Việt Nam tiến tới loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay bệnh sốt rét còn lưu hành ở 91 quốc gia và vùng lãnh thổ với trên 3 tỷ người sống trong vùng sốt rét lưu hành.

Ở Việt Nam, có khoảng 12 triệu người sống trong vùng sốt rét lưu hành. Người mắc bệnh sốt rét chủ yếu là người nghèo, người dân tộc sống ở các vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

Ảnh minh họa

Để kéo giảm tỷ lệ mắc và t.ử v.ong do sốt rét, Chương trình Quốc gia phòng chống sốt rét của Việt Nam đã thực hiện nhiều chiến lược phù hợp. Kết quả là từ hơn 1 triệu trường hợp mắc sốt rét, 4.646 trường hợp t.ử v.ong do sốt rét năm 1991, đến năm 2018 chỉ còn 6.870 trường hợp mắc và chỉ có 1 trường hợp t.ử v.ong do sốt rét. Nhiều tỉnh, thành phố đã không còn lan truyền bệnh sốt rét… Trong năm 2019, Việt Nam tiếp tục công nhận loại trừ sốt rét tại 25 tỉnh bao gồm 16 tỉnh miền Bắc, 1 tỉnh miền Trung và 8 tỉnh miền Nam.

Theo PGS.TS Trần Thanh Dương – Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng trung ương, hoạt động phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét còn nhiều khó khăn, thách thức. Bệnh sốt rét có nguy cơ bùng phát gia tăng số mắc, số c.hết, gây dịch do ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc điều trị có nguy cơ lan rộng; muỗi truyền bệnh sốt rét lưu hành ở nhiều nơi và đã kháng một số hóa chất diệt muỗi làm giảm hiệu quả của các biện pháp phòng bệnh sốt rét; gia tăng biến động di dân khó kiểm soát giữa các địa phương từ vùng không còn sốt rét vào vùng sốt rét lưu hành…

Hiện nay, Việt Nam đang tiến tới loại trừ bệnh sốt rét ở từng tỉnh theo lộ trình đã được Bộ Y tế phê duyệt. Do vậy, cần nâng cao hơn nữa ý thức phòng bệnh của người dân.

Cùng với việc tăng cường giám sát, phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời cho bệnh nhân sốt rét; các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức về các biện pháp phòng, chống sốt rét, đặc biệt đối với các đối tượng thường xuyên đi rừng, ngủ rẫy. Tổ chức điều tra ca bệnh đúng quy định, khoanh vùng các điểm có ký sinh trùng sốt rét để xử lý triệt để nguồn bệnh; cung ứng đủ thuốc sốt rét về số lượng và chủng loại, hóa chất xét nghiệm cho các cơ sở y tế.

Đức Trân

Theo daidoanket

Điểm nóng bệnh sốt rét tại Việt Nam

Số ca sốt rét ở Việt Nam đã giảm mạnh nhờ những nỗ lực thành công của Chính phủ Việt Nam trong những thập kỷ qua. Tuy nhiên, công tác phòng, chống bệnh sốt rét tại Việt Nam đang gặp không ít khó khăn do sự di biến động dân cư, tập quán sinh sống của người dân…

Cán bộ y tế hướng dẫn người dân ngâm, tẩm hóa chất vào màn để phòng, chống bệnh sốt rét.

Bước tiến phòng chống bệnh sốt rét

Theo đ.ánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 10 năm qua Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong công tác phòng, chống sốt rét.

Năm 2018, cả nước có 4.813 trường bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng sốt rét, giảm 70,16% so với năm 2009, có 12 trường hợp bệnh nhân sốt rét ác tính và 1 trường hợp t.ử v.ong do sốt rét. Không có dịch sốt rét xảy ra.

Trong đó, ký sinh trùng sốt rét tập trung chủ yếu ở 3 tỉnh gồm Bình Phước, Gia Lai và Đắk Lắk (chiếm 64,66% toàn quốc). Năm 2016, Việt Nam nằm trong số 44 quốc gia có ít hơn 10 nghìn người bị sốt rét mỗi năm. Việt Nam thay đổi cách tiếp cận, từ kiểm soát sang loại trừ sốt rét vào năm 2030.

Lấy mẫu xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét tại từng vùng

Mỗi năm có hàng triệu người dân sống trong vùng sốt rét lưu hành được bảo vệ bằng biện pháp phòng chống muỗi sốt rét như phun tồn lưu và tẩm màn bằng hóa chất diệt muỗi; hàng chục nghìn bệnh nhân được cấp thuốc điều trị sốt rét miễn phí.

Mặc dù tỉ lệ mắc bệnh sốt rét và t.ử v.ong đã giảm trên toàn quốc, gánh nặng sốt rét vẫn còn ảnh hưởng đến một số khu vực và các nhóm dân cư nhất định ở các mức độ khác nhau.

Đặc biệt, lây truyền sốt rét chủ yếu tập trung ở những khu vực đồi, rừng ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Điều này là do sự gia tăng lao động nhập cư là những người ít có tiếp cận với các cơ sở y tế, cũng như tỉ lệ kháng thuốc sốt rét cao trong khu vực.

Bên cạnh dân di cư tạm thời và lao động thời vụ, các nhóm khác có nguy cơ cao nhất mắc bệnh sốt rét bao gồm cư dân sống trong rừng và bìa rừng (thường là các nhóm dân tộc thiểu số) và những người mới định cư ở rừng.

Theo PGS.TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, khó khăn hiện nay với Việt Nam trong đẩy lùi sốt rét là vấn đề ký sinh trùng sốt rét P.falciparum kháng Artemisinin đang có nguy cơ lan rộng.

Chất lượng chẩn đoán và điều trị sốt rét tại tuyến cơ sở của nhiều địa phương chưa cao. Đặc biệt, những địa phương có bệnh sốt rét giảm thấp nhiều năm thì chính quyền tại đây còn chưa quan tâm đúng mức. Một khó khăn nữa là hiện nay nguồn kinh phí cho phòng chống sốt rét đang giảm dần do nguồn kinh phí viện trợ của quốc tế giảm.

Chung tay đẩy lùi bệnh sốt rét

ể thực hiện được các mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030, cần tiếp tục triển khai tích cực những biện pháp truyền thông để các cấp chính quyền, đoàn thể, địa phương và cộng đồng chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét. Các đơn vị y tế cần thường xuyên giám sát, phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời; quản lý ca bệnh, quản lý đối tượng người dân di biến động…

ối với các địa phương, bộ, ngành cần nỗ lực vận động và chủ động đầu tư kinh phí cho công tác phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét.

Ngoài ra, để phòng, chống bệnh sốt rét có hiệu quả, người dân thường xuyên ngủ màn, ngay cả ban ngày và màn cần được tẩm hóa chất diệt muỗi…

MINH AN

Theo Lao động

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *