Viêm thanh quản mùa lạnh, cần làm gì khi mắc bệnh viêm thanh quản?

Viêm thanh quản cấp thực chất là bệnh có thể xảy ra quanh năm. Tuy nhiên, bệnh dễ xuất hiện hơn vào mùa lạnh và đặc biệt là dễ xảy ra ở t.rẻ e.m và người cao t.uổi.

Thanh quản chính là cơ quan phát âm và thở, chúng nằm ở trước thanh hầu và trước đốt sống cổ (C3-C6), chúng nối hầu và khí quản với nhau.

Thời đ.iểm gần cuối năm, đặc biệt những đợt gió mùa do thời tiết chuyển lạnh, rất lạnh, nền nhiệt vô cùng thấp khiến người bệnh tới bệnh viện khám và điều trị viêm thanh quản cấp tăng cao.

1. Nguyên nhân khiến viêm thanh quản cấp xảy ra

Một trong những nguyên nhân khiến bệnh viêm thanh quản cấp xảy ra do thời tiết thay đổi. Đặc biệt thời điểm gió, rét đậm, rét hại đột ngột. Điều này khiến cho cơ thể con người không kịp thích nghi dẫn tới bệnh viêm thanh quản cấp. Trong đó, những đối tượng dễ mắc bệnh hơn cả là t.rẻ e.m và người cao t.uổi vì những đối tượng này có sức đề kháng kém.

Tình trạng viêm họng cấp xảy ra do vi khuẩn, virus hoặc vi nấm gây ra. Đặc biệt là sau khi người bệnh mắc bệnh cúm. Đây được xem là nguyên nhân dễ lây lan sang thanh quản và gây ra viêm thanh quản cấp.

Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân khiến viêm thanh quản cấp xuất hiện ngay sau khi cảm lạnh như mưa nhiều, khi gió mùa tràn về hoặc có thể viêm thanh quản sau khi tắm. Nguyên nhân viêm thanh quản còn có thể xảy ra do hít phải khí độc hại như khói thuốc, hóa chất và bụi bẩn,…

Tình trạng viêm thanh quản cấp xảy ra do vi khuẩn, virus hoặc vi nấm gây ra – Ảnh Internet

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh

Những triệu chứng ban đầu, người bệnh sẽ xuất hiện cảm giác bị nhức đầu, mệt mỏi và viêm mũi hoặc bị viêm họng, mũi xuất tiết, ngấy sốt và sốt thực sự kèm theo đau họng, có cảm giác bị nóng và khô họng, ho khan, ngứa rát.

Sau đó, người bệnh sẽ bị ho khan chuyển sang ho có đờm lẫn mủ, điều này khiến người bệnh mệt mỏi.

Nhanh chóng người bệnh bị khàn, giọng khàn đặc, lạc giọng và cũng có nhiều trường hợp bị mất tiếng sau vài ba ngày.

Khàn tiếng, mất tiếng đột ngột chính là triệu chứng rất đặc trưng của viêm thanh quản cấp.

Những triệu chứng của bệnh viêm thanh quản cấp ở trên thường kéo dài khoảng 3 ngày sau đó sẽ giảm dần sau khoảng 7 ngày. Người bệnh có thể khỏi bệnh nếu nhận được điều trị kịp thời và đúng cách.

Triệu chứng của bệnh viêm thanh quản cấp ở trên thường kéo dài khoảng 3 ngày sau đó sẽ giảm dần sau khoảng 7 ngày – Ảnh Internet

Viêm thanh quản cấp xảy ra do chủ quan và không đi khám bệnh mà tự ý mua thuốc điều trị bệnh, hoặc tự mua thuốc điều trị không khỏi mới tới bệnh viện để thăm khám. Lúc này, bệnh đã trở nặng và gây ra những ảnh hưởng vô cùng lớn tới sức khỏe người bệnh. Đặc biệt là có xảy ra biến chứng như viêm khí – phế quản, viêm phổi và gây khó khăn trong quá trình điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí có thể gây viêm phổi.

3. Cần làm khi bị viêm thanh quản cấp mùa lạnh?

Khi mắc bệnh viêm thanh quản cấp trong mùa lạnh, muốn nhanh chóng khỏi bệnh người bệnh cần:

– Hạn chế nói chuyện.

– Đến bệnh viện để thăm khám và nhận điều trị kịp thời, tránh khiến bệnh nặng hơn.

– Tránh để cổ bị lạnh, làm nóng và ấm vùng cổ bằng cách quàng khăn ấm.

– Áp dụng một số biện pháp xông họng như sử dụng tinh dầu như dầu gió, dầu cao sao vàng hoặc sử dụng thuốc nhỏ mũi thông thường và đến bệnh viện để nhận điều trị đúng cách.

Không tự ý mua thuốc điều trị viêm thanh quản mà cần tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời – Ảnh Internet

– Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị vì có thể khiến bệnh nặng hơn. Đặc biệt, không mua kháng sinh để điều trị vì sử dụng kháng sinh không đúng cách có thể làm vi khuẩn kháng thuốc gây khó khăn trong quá trình điều trị.

Muốn bảo vệ sức khỏe mùa lạnh đặc biệt phòng tránh viêm thanh quản mùa lạnh cần giữ ấm cơ thể, giữ ấm cổ. Nên tắm bằng nước ấm và tắm trong phòng kín gió đặc biệt là t.rẻ e.m và người cao t.uổi. Phòng ngủ cần đủ ấm, tránh để gió lùa. Khi ra ngoài đường cũng cần giữ ấm cho cơ thể từ tay chân, cổ, đeo khẩu trang,…

Vệ sinh họng, miệng hàng ngày. Nên sức họng bằng nước muối sinh lý trước khi đ.ánh răng. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tăng cường bổ sung vitamin C, trái cây và hạn chế tối đa các loại thức ăn lạnh. Ngoài ra, cần rửa tay kỹ trước khi ăn tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe.

Viêm mũi họng, thanh quản cấp nở rộ cuối năm

Hà Nội đang vào đợt rét đậm, còn ở TP.HCM, tuy chưa vào cao điểm của mùa lạnh, nhưng lượng bệnh nhân bị bệnh về hô hấp đều tăng.

Học sinh chờ khám ở Bệnh viện Tai Mũi Họng

Riêng ở Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, trong tháng qua, có 320 lượt bệnh nhân đến khám vì viêm mũi họng cấp.

Tiến sĩ – bác sĩ (BS) chuyên khoa II Nguyễn Thanh Vinh, Phó giám đốc Bệnh viện (BV) Tai Mũi Họng, cho biết thời điểm giao mùa từ nóng sang lạnh, ẩm như hiện nay là yếu tố thuận lợi gây các bệnh đường hô hấp, đặc biệt là tai mũi họng với bệnh viêm mũi họng cấp, viêm amidan cấp, viêm thanh quản cấp… Tương tự, ở các BV như Đại học Y Dược, Nguyễn Trãi, Nhi Đồng 2… đều có nhiều bệnh nhân đến khám vì viêm họng, viêm thanh quản…

Viêm thanh quản cấp: nghẹt thở như chơi

Chị Nguyễn Thị Diệu H., 41 t.uổi, ở Q.4, vừa xuất viện sau một tuần nhập viện điều trị viêm thanh quản cấp ở BV Nguyễn Trãi. Chị H. kể, ban đầu chị chỉ bị chảy nước mũi và ho nhẹ. Chị tưởng mình bị cảm nên uống thuốc thảo dược, rồi ngậm kẹo ho. Qua hôm sau, chị bắt đầu khan tiếng, và ngồi họp trong phòng lạnh nên đến chiều chị bị khan tiếng nhiều hơn. Đến đêm, chị ho nhiều hơn, giọng khàn đặc, không nói lớn hay nói những chữ có dấu sắc được. Sáng dậy, chị nói không ra tiếng. Chưa từng mắc bệnh “lạ” này, chị vào BV Nguyễn Trãi khám, BS kết luận chị H. bị viêm thanh quản cấp, chỉ định nhâp viện điều trị.

Chị cố bật lên thành tiếng phản ứng: “Tôi chỉ bị khan tiếng thôi mà, sao bắt nhập viện”. BS giải thích, chị bị viêm thanh quản cấp, ảnh hưởng đến đường thở, nếu về nhà, bệnh diễn tiến nặng, không xử trí kịp sẽ nguy kịch. Sau đó, chị H. được nội soi vùng thanh quản và phát hiện ổ viêm có nhiều dịch và mủ. BS nói may là chị H. đi khám sớm, chưa bị khó thở, chứ viêm thanh quản không điều trị kịp dễ dẫn đến khó thở, nghẹt thở và t.ử v.ong. Chị H. là trường hợp bị viêm thanh quản không quá nặng, nhưng cũng phải nằm viện cả tuần, điều trị bằng kháng sinh, kết hợp xông họng mỗi ngày.

Viêm thanh quản là bệnh lý nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, đặc biệt là ở t.rẻ e.m. BS Nguyễn Thanh Vinh cho biết, ông từng tiếp nhận bệnh nhi bị viêm thanh quản cấp, nhưng người nhà đưa đến BV trễ. Đến khi cháu bé khó thở, gia đình mới đưa vào BV Tai Mũi Họng, lúc đó các BS phải cân não “điều trị nội khoa (dùng thuốc), hay mở nội khí quản”. Cuối cùng, BS chọn cách dùng thuốc. May mắn, bệnh nhi đáp ứng tốt điều trị nên cơn khó thở dần qua, thoát được tình trạng nguy kịch và mở khí quản.

Viêm mũi họng: coi chừng biến chứng qua viêm tai giữa

Chiều 16/12, gần hết giờ làm việc, nhưng khu khám bệnh của BV Tai Mũi Họng vẫn nhiều bệnh nhân, trong đó có không ít cô cậu bé mặc đồng phục học sinh. Một cậu bé chừng 13 t.uổi, vừa đi vừa lấy tay chặn ngực ngăn từng cơn ho. Người mẹ kể: “Cách đây mấy ngày, con tôi dầm mưa xong về ho, sổ mũi. Tôi cho uống nước cam, súc miệng nước muối, nhưng hai hôm rồi ho nhiều, sốt. Chiều nay, con đang học thì cô giáo kêu tới đón về vì bị sốt cao. Tôi đưa con tới đây khám, BS nói bị viêm mũi họng cấp, phải rửa mũi, uống thuốc”.

Còn chị Nguyễn Kim L., ở Q.Bình Thạnh, dẫn con trai năm t.uổi đi khám vì bị ho, sổ mũi. Mấy bà mẹ xung quanh thắc mắc “sao không để theo dõi vài ngày rồi hãy cho đi BV, vì con nít bị ho, sổ mũi là chuyện thường”. Chị L. lắc đầu giải thích: “Lúc trước, tôi cũng nghĩ như vậy. Bé bị ho, sổ mũi nhẹ chỉ ở nhà theo dõi, và nhỏ mũi, xịt mũi chứ không dùng thuốc. Một tuần sau, bé bị sốt và than đau tai, tôi nhìn kỹ thì thấy tai bé chảy mủ nên phải đưa đi khám. BS nói bé bị viêm mũi họng biến chứng qua viêm tai giữa, phải uống kháng sinh gần cả tháng”.

Nhiều người cho rằng viêm mũi họng là bệnh lý thông thường nên tự điều trị bằng các biện pháp dân gian, uống thảo dược, hoặc thuốc tây. Thế nhưng, từ viêm mũi họng có thể chồng thêm bệnh khác, vì gây ra biến chứng viêm tai giữa, nhất là ở trẻ nhỏ. BS Nguyễn Thanh Vinh phân tích: “Viêm mũi họng có liên quan đến tai, dẫn đến viêm tai giữa. Vì cấu trúc vòi nhĩ của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh. Vòi nhĩ của trẻ nằm ngang hơn so với người lớn, nên vi trùng, vi khuẩn dễ lan lên tai. Ngoài ra, lỗ vòi nhĩ của trẻ chưa đóng mở hoàn chỉnh, thường có khuynh hướng mở nên dễ lây bệnh từ mũi họng lên tai”.

Hành động mà phụ huynh hay làm và tưởng vô hại lại vô tình đưa vi trùng, vi khuẩn từ mũi họng lên tai là xì mũi sai cách. Nhiều phụ huynh có thói quen kêu con xì mũi mà không dạy con che một mũi và xì một bên, rồi đổi ngược lại. Hành động xì mũi sai cách vô tình đưa vi trùng vi khuẩn lên tai và gây viêm. Viêm tai giữa không điều trị sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, trẻ bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc do chảy mủ tai… Ngoài ra, viêm tai giữa còn ảnh hưởng đến dây thần kinh mặt, có thể làm méo mặt và sẽ để lại lỗ thủng màng nhĩ, gây ra sự nghễnh ngãng.

Cũng cần lưu ý, trong các bệnh lý tai mũi họng, thì viêm thanh quản cấp được xem là bệnh cấp cứu, nguy hiểm, mà ở t.rẻ e.m, đặc biệt là trẻ nhỏ thì diễn tiến nhanh và nguy hiểm. BS chuyên khoa II Đặng Kim Huyên, Trưởng khoa Khám bệnh BV Nhi Đồng 2, cảnh báo: “Mùa lạnh, trẻ dễ bị viêm thanh quản. Bệnh hay diễn tiến nặng về đêm, khoảng 2-3g sáng, gây co thắt thanh quản, khó thở. Do vậy, nếu không cấp cứu kịp thời trẻ có thể rơi vào tình trạng nguy kịch”.

BS Nguyễn Thanh Vinh cho biết thêm: điều trị viêm thanh quản chủ yếu dùng kháng sinh, kháng viêm. Còn với những bệnh nhân khó thở mức nặng thì phải mở khí quản.

Để phòng bệnh hô hấp và tai mũi họng, các chuyên gia đặc biệt lưu ý đến t.rẻ e.m và người già là hai đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất. “Cần giữ ấm cơ thể, nhất là về đêm, gần sáng, ăn uống đầy đủ, tăng cường trái cây, vitamin C, hạn chế ăn uống thức ăn lạnh và đặc biệt phải rửa tay kỹ”, BS Nguyễn Thanh Vinh lưu ý.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *