Một người phụ nữ đã kết hôn nhưng lại không dám sống chung phòng với chồng. Sau 1 năm, nguyên nhân thực sự mới được phát hiện ra.
Hana Awwad, sống ở Liverpool, Anh lẽ ra sẽ có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc với người chồng Hassan Awwad. Nhưng tất cả đã kết thúc sau 3 năm chỉ vì cô không bao giờ chịu “gần gũi” hay muốn ở cùng một phòng với chồng.
Tháng 8/2016, cặp vợ chồng mới cưới đã chuyển tới Mỹ – nơi Hassan đang làm công việc nha sĩ. Cũng chính thời điểm này, Hana dần xuất hiện những biểu hiện kỳ lạ.
Vì không có thị thực nên Hana không thể đi làm mà phải sống ở nhà. Trong suốt 9 tháng sống trong căn hộ mới, Hana như người mắc bệnh nặng. Cô không thể chạm vào người hay bất cứ loài động vật nào khác. Cô không muốn tiếp xúc cơ thể với ai, ngay kể cả chồng.
Hana Awwad không muốn ở chung với chồng hay gần gũi với anh vì sợ sẽ gây bẩn cho anh.
“Tôi bị ám ảnh với ý nghĩ rằng tôi đang làm bẩn căn hộ của mình nên liên tục dọn nhà và ném quần áo đi.” Hana chia sẻ. “6 tháng sau khi chuyển tới Mỹ, Hassan đã phải sống ở khách sạn vì tôi cảm thấy căn hộ mà chúng tôi ở quá ô nhiễm. Điều này thật sự rất cô đơn và gây khó chịu với chúng tôi.”, Hana kể lại.
Vì các vấn đề của Hana trở nên nghiêm trọng nên bố mẹ cô đã bay sang Mỹ để đưa cô về nhà. Họ đã phải mất 3 tuần để thuyết phục cô rời khỏi căn hộ. “Khi rời đi, tôi chỉ cầm theo duy nhất chiếc điện thoại và cuốn hộ chiếu, tất cả những thứ còn lại tôi đều bỏ đi hết.”, Hana kể lại.
Ngay kể cả khi quay trở lại Anh, vấn đề của Hana không hề được cải thiện mà thậm chí còn trầm trọng hơn. “Đây là khoảng thời gian tồi tệ nhất trong cuộc đời tôi. Tôi cảm thấy mình như đã c.hết và nhìn cuộc sống qua những người khác. Tôi đã xem các sự kiện gia đình trên video và điện thoại, nhưng không thể ở đó và tham gia. Tôi ao ước có thể chơi trong công viên với các cháu như trước”.
Hana Awwad được chẩn đoán mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế vào tháng 5 năm 2017.
Tháng 5/2017, Hana cuối cùng đã được chẩn đoán mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và bắt đầu dùng thuốc kết hợp trị liệu theo nhóm.
Chứng bệnh OCD của Hana có xu hướng cầu toàn, tức là cô có yêu cầu quá mức về sự hoàn hảo nên đã gây ra các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng, bao gồm trầm cảm và lo lắng. Chứng bệnh này cũng khiến Hana thổi phồng về mọi thứ, cô lo lắng việc chính bản thân cũng có thể gây tổn hại tới người khác.
Vì vậy, khi chồng Hana bay tới Liverpool để thăm vợ, cô sợ mình sẽ gây bẩn cho chồng nên nhất định không cho anh vào nhà. Cuộc hôn nhân kéo dài 3 năm nhưng cặp đôi chỉ ở bên nhau được 7 tháng và cô thậm chí còn không muốn ở cùng một phòng với chồng. Cuối cùng, cả hai đành lựa chọn ly thân.
Mặc dù tuyệt vọng nhưng may mắn khi Hana vẫn có gia đình bên cạnh. Cha cô mỗi ngày sẽ mang đồ ăn tới cho cô sau đó mau chóng rời đi để cô có thể cảm thấy rằng mình không làm bẩn cha.
Tình trạng của Hana dần có chuyển biến tích cực khi cô làm việc với một công ty mèo.
Tia hy vọng đối với chứng bệnh OCD của Hana thực sự thay đổi khi một ngày cô vẽ logo cho một công ty về mèo. Lần đầu tiên cô ra khỏi nhà và gặp người lạ, thậm chí bắt tay với họ và vuốt ve con mèo ở công ty. “Tôi nghĩ rằng nếu tôi có thể làm điều đó, tôi có thể đi tới ôm mẹ tôi.” Hana nói.
Dần dần, Hana đã thay đổi và tiến về phía trước. Cô chia sẻ: “Mặc dù những người mắc OCD có thể cần thời gian dài để điều trị và không có sẵn nhiều phương pháp trị liệu nhưng họ hoàn toàn có thể khỏe lại. Tôi là bằng chứng về điều đó.”
Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một bệnh rối loạn tâm thần ảnh hưởng đến cách suy nghĩ và hành vi của bệnh nhân. Khi mắc bệnh, các suy nghĩ và nỗi sợ không mong muốn (hay còn gọi là sự ám ảnh) xuất hiện liên tục và khiến bệnh nhân lặp đi lặp lại các hành động cưỡng chế.
Dấu hiệu và triệu chứng chủ yếu của rối loạn ám ảnh cưỡng chế là xuất hiện các ám ảnh và hành vi cưỡng chế không phải do sử dụng m.a t.úy hoặc các bệnh lý khác. Chúng khiến bạn kiệt sức và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Có rất nhiều loại ám ảnh và hành vi cưỡng chế như:
Các ám ảnh thường xảy ra:
– Có các suy nghĩ không mong muốn như thấy các hình ảnh bạo lực;
– Xuất hiện nỗi sợ mình sẽ làm hại người khác và bản thân hoặc làm điều gì đó đáng xấu hổ;
– Cảm thấy có trách nhiệm cho những điều sai trái và điều gì đó tồi tệ sẽ xảy ra;
– Quan tâm quá mức đến chất thải cơ thể, chất bẩn hoặc vi khuẩn;
– Lo lắng quá mức đến các chất gây ô nhiễm và lo lắng về việc bị bệnh nặng đến một mức độ không hợp lý.
Các hành vi cưỡng chế:
– Thức dậy vài lần vào ban đêm để chắc chắn rằng các thiết bị đã được tắt, cửa đã khóa và cửa sổ đã đóng;
– Sắp xếp quần áo, giày dép hoặc chén đĩa theo một thứ tự hoặc theo một hướng nhất định thì mới hết cảm giác lo âu;
– Rửa tay liên tục vì sợ n.hiễm t.rùng (mặc dù điều này không có khả năng xảy ra).
Bệnh nhân thường không muốn thực hiện các hành vi này nhưng thường không thể kiểm soát được chúng. Các hành vi cưỡng chế này có thể chiếm phần lớn thời gian trong ngày và gây khó khăn để làm những công việc hữu ích hơn.
Theo Minh Thùy (Dịch từ Mirror) (Khám phá)
Răng miệng “dở chứng” thế này, đến nha sĩ ngay!
Bỗng dưng thấy răng đau nhức khi nhai, phát hiện răng bị ố vàng hay có răng bị lung lay…là những dấu hiệu cho thấy vấn đề sức khỏe răng miệng đang gặp vấn đề và bạn nên khám nha sĩ ngay, theo Prevention.
Răng đau nhức
Đau một hoặc nhiều chiếc răng khi nhai có thể là dấu hiệu bạn đang bị sâu răng, theo chuyên gia răng miệng Sally Cram ở Washington (Mỹ).
“Có một loại vi khuẩn đặc biệt lấy đường từ thực phẩm và biến thành axit, gây ra sâu răng hoặc khiến răng bị thủng lỗ”, bác sĩ Sally Cram nói. Và khi những lỗ thủng này càng sâu thêm thì sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm và gây sâu răng.
Bác sĩ Sally lưu ý thêm rằng nếu cơn đau trên chỉ xảy ra một lần rồi hết trong thời gian ngắn và chỉ giới hạn ở một điểm nào đó thì không có gì phải lo lắng cả.
Nếu răng bạn bị nhức hay nhói đau một đến hai ngày thì chưa sao, nhưng nếu kéo dài hơn một tuần thì rất có thể là vấn đề sức khỏe răng miệng do bạn hay nghiến răng.
Còn nếu răng đau kèm theo sưng nướu thì có thể bạn bị n.hiễm t.rùng chân răng. Bạn nên đến nha sĩ khám sớm để biết chính xác tình trạng đau để còn điều trị kịp thời.
Răng ố vàng
Răng ố vàngkhông phải là dấu hiệu bệnh răng miệng nghiêm trọng. Hiện tượng này chỉ cho thấy bạn dùng nhiều cà phê, trà, rượu hay các đồ uống dễ ám màu. Bạn chỉ cần chăm sóc răng miệng kỹ với kem đ.ánh răng giúp làm trắng hoặc một lần ghé qua nha sĩ là giải quyết được vấn đề ngay.
“Tuy nhiên, bạn nhớ súc miệng lại bằng nước sau khi dùng trà, cà phê, rượu vang… để răng khỏi bị ố vàng”, bác sĩ Worth khuyên.
Răng đột ngột lung lay hoặc nghiêng lệch
Nếu đầu chưa bạc mà răng đã vội long và nghiêng ngả hay thậm chí muốn rụng hoàn toàn thì chắc không cần đến nha sĩ, bạn cũng biết rõ tình hình trở nên nghiêm trọng rồi. “Đây là hậu quả của bệnh nha chu, gây mất xương xung quanh răng và hàm”, bác sĩ Sally cho biết.
Nếu bạn không vệ sinh răng miệng phù hợp (bao gồm đ.ánh răng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa mỗi ngày, chăm sóc răng miệng ở nha khoa 2 lần/năm), mảng bám sẽ hình thành và cứng lại thành cao răng. Cao răng ăn sâu vào nướu, thậm chí vào xương nếu chúng không được làm sạch kịp thời. Nếu phát hiện răng bị long đột ngột, bạn hãy đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt.
Nướu sưng đỏ hay ra m.áu
Đó có thể là do hiện tượng kích ứng thường gặp trong thai kỳ hoặc do thay đổi hormone. Hoặc cũng có thể nướu răng bị tình trạng tích tụ vi khuẩn.
Nếu bạn chăm chỉ đ.ánh răng, dùng chỉ nha khoa và thấy nướu hết đau nhức trong một hai ngày thì không có gì nghiêm trọng, Pia Lieb, một nha sĩ thẩm mỹ ở New York (Mỹ) cho biết. Song, nếu tình trạng đau nướu hay ra m.áu kéo dài hơn một tuần thì đó có thể là một dấu hiệu khác của bệnh viêm nha chu. Lúc này, bạn đi gặp bác sĩ ngay là tốt nhất.
Vết loét trong miệng
Vết loét miệng gây đau nhức có thể là dấu hiệu cho thấy bạn ăn quá nhiều cam, quýt hay đồ cay nóng, theo bác sĩ Worth. Nếu tình trạng này kéo dài chỉ 2 hoặc 3 ngày thì không sao. Còn khi vết loét kéo dài thì có lẽ bạn đang thiếu vitamin A nghiêm trọng. Hãy tích cực ăn cà rốt, rau bina… Nếu tình hình không cải thiện thì bạn nên gặp bác sĩ sớm.
Thảo Nguyên
Theo Prevention/kienthuc