Vụ nước sạch ở Hà Nội nhiễm độc: Chuyên gia khẳng định mùi khét của nước không phải là Styren có trong dầu thải

Chuyên gia khẳng định, Styren là chất không màu, không mùi. Mùi khét có trong nước chủ yếu là kim loại nặng bị bào mòn trong quá trình thiết bị, máy móc vận hành.

Liên quan đến kết quả và các mẫu xét nghiệm nước nhiễm dầu thải có hàm lượng Styren cao cấp từ 1,3 đến 3,65 lần theo quy định vừa được công bố, PV Báo Gia đình & Xã hội đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) về bản chất của dầu thải và mức độ độc hại của các chất có trong dầu thải.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định: “Styren là hợp chất không màu, không mùi, không vị. Khi hòa tan với nước, Styren không gây phản ứng hóa học.

Hàm lượng Styren trong Tiêu chuẩn của Bộ Y tế năm 2018 là cực thấp, không đáng được gọi và đáng chú ý trong an toàn thực phẩm, an toàn nguồn nước. Có thể nói chất này là vô nghĩa”.

Nhiều tảng dầu thải được phát hiện trên vách suối, cách Nhà máy nước mặt sông Đà khoảng 800m.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh lý giải: “Lượng Styren có trong dầu khuếch tán ra rất ít. Khi khuếch tán, Styren có công thức hóa học là từ poly-styren sau đó phân giải thành Mono-styren và hàm lượng Styren này rất ít. Giả sử Styren có trong nước thì bản chất chất này không màu, không mùi, không vị và không gây phản ứng hóa học với nước thì lấy cớ gì để người dân ngửi thấy Styren trong nước? Rõ ràng nguyên nhân gây mùi không phải là do Styren. Hơn nữa, bản thân Styren không phải là chỉ số đ.ánh giá chất lượng nguồn nước”.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh lập luận: “Dầu nhớt ban đầu là hợp chất hữu cơ (Carbon Hydro-no), có màu vàng nhẹ, trong và sánh. Trong quá trình bôi trơn thiết bị vận hành thì dầu máy bị đốt cháy thành chất hóa học. Lúc này, dầu nhớt màu vàng trong sẽ biến thành hóa chất hỗn hợp màu đen đặc. Dầu nhớt bị đen đặc này chính là chất độc, khi cho xuống nước thì thủy sinh c.hết.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội).

Thứ hai, trong quá trình thiết bị máy móc vận hành, các kim loại, hợp kim cấu thành nên thiết bị đó sẽ bị bào mòn và hòa vào dầu. Trong kim loại bị mòn ra đó có rất nhiều kim loại nặng như sắt, thiếc, chì, asen, thủy ngân… Điều này đồng nghĩa, dầu thải luôn chứa rất nhiều kim loại nặng.

Khi dầu này hòa vào nước thì một bộ phận dầu sẽ bổi trên bề mặt nước, còn một bộ phận chất độc là kim loại nặng đang hòa tan và khuếch tán trong nước. Đã hòa tan vào nước thì không thể xử lý được. Dầu có thể vớt được nhưng cũng không thể triệt để. Chúng ta có thể tự chứng minh bằng cách vớt dầu trên bề mặt nồi canh. Chắc chắn là không thể vớt hết được”.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định, mùi khét chúng ta ngửi được chính là mùi khét của kim loại nặng bị bào mòn trong quá trình vận hành, đây là chất độc. Nếu như nước ăn có dầu thải máy vào là gây độc, bất luận dầu nào đều gây độc, mà đã gây độc là phải loại.

“Tiêu chuẩn đ.ánh giá của nước bằng cảm quan là không vị, không màu, không mùi. Khi nước đã có màu hoặc có mùi thì chắc chắn là ô nhiễm. Chúng ta không thể cho rằng đây là mùi Clo. Vì Clo có mùi hắc nhưng không khét. Clo là chất cần thiết dùng để sát trùng, trong sát trùng nước thì luôn cho dư so với năng lực sát trùng của Clo. Ví dụ cho 0,5mgr Clo/lít là đủ để sát trùng. Trong vụ việc, Công ty CP Đầu tư nước sạch sông Đà sử dụng lượng Clo cao hơn nữa cũng không sao nhưng mùi hắc khét trong nước chắc chắn không phải Clo, bởi Clo bay hơi rất nhanh. Đặc biệt khi đun nóng, Clo nhanh chóng trở về trạng thái không màu không mùi và không vị”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho hay.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, trong kim loại bị mòn ra đó có rất nhiều kim loại nặng như sắt, thiếc, chì, asen, thủy ngân… Điều này đồng nghĩa, dầu thải luôn chứa rất nhiều kim loại nặng.

Đồng quan điểm, Th.S Đỗ Thanh Bái, chuyên gia môi trường, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Hoá học Việt Nam cho biết: “Dầu thải có rất nhiều chất khác nhau, có những chất không tan trong nước và có những chất tan trong nước, có những chất tạo mùi nhưng có chất khác tạo vị lạ”.

Th.S Đỗ Thanh Bái khẳng định: “Bản thân dầu là độc rồi, nhưng đây là dầu thải đã qua bôi trơn động cơ nên tính động mạnh và tính độc rất đa dạng. Có nhiều loại độc khác nhau. Không chỉ có chất Styren mà có rất nhiều chất độc khác nhau như Benzen, Xylenes, Sturen… rất nhiều chất tạo ra mùi khét. Tuy nhiên, có thể trong quá trình phân tích thì cấu trúc các chất này có thể gần giống với cấu trúc của Styren nên quy vào Styren. Bởi vì tính độc Styren không bằng những chất khác và Styren cũng không có màu, không mùi, không tan trong nước”.

Bảo Loan

Theo giadinh.net

Ăn mì gói nhiều thứ 5 thế giới, người Việt cần chú ý điều gì?

Nếu người tiêu dùng tiêu thụ thụ mì ăn liền trường kỳ thì sẽ bị suy dinh dưỡng do thiếu chất.

Người Việt tiêu thụ 5.2 tỷ gói mì/năm

Báo cáo thị trường hàng tiêu dùng nhanh quý II-2019 của hãng nghiên cứu Kantar Worldpanel công bố gần đây cho thấy, bình quân khối lượng tiêu thụ mỳ ăn liền tính trên đầu người mỗi năm tại khu vực nông thôn lên đến 56 gói. Con số này tại những thành phố như TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ là 36 gói. Trong vòng một năm qua, ước tính có đến 90% hộ gia đình Việt Nam sử dụng thực phẩm này.

Trong khi đó, số liệu từ Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA) cho biết, ước tính trong năm 2018 người Việt Nam tiêu thụ 5.2 tỷ gói mì, xếp thứ 5 thế giới. Nếu tính dân số 95 triệu dân vào năm 2018 thì trung bình một người Việt ăn gần 55 gói mì một năm, cao hơn cả quốc gia dẫn đầu về lượng tiêu thụ mì gói là Trung Quốc (31 gói), Indonesia (46,4), Nhật Bản (45,8). Cũng theo WINA, trong 4 năm trở lại đây mức tiêu thụ mì gói của Việt Nam gia tăng mạnh mẽ.

Những con số trên khiến nhiều người tiêu dùng lo lắng về tình trạng thiếu dưỡng chất trong chế độ ăn uống. Chia sẻ với PLO, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội thông tin, trên thực tế, việc sản xuất mì gói ở các công ty uy tín đều phải đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, sử dụng nguyên liệu nằm trong danh mục quy định của Bộ Y tế và rất phổ biến như: bột mì, muối ăn, bột ngọt, dầu chiên, ớt, tỏi, hành, rau củ sấy khô… Do đó về cơ bản mì gói an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên nếu người dân tiêu thụ mì gói trường kỳ thì sẽ bị suy dinh dưỡng cho thiếu chất.

Nếu người dân tiêu thụ mì ăn liền trường kỳ thì sẽ bị suy dinh dưỡng cho thiếu chất. Ảnh: Internet

Điều này cũng được BS.CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp – Phó chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, khẳng định rằng: “Nhìn chung mì gói không độc hại, vì hiểu đơn giản rằng là thực phẩm được cấp phép của Bộ Y tế thì không gây độc hại cho người tiêu dùng. Nhưng nếu ăn liên tục kéo dài sẽ không có lợi cho sức khỏe, vì mì gói không cân đối các chất dinh dưỡng do nó có nhiều chất bột đường. Thay thế bữa ăn bằng mì gói sẽ thiếu chất đạm, các loại vitamin từ rau xanh, không có lợi cho sức khỏe”.

Cũng theo bác sĩ Diệp, mức độ ăn thường xuyên hay liên tục, kéo dài ở đây còn phụ thuộc vào thể trạng của từng người và lứa t.uổi. “Chúng ta không nên đặt ra một khuyến nghị chung rằng liên tục và kéo dài là bao lâu, trên một tuần hoặc một tháng. Do đó cần tự biết cân đối dinh dưỡng, hạn chế thực phẩm chế biến. Hiện nay, theo khuyến nghị về mặt dinh dưỡng, chúng ta nên ăn các loại ngũ cốc còn thô như gạo, bắp, khoai, bột mì… và thịt, rau củ tự nhiên hơn là thực phẩm chế biến”, bà thông tin.

Ăn thế nào để đảm bảo an toàn?

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, để đảm bảo dinh dưỡng khi ăn mì ăn liền, cần bổ sung thêm rau xanh, hải sản, hoặc thịt, cá, trứng… để tô mì gói thêm giàu dinh dưỡng và ngon miệng, ông cũng thông tin trên thế giới, chưa từng ghi nhận kết quả nghiên cứu khoa học nào đủ tin cậy để khẳng định mì ăn liền lại có thể chứa những chất gây ung thư.

Nên bổ sung chất xơ, chất đạm khi ăn mì ăn liền. Ảnh: Internet

BS. CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp cũng bày tỏ, nếu muốn mì gói trở thành một bữa ăn phải bổ sung chất đạm, chất xơ từ thịt, cá và rau củ…Đồng thời, trong sợi mì có một chút muối cũng tương đương với các thực phẩm khác nhưng trong gói mì còn có thêm gói gia vị, khi chế biến chỉ nên cho một ít gia vị này để giảm bớt lượng muối. Nếu ăn nhiều muối sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp.

Bên cạnh đó thói quen tiêu thụ mì gói vào bữa tối và ăn liên tục kéo dài cũng được bác sĩ Diệp khuyến cáo người tiêu dùng nên tử bỏ.

“Dù chúng ta cân đối thành phần dinh dưỡng như thế nào cũng sẽ gây ra các vấn đề cho chuyển hóa và bị béo phì. Bởi công nghệ để sản xuất ra mì ăn liền đã làm mì gói chứa một hàm lượng chất béo transfat. Chất béo này không có lợi cho hệ tim mạch của cơ thể, dễ làm xơ vữa động mạch, nguy cơ mắc bệnh tim mạch”, bà thông tin thêm, “vì vậy, lạm dụng mì gói như một bữa ăn chính sẽ không có lợi cho sức khỏe. Chúng ta nên chọn mua những loại mì mà trong thành phần có bổ sung các vi chất dinh dưỡng như nhóm chất vitamin B hay hàm lượng muối ít, có ít chất béo bão hòa…”

Ai không nên ăn mì gói?

Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh những người mắc chứng béo phì, tim mạch, mắc bệnh dạ dày và mắc bệnh thận nên hạn chế ăn mì gói. Ngoài ra các bậc phụ huynh cũng không nên cho t.rẻ e.m ăn nhiều mì gói do chúng là thực phẩm ăn liền, có chứa nhiều dầu mỡ nên khi t.rẻ e.m ăn vào thường kích thích vị giác, không ăn các món ăn khác và dần trở nên biếng ăn. Đồng thời tránh tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng ở trẻ.

NGUYÊN HÀ

Theo PLO

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *