Virus H5N1 tác động thế nào đến t.rẻ e.m?

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết, nguy cơ đối với con người do virus cúm gia cầm H5N1 hiện nay là thấp.

Phần lớn trường hợp lây lan cúm gia cầm – lợn – người được ghi nhận xảy ra tại những địa điểm có sự tương tác thường xuyên và kéo dài với động vật.

Các sở thú trên khắp nước Mỹ đã di chuyển chim vào trong nhà để bảo vệ chúng. Song, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết, nguy cơ đối với con người do virus cúm gia cầm H5N1 hiện nay là thấp.

Biểu hiện tương tự nhiều bệnh hô hấp

Không ít phụ huynh bày tỏ lo lắng về việc trẻ có nguy cơ mắc cúm gia cầm H5N1. Tiến sĩ Nicholas Rister thuộc nhóm Bệnh truyền nhiễm T.rẻ e.m Cook (Mỹ) cho biết, virus cúm lưu hành khắp thế giới thông qua nhiều loại vật chủ là người và động vật.

Nhìn chung, virus có xu hướng tồn tại trong cùng một nhóm động vật (ví dụ, cúm gia cầm lây nhiễm cho chim và cúm lợn lây nhiễm cho lợn). Song, vì virus cúm rất giỏi biến đổi thường xuyên, nên nó có thể nhảy từ loại động vật này sang loài khác theo thời gian.

Đặc biệt, virus cúm gia cầm và cúm lợn được biết là có khả năng lây nhiễm lẫn nhau và truyền sang vật chủ là con người. Khi những hiện tượng này xảy ra, virus thường hơi khác một chút so với lần cuối cùng vật chủ là con người nhiễm nó. Vì vậy, hệ thống miễn dịch của chúng ta có thể không được chuẩn bị tốt (tức là n.hiễm t.rùng nặng, lây lan dễ dàng hơn).

“Bốn đại dịch cúm toàn cầu lớn trong thế kỷ 20 đều xảy ra do cúm gia cầm truyền sang người. Song, đó là bốn trận đại dịch trong 100 năm. Vì vậy, mặc dù chúng ta thấy rất nhiều virus cúm gia cầm, nhưng không phải tất cả chúng đều biến thành đại dịch.

Chúng ta cũng sản xuất vắc-xin cúm hằng năm nhằm cố gắng dự đoán loại virus nào có khả năng xuất hiện cao nhất và đưa ra biện pháp bảo vệ trước”, chuyên gia chia sẻ.

Theo Tiến sĩ Nicholas Rister, cúm gia cầm ở t.rẻ e.m biểu hiện giống như nhiều loại virus đường hô hấp – sốt, ho, nghẹt mũi, mệt mỏi, phát ban. Trong hầu hết các trường hợp, những triệu chứng này sẽ không trở nên nghiêm trọng đến mức cần được chăm sóc y tế.

Tuy nhiên, nếu cha mẹ phát hiện con mình khó thở hoặc trạng thái tinh thần thay đổi thì chắc chắn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế. Khuyến nghị này giống với nhiều bệnh thông thường.

Ngoài ra, vắc-xin cúm hằng năm còn cung cấp một số biện pháp bảo vệ chống lại các bệnh n.hiễm t.rùng này. Ngoài ra, còn có các phương pháp điều trị chống virus (chẳng hạn như Tamiflu) dành cho những bệnh nhân được phát hiện nhiễm cúm sớm. Từ đó, giúp giảm thời gian mắc bệnh mặc dù nhiều bệnh nhân không đi xét nghiệm.

Tiến sĩ Rister nhận định, việc các sở thú tại Mỹ loại bỏ chim khỏi khu vực dành cho du khách tham quan là một sự thận trọng quá mức. Bước ra khỏi thời đại lập kế hoạch cho đại dịch Covid-19, có rất nhiều mối lo ngại về bất kỳ dịch bệnh tiềm ẩn nào có thể lây lan.

Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp lây lan cúm gia cầm – lợn – người được ghi nhận xảy ra tại những địa điểm có sự tương tác thường xuyên và kéo dài với động vật. Đó thường là các trang trại lợn, người bán thịt ngoài trời/người đ.ánh dấu thực phẩm ở các quốc gia đang phát triển, công nhân vườn thú.

Vắc-xin cúm còn cung cấp một số biện pháp bảo vệ chống lại các bệnh n.hiễm t.rùng do virus cúm gia cầm gây ra.

Nguy cơ tăng

Khi dịch cúm gia cầm xuất hiện, một số phụ huynh cũng đặt câu hỏi có nên lo lắng về việc cho con ăn thịt gia cầm và trứng không. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Rister, câu trả lời là: Không.

Virus lây lan qua tiếp xúc gần gũi với động vật khi chúng còn sống hoặc mới b.ị g.iết, không phải từ thực phẩm người dân mua ở cửa hàng. Tuy nhiên, hãy nhớ nấu và chuẩn bị tất cả các sản phẩm thịt/gia cầm một cách thích hợp vì các mối lo ngại khác như vi khuẩn Salmonella có thể luôn tồn tại.

Việc trẻ tiếp xúc với các loài chim, như cho vịt hoặc chim ăn cũng không đáng lo ngại. Bởi, Tiến sĩ Rister cho biết, tương tác với chim là con đường khiến con người mắc cúm gia cầm.

Tuy nhiên, điều kiện lây truyền thường đòi hỏi nhiều sự tương tác dai dẳng như đã đề cập. Sự tương tác thường xuyên với vịt, chim nhỏ thường khó có thể góp phần nhiều vào sự lây lan của cúm gia cầm.

Trước đây, các chủng virus cúm tương tự chưa gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng. Chúng cũng chưa lan rộng trong các quần thể chim hoang dã. Vì các chủng mới gây ra nhiều thiệt hại hơn nên các nhà khoa học đã tìm kiếm điểm khác biệt.

Các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện nghiên cứu t.rẻ e.m St. Jude (Mỹ) đã xác định được tổ tiên trực tiếp của những chủng virus hiện tại. Chúng lây lan từ châu Âu sang châu Mỹ sau khi có được một phiên bản khác của protein virus – neuraminidase. Loại protein mới này làm tăng khả năng lây truyền của virus giữa các loài chim. Sau đó, nó xuất hiện ở Bờ Đông Canada và tiếp đến là Mỹ.

Khi các nhà khoa học nghiên cứu sâu hơn về loại virus này, họ đã xác định được đâu là chủng virus khác với những loại trước đó và gây ra đợt bùng phát bệnh cúm gia cầm trong những năm gần đây. Họ phát hiện, sau khi đến Bắc Mỹ, loại virus này lại nhanh chóng thay đổi để trở nên độc hại hơn.

Nó trộn lẫn với virus cúm ở các loài chim hoang dã tại Bắc Mỹ, hoán đổi một số gen. Sự tái tổ hợp gen này có hai tác dụng. Thứ nhất, virus dường như thậm chí còn thích nghi hơn với quần thể chim, lây nhiễm sang nhiều loại chim khác nhau. Điều này bao gồm các vật chủ không điển hình, chẳng hạn như chim ó và đại bàng, thường không bị cúm. Thứ hai, virus có đặc tính gây bệnh nghiêm trọng.

Tiến sĩ Richard Webby tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện nghiên cứu t.rẻ e.m St. Jude cho biết: “Điều đáng ngạc nhiên là chỉ một vài sự kiện tái tổ hợp đã làm thay đổi khả năng gây bệnh của những loại virus này trong mô hình của chúng tôi. Những sự kiện đó đã tạo ra nhiều kiểu gen khác nhau từ sự pha trộn đó. Sau đó, những loại virus đó lây lan và hiện đã xâm nhập vào quần thể chim hoang dã ở Bắc Mỹ”.

Nhóm của Webby đang tiếp tục theo dõi dịch cúm gia cầm diễn ra trên toàn cầu. Qua đó, đ.ánh giá nguy cơ liên tục gia tăng của virus đối với cả người và chim. Các chủng cúm H5N1 mới hơn cho thấy khả năng gây bệnh ở động vật có vú cao hơn những loại virus trước đó.

Song, các nhà khoa học nhận thấy, nó không có nguy cơ cao đối với con người. Điều này là do virus có vẻ thích nghi tốt để lây truyền giữa các loài chim hơn là những loài động vật có vú.

Nhìn chung, rủi ro của chúng đối với con người vẫn còn thấp. Song, nguy cơ đó dường như đang thay đổi và những loại virus này đang làm những việc mà chúng ta chưa từng thấy H5 làm trước đây. Chúng đã gia nhập quần thể chim hoang dã của lục địa. Chúng đã tái tổ hợp và được duy trì theo thời gian. Tiến sĩ WEBBY.

Mối liên quan giữa chim hoang dã và cúm gia cầm H5N1

Cúm gia cầm là một loại bệnh cúm do virus gây ra cho các loài chim. Chim hoang dã có thể là ổ chứa virus cúm gia cầm H5N1.

Cúm gia cầm là virus gây cúm chim

Theo Bộ Y tế, trường hợp mắc cúm gia cầm – cúm A/H5N1 ghi nhận mới nhất tại Việt Nam, là nam bệnh nhân 21 t.uổi, ở Khánh Hòa. Do bệnh tình diễn tiến nặng, bệnh nhân đã t.ử v.ong ngày 23.3.

Cúm chim (bird flu) hay cúm gia cầm do virus gây ra cho các loài chim và có thể xâm nhiễm một số loài động vật có vú. Ảnh REUTERS

Theo kết quả điều tra dịch tễ, vào dịp trước và sau tết Nguyên đán 2024, bệnh nhân có đi bẫy chim hoang dã ở gần khu vực sinh sống. Xung quanh khu vực gia đình bệnh nhân sinh sống không có hiện tượng gia cầm ốm, c.hết.

Lưu ý về mối liên quan giữa chim hoang dã và cúm gia cầm H5N1, cũng như nguy cơ nhiễm virus cúm gia cầm từ chim hoang dã, PGS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho rằng vì cúm A/H5N1 lưu hành ở chim hoang dã và chim hoang dã là ổ chứa rồi sau đó lây sang gia cầm, rồi từ gia cầm lây cho gia cầm khác tạo thành dịch ở gia cầm; và lây sang người gây bệnh ở người.

“Với tính chất đó, virus cúm gia cầm có tính chất khác hẳn so với một số bệnh truyền nhiễm khác như: sởi, bại liệt chỉ có nguồn truyền nhiễm duy nhất là người (không bao giờ là động vật)”, ông Phu lưu ý.

Nguy cơ cúm chim và cúm người tạo nên virus cúm mới

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cúm chim (avian influenza hay bird flu) hay cúm gia cầm là loại bệnh cúm do virus gây ra cho các loài chim và có thể xâm nhiễm một số loài động vật có vú.

Virus này được phát hiện lần đầu tiên cách đây hơn 100 năm và giờ đây phát hiện ở hầu hết các nơi trên thế giới. Virus cúm gia cầm thuộc nhóm virus cúm A.

Điều kiện thuận lợi làm tăng tính thay đổi của virus cúm là do người sống gần các loại gia cầm nuôi và lợn. Vì lợn có cảm thụ cao với cả virus cúm chim và virus cúm của các loài động vật có vú, bao gồm các chủng virus ở người, do đó, nó có thể đóng vai trò như là động vật trộn lẫn các vật liệu di truyền của các virus.

Chim có thể đào thải virus theo đường miệng và phân, do đó làm tăng lan truyền theo các đàn chim di cư. Nó có khả năng truyền trực tiếp từ chim, gà sang người.

Nếu có nhiều người mắc bệnh thì làm tăng khả năng: người bệnh trở thành nơi trộn lẫn các virus cúm người và động vật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái tổ hợp hình thành virus mới với gen virus cúm người và làm cho dịch dễ lan truyền từ người sang người, gây nên đại dịch ở người.

Theo Cục Y tế dự phòng, cúm A/H5N1 luôn là mối quan tâm của các nhà khoa học, với nhiều lý do, trong đó, đặc biệt lo ngại bởi đặc điểm “nó biến dị nhanh và cho thấy nó chứa các gen của các virus nhiễm từ các loài động vật khác nhau”. Virus H5N1 còn có tính sinh bệnh cao, độc lực mạnh, có khả năng gây bệnh nặng ở người.

Theo một chuyên gia về y tế dự phòng, về lý thuyết, mọi người đều có khả năng cảm nhiễm với virus cúm A/H5N1. Tuy nhiên, vì H5N1 là virus của loài chim và gia cầm nên khả năng gây bệnh, lan truyền ở người là rất thấp. Trong hàng trăm tuýp virus cúm gia cầm, hiện chỉ có 4 chủng được biết là gây bệnh ở người, đó là H5N1, H7N3, H7N7 và H9N2, thì H5N1 là virus thường gây bệnh nặng khi gây bệnh trên người.

Theo một chuyên gia của Bộ Y tế, Việt Nam vẫn duy trì giám sát các ca bệnh đường hô hấp do nhiễm cúm. Hiện chưa ghi nhận các biến đổi bất thường của virus cúm A/H5N1. Nhưng cần lưu ý, điều kiện thuận lợi làm tăng tính thay đổi của virus cúm là do người sống gần các loại gia cầm nuôi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *