc biệt là trẻ nhỏ sức đề kháng giảm sốt rất nhẹ hoặc thậm chí không sốt.

Rối loạn tiêu hóa: ỉ.a c.hảy – chính vì thế các bác sĩ nhi khoa có kinh nghiệm thường xuyên kiểm tra tai với những trẻ đi khám vì rối loạn tiêu hóa.

Các biểu hiện có thể được người bệnh mô tả

Đau tai, tức tai: dễ dàng khai thác ở người lớn hoặc trẻ lớn.

Với những trẻ chưa biết nói sẽ biểu hiện như hay dụi phần tai viêm hoặc khóc khi bị chạm vào tai.

Ù tai và nghe kém: chỉ nhận biết được khi đối tượng viêm tai giữa là trẻ lớn và người lớn.

Biểu hiện tại mũi họng: Chảy mũi, ngạt tắc mũi

Khi thăm khám, thầy thuốc khám sẽ thấy gì?

Tùy theo giai đoạn của viêm tai giữa mà có thể thấy các biểu hiện khác nhau để khẳng định các biểu hiện thu thập được ở trên là viêm tai giữa.

Màng nhĩ sung huyết

Màng nhĩ ứ mủ

Màng nhĩ thủng và mủ chảy ra ống tai ngoài hoặc ra tận cửa tai

Tại sao viêm tai giữa hay tái phát?

Chúng ta biết được viêm tai giữa nguyên nhân chính do viêm mũi họng điều trị chưa đúng phương pháp hoặc điều trị chưa kịp thời, chính vì vậy mà nếu người chăm sóc trẻ không đưa trẻ đã có t.iền sử viêm tai giữa đi khám kịp thời hoặc những người lớn viêm mũi xoang vẫn tiếp tục duy trì các biện pháp điều trị chưa thích hợp đặc biệt là xịt rửa và xì mũi thường xuyên thì viêm tai giữa sẽ tái diễn khó kiểm soát.

Viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Đây là câu hỏi được nhiều bố mẹ đặt ra cho thầy thuốc tai mũi họng khi đưa con đi khám và được chẩn đoán là viêm tai giữa.

Đại đa số các trường hợp viêm tai giữa không nguy hiểm tới tính mạng, tuy nhiên có thể ảnh hưởng tới một số chức năng của tai: sức nghe giảm tuy nhiên không nhiều.

Một số viêm tai giữa gây biến chứng nội sọ có thể nguy hiểm tới tính mạng như:

Viêm màng não, áp xe não … biến chứng này thường xảy ra ở t.rẻ e.m do hiện tượng chưa liền của một số khớp nằm ở trần hòm tai, nơi tiếp xúc với nội sọ, viêm nhiễm có thể lan vào màng não, não…

Một số viêm tai giữa do lao, viêm tai giữa sau sởi… cũng có thể biến chứng vào nội sọ.

Làm thế nào để biết được trong những trường hợp nguy hiểm trên?

Người bệnh tự đ.ánh giá: Đi kèm với các biểu hiện viêm tai giữa được mô tả ở trên còn có một số biểu hiện:

– Đau đầu dữ dội, t.rẻ e.m sẽ quấy khóc, bỏ ăn.

– Nôn vọt, thường không liên quan đến bữa ăn

– Thường xuyên nằm ở tư thế cò s.úng

– Sốt cao, rét run

Với bác sĩ, khi thăm khám, thấy:

– Tam chứng màng não:

au đầu: Thường gặp, đau dữ dội, lan tỏa hoặc khu trú, liên tục nhưng cũng có khi có cơn, tăng lên khi có tiếng động, ánh sáng hay khi cử động đột ngột, nên bệnh nhân thường nằm yên quay đầu vào chổ tối. Dùng thuốc giảm đau ít có tác dụng.

Nôn vọt: Nôn thành vòi nhất là khi thay đổi tư thế, nôn xong đở đau đầu.

Táo bón: không kèm chướng bụng, dùng thuốc nhuận tràng không đỡ.

Lưu ý: người già có khi không có đau đầu và nôn nhưng thay vào đó là bất an, mất ngủ rồi đi dần vào hôn mê và ít hội chứng kích thích chung; t.rẻ e.m có khi lại tiêu chảy.

– Tăng áp lực nội sọ: Nhức đầu, buồn nôn, nôn; Giảm các khả năng về tinh thần, Nhầm lẫn về thời gian, sau đó vị trí và những người xung quanh khi áp lực tăng xấu đi, Nhìn đôi, giảm phản xạ ánh sáng; Rối loạn nhịp thở, thở nông…

Cần khám bác sĩ tai mũi họng ngay khi có những biểu hiện được mô tả trên để có chẩn đoán xác định./.

PGS.TS. Phạm Thị Bích Đào – Bộ môn Tai mũi họng – Đại học Y Hà Nội

Theo VOV

T.ử v.ong do cắt amidan, trường hợp nào tuyệt đối không được cắt?

Viêm Amidan là bệnh lý tai mũi họng thường gặp ở cả t.rẻ e.m và người lớn. Khi bị viêm Amidan, người bệnh nên đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn điều trị hoặc chỉ định cắt Amidan nếu cần thiết.

Có thể t.ử v.ong do cắt amidan

Cắt Amidan là một phẫu thuật, lấy bỏ tổ chức Amidan ra khỏi vùng họng. Đây là một trong những vấn đề phổ biến, rất hay được bệnh nhân đề xuất khi gặp bác sĩ như: Tôi thường xuyên đau họng, tôi đến khám để được cắt Amidan. Tôi hay ho, tôi muốn cắt Amidan. Tôi nuốt vướng, tôi muốn xin ý kiến để đi cắt ngay Amidan cho tôi.

Vậy có nên cắt Amidan không? Cắt amidan có lợi gì và thực hiện khi nào?

– Giảm tần xuất viêm họng: Cắt Amidan thường được thực hiện khi tần xuất viêm họng kèm sốt trên 7 lần/năm hoặc trên 5 lần/2 năm liên tiếp.

– Mất mùi hôi nếu hôi do mủ bã đậu Amidan, một số vi khuẩn có mùi hôi…

– Bệnh lý Amidan: u lành Amidan, ung thư Amidan…

– Amidan quá to gây cản trở đường thở, nuốt khó, gây ngủ ngáy, ảnh hưởng tới phát triển thể chất…

Những rủi ro khi cắt Amidan

Cắt Amidan là một can thiệp phẫu thuật nên có những nguy cơ như các phẫu thuật nói chung:

Shocks thuốc t.iền mê, gây mê…

Ra m.áu trong mổ, sau mổ…

T.ử v.ong: do tổn thương các mạch m.áu lớn (mạch cảnh), do shock thuốc.

Do xung quanh Amidan có rất nhiều mạch m.áu đặc biệt có động mạch cảnh trong. Bệnh nhân áp xe Amidan, thành trong Amidan tiến sát vào động mạch cảnh trong, hoặc những dị dạng mạch cảnh, áp sát thành trong Amidan. Trong trường hợp mạch bị tổn thương khi cắt, dễ t.ử v.ong do mất m.áu cấp.

Như vậy, cắt Amidan có giải quyết được các biểu hiện mà bệnh nhân kỳ vọng mất đi sau phẫu thuật?

Phải xác định các biểu hiện gây ra cho người bệnh có phải do Amidan không? Nếu đúng các biểu hiện mà người bệnh khó chịu thực sự do viêm Amidan mạn tính, thường sau cắt Amidan biểu hiện khó chịu của người bệnh so với trước khi cắt sẽ diễn biến như sau:

80% các triệu chứng sẽ hết.

15% vẫn không thay đổi.

5% nặng lên do mất hàng rào bảo vệ của vùng họng.

Cắt Amidan được tiến hành như thế nào?

Amidan sẽ được lấy ra khỏi vị trí của nó (họng miệng) bằng các dụng cụ khác nhau.

Slude – Angle

Dao điện đơn cực – lưỡng cực

Dao Plasma, dao laser, complator

Bệnh nhân cần lưu ý khi sau khi cắt Amidan

– Uống thuốc đầy đủ theo đơn của bác sĩ.

– Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ gối cao đầu.

– Nên dùng các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, uống nhiều nước.

– Không nên ăn đồ chua cay, nóng, cứng vì có thể gây trầy xước vết mổ và gây xuất huyết.

– Nên đến bác sĩ tái khám hoặc có vấn đề bất thường (sốt, ra m.áu nhiều,…).

Cắt Amidan là một trong những phẫu thuật phổ biến và không quá phức tạp, tuy nhiên để đảm bảo tính an toàn, người bệnh cần lựa chọn các cơ sở y tế có đầy đủ điều kiện chuyên môn, uy tín.

PGS.TS Phạm Thị Bích Đào ( BV ĐH Y Hà Nội)

Theo infonet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *