Vitamin E có nhiều trong thực phẩm nào?

Tôi năm nay 40 t.uổi mà da nhăn nheo, nghe nói vitamin E có tác dụng chống lão hóa, nhưng không biết vitamin này có nhiều trong những thực phẩm nào, xin quý báo tư vấn.

hoaian@yahoo.com

Ảnh minh họa

Vitamin E là loại vitamin tan trong dầu, có chức năng bảo vệ cơ thể, chống lại các phản ứng ôxy hóa có hại do các gốc tự do ở tế bào gây ra.

Cũng như vitamin C, beta caroten, vitamin E cũng có tác dụng chống lại quá trình lão hóa. Mặt khác, vitamin này còn có tác dụng điều trị bệnh rối loạn mỡ m.áu, gan nhiễm mỡ, hỗ trợ điều trị vô sinh ở nam giới do suy giảm t.inh t.rùng, bệnh đục thủy tinh thể.

Khi thiếu vitamin này có thể dẫn đến những bệnh như rối loạn thần kinh, vô sinh, rung giật nhãn cầu… Cách tốt nhất bổ sung vitamin E cho cơ thể là từ thực phẩm. Những thực phẩm giàu vitamin này là đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, hạt hướng dương.

Trong một số trường hợp cần dùng vitamin E dưới dạng thuốc uống nhưng phải theo chỉ dẫn của bác sĩ, vì dùng quá liều có thể gây ra tiêu chảy, chóng mặt, buồn nôn…

Thực phẩm nấm mốc: Chớ nên “tiếc của”

Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng nếu thực phẩm không bảo đảm vệ sinh an toàn, đặc biệt là thực phẩm đã bị nấm mốc, quá hạn sẽ là nguồn gây bệnh nếu người nội trợ tận dụng vì “tiếc của”.

Thực phẩm bị nấm mốc có chứa aflatoxin.

Chứa nhiều độc tố

Khi nói đến thực phẩm “bẩn”, nhiều người nghĩ ngay tới những loại chứa hóa chất, nhiễm độc mà quên rằng thói quen sử dụng thực phẩm chưa khoa học cũng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm lớn là môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi, phát triển. Bởi tâm lý “tiếc của”, nhiều người cố gắng loại bỏ nấm mốc khỏi thực phẩm bằng cách rửa sạch, tráng nước sôi, đem phơi nắng… Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, thói quen đó có thể gây hại khôn lường.

Hiện có hàng nghìn loại nấm mốc sinh trưởng ở môi trường nhiệt độ cao và độ ẩm lớn. Việc bảo quản không tốt các loại thực phẩm, nhất là thực phẩm khô, ngũ cốc chứa hàm lượng tinh dầu cao sẽ dẫn đến tình trạng gia tăng tình trạng nấm mốc. Tỷ lệ nhiễm nấm mốc ở các loại ngũ cốc (thường là lạc, ngô, gạo, lúa mì, các loại hạt họ đậu…) lên đến 25%.

Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) thông tin: Nếu không được bảo quản đúng cách, ngũ cốc có thể sản sinh độc tố aflatoxin. Các loại nông sản thường bị nhiễm aflatoxin là ngô, kê, lúa, miến, gạo, lúa mì, hạt có dầu (lạc, đậu tương, hạt hướng dương, hạt bông), gia vị (ớt, hạt tiêu đen, nghệ, gừng) và các loại quả hoặc hạt khác như hạt dẻ, dừa…

Đáng chú ý, độc tố aflatoxin rất khó bị phân giải bởi nhiệt độ cao hay hóa chất; không những thế, nó còn có thể tích lũy trong cơ thể người và động vật. Người ta đã thấy lạc rang ở nhiệt độ 1.500oC, các bào tử nấm đều bị diệt nhưng độc tố của chúng không bị phá hủy hoàn toàn, vì vậy, nếu ăn thì vẫn nguy hiểm. “Các báo cáo cho biết, aflatoxin gây ra 30% số trường hợp ung thư gan trên thế giới”, bác sĩ Minh Hương (Bệnh viện Thu Cúc) cho biết.

Hiện có gần 40% số loài nấm mốc đã được biết đến có thể sản sinh ra độc tố, tuy mức độ khác nhau nhưng ít nhiều đều nguy hiểm cho sức khỏe con người. Ăn phải những loại ít độc hoặc một liều lượng nhỏ độc tố nấm, người bệnh bị nôn mửa, tiêu chảy, choáng váng. Nhưng nếu độc tố tích lũy dần trong cơ thể thì có thể dẫn đến bệnh ung thư gan, suy thận, ung thư buồng trứng… Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 600 triệu người mắc bệnh và 420 nghìn người t.ử v.ong do ăn thực phẩm không an toàn. Thực phẩm “bẩn” là nguyên nhân gây ra hơn 200 bệnh khác nhau.

Để tránh “rước bệnh vào người”

Theo khuyến cáo của chuyên gia, khi hình dạng, màu sắc, mùi vị của thực phẩm bị biến dạng, hoặc nghi ngờ thực phẩm bị nấm mốc thì không nên vì tiếc mà sử dụng; việc tiêu hủy thực phẩm ít tốn kém hơn khi phải chịu các chi phí khắc phục hậu quả do nó gây nên. Điều quan trọng, ánh nắng mặt trời chỉ có tác dụng làm khô thực phẩm chứ không triệt tiêu được nấm mốc. Do vậy, khi thực phẩm đã bị mốc, tốt nhất là bỏ đi.

Đối với các loại thực phẩm tươi sống, người dùng khi mua về cần bao gói cẩn thận và bảo quản trong tủ lạnh. Tuy nhiên, cần hạn chế việc tích trữ quá nhiều đồ ăn, rau củ quả trong tủ lạnh. Các loại thực phẩm khô cần được để ở nơi khô ráo, tránh nơi ẩm thấp và tránh để ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Các loại hạt, ngũ cốc có thể sử dụng trong vài tháng, thậm chí cả năm nếu biết cách bảo quản hợp lý như đựng trong lọ thủy tinh, hộp kín hoặc buộc nilon kín treo ở những nơi khô ráo, thoáng mát.

Để tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm hoặc rước bệnh vào người do bảo quản thực phẩm sai cách, các chuyên gia khuyến cáo: Người tiêu dùng cần tuân thủ nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”. Nếu phát hiện sản phẩm lên mốc xanh, vàng nâu hoặc đen thì ngay lập tức phải loại bỏ ngay. Bên cạnh đó, các đồ dùng để nấu nướng và ăn uống cũng phải bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, không dùng khăn ẩm mốc, nhờn mỡ để lau bát đũa. Cần nấu chín kỹ thịt, cá và ăn ngay sau khi nấu; thức ăn nấu chín nếu để quá 4 giờ và nhất là để cách đêm thì nhất thiết phải được đun chín lại. Không để lẫn thực phẩm chín với thực phẩm sống khi bảo quản, không dùng chung thớt để thái đồ chín và đồ sống…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *