Vitamin C và kẽm được dùng phổ biến trong điều trị cảm lạnh và cúm, song không có nhiều tác dụng với người nhiễm nCoV.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa JAMA Network Open ngày 12/2. Phó giáo sư, tiến sĩ Erin Michos của Đại học John Hopkins, tác giả công trình phát biểu: “Đáng tiếc là vitamin C và kẽm không có nhiều lợi ích với Covid-19 như nhiều người kỳ vọng”.
Thử nghiệm lâm sàng được tiến hành trên ba nhóm, với 214 người trưởng thành nhiễm nCoV. Nhóm thứ nhất được bổ sung vitamin C, nhóm thứ hai được bổ sung kẽm, nhóm thứ ba được bổ sung cả hai chất trên. Nhóm đối chứng thứ tư không sử dụng các chất này mà chỉ điều trị tiêu chuẩn (nghỉ ngơi, bù dịch, hạ sốt).
“Liều cao kẽm, vitamin C hoặc cả hai, đều không làm giảm các triệu chứng nCoV”, Tiến sĩ Milind Desai, chuyên gia tim mạch của Cleveland Clinic, đồng tác giả nghiên cứu, kết luận.
Dùng liều cao vitamin C và kẽm cũng gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Michos cho biết: “Các tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy và co thắt dạ dày được báo cáo nhiều hơn ở nhóm sử dụng chất bổ sung so với nhóm điều trị tiêu chuẩn”.
Nhiều người Mỹ thường dùng vitamin C và kẽm như một biện pháp điều trị hỗ trợ cảm lạnh, cúm do virus. Đây là chất chống oxy hóa và đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch. Chưa được chứng minh là giúp ngăn ngừa bệnh tật, nghiên cứu khác đã chỉ ra vitamin C làm giảm 8% các trường hợp cảm lạnh ở người lớn và 14% ở t.rẻ e.m.
Nhiều phân tích cho biết kẽm giúp tế bào của cơ thể chống lại tình trạng n.hiễm t.rùng. Mặt khác, thiếu kẽm làm tăng các cytokine t.iền viêm và giảm sản xuất kháng thể – một yếu tố quan trọng của quá trình miễn dịch.
Thực phẩm chứa vitamin C và kẽm. Ảnh: Shutterstock
Sử dụng quá liều kẽm và vitamin C gây ra nhiều tác dụng phụ. Theo Viện Sức Khỏe Quốc gia Mỹ, dùng vitamin C sau khi các triệu chứng cảm lạnh xuất hiện không mang lại nhiều tác dụng.
Dùng hơn 2.000 mg vitamin C mỗi ngày dẫn tới ợ hơi, ợ nóng, co thắt dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và đau đầu. Lượng vitamin C được khuyến nghị trung bình hàng ngày là 75 mg đối với phụ nữ và 90 mg đối với nam giới trưởng thành.
Dùng trên 40 mg kẽm một ngày có thể gây khô miệng, buồn nôn, chán ăn và tiêu chảy, ngoài ra còn tạo vị kim loại khó chịu khi ăn.
Theo Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ, dùng kẽm lâu dài làm giảm lượng đồng trong m.áu, giảm khả năng miễn dịch và giảm HDL-cholesterol (một loại cholesterol có lợi cho sức khỏe). Năm 2009, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cảnh báo không nên sử dụng thuốc xịt mũi chứa kẽm vì chúng có liên quan đến hơn 100 trường hợp mất khứu giác.
Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu vai trò của vitamin và các chất bổ sung khác trong điều trị Covid-19. Một số thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên đang được tiến hành nhằm xác định vai trò của vitamin D. Ngoài hỗ trợ phát triển xương khỏe mạnh, vitamin D còn có đặc tính chống viêm.
Các nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc đang nghiên cứu hiệu quả của liệu pháp tiêm vitamin C đường tĩnh mạch trong điều trị hỗ trợ những bệnh nhân suy hô hấp nặng phải thở máy. Nhiều công trình khoa học đang được tiến hành nhằm đ.ánh giá hiệu quả của các chất bổ sung như vitamin C, vitamin D và kẽm trong việc phòng ngừa Covid-19. Tuy nhiên, với nghiên cứu mới được công bố này, việc sử dụng vitamin C và kẽm để rút ngắn thời gian nhiễm nCoV dường như không có giá trị.
Muốn lá gan khỏe mạnh, hãy uống 1 ly sinh tố này vào mỗi sáng
Nếu bạn đang tìm kiếm một món ăn lành mạnh, đơn giản dễ làm nhưng lại giàu dinh dưỡng và đặc biệt tốt cho gan thì cần tây thực sự là một lựa chọn hoàn hảo.
Cần tây đã được chứng minh là một thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, loại rau này có vị dễ ăn, được trồng phổ biến ở nhiều nơi, rất dễ tìm và giá thành hợp lý.
Cần tây chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin C, beta carotene và flavonoid giúp bảo vệ gan và các cơ quan nội tạng khác khỏi những tổn thương do oxy hóa và sự xâm nhập của các tác nhân gây hại. Cần tây giúp làm giảm lượng chất béo tích tụ trong gan, bảo vệ và hỗ trợ gan sản xuất các enzyme chuyển hóa chất béo và độc tố.
Polyacetylenes và luteolin có trong cần tây là những chất chống oxy hóa có lợi có khả năng chống viêm hiệu quả, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh về gan, loãng xương và viêm khớp. Đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của cần tây còn hữu hiệu trong hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, cải thiện niêm mạc và kiểm soát dịch tiết.
Bên cạnh đó, cần tây với 95% nước và 5% chất xơ có rất nhiều vitamin và khoáng chất như kali, folate, vitamin A, C, K không những tốt cho gan mà còn rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp nuôi dưỡng và xây dựng lại các tế bào hồng cầu, thanh lọc m.áu, tốt cho trí não và có khả năng cải thiện tâm trạng nhờ 3-n-butylphthalide giúp làm giảm lượng hormone căng thẳng trong m.áu. Apigenin trong cần tây còn được chứng minh có thể t.iêu d.iệt tế bào ung thư.
Công thức làm sinh tố cần tây
Trong số các món ăn được chế biến từ cần tây, sinh tố cần tây không những ngon, đơn giản dễ thực hiện, mà còn là một trong số những cách chế biến giúp chúng ta hấp thụ chất dinh dưỡng từ loại rau này hiệu quả nhất.
Cách thực hiện:
– Cần tây cắt bỏ gốc, rửa sạch.
– Cắt cuống cần tây thành từng khúc và cho vào máy xay sinh tố.
– Thêm khoảng 1/4 cốc nước tinh khiết, xay mịn.
– Có thể thêm sữa tùy theo khẩu vị.
Lưu ý: Nên sử dụng sinh tố (hoặc nước ép) cần tây vào buổi sáng để đạt lợi ích sức khỏe tối ưu. Sinh tố chưa sử dụng hết có thể bảo quản trong tủ lạnh.