Sáng 7-1, Bệnh viện Từ Dũ đã tổ chức họp báo, thông báo kết luận của hội đồng chuyên môn về trường hợp thai nhi 40 tuần t.uổi t.ử v.ong, gia đình tố bệnh viện tắc trách.
Theo bác sĩ (BS) chuyên khoa II Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Từ Dũ, sự việc xảy ra ngày 28-12 như sau: chị D. (vợ anh N.V.Q. – người đã có lời tố cáo rằng BV Từ Dũ tắc trách để thai nhi t.ử v.ong) có thai 40 tuần 1 ngày và được nhập viện, theo dõi tại khoa Sản A để chờ sinh.
Khi anh Q. báo chị D. đau bụng nhiều, mẹ và bé đã được kiểm tra lại mỗi 1-2 tiếng, tim thai hoàn toàn bình thường, không có dấu hiệu suy. Mỗi lần chồng sản phụ lo lắng lên báo, chị D. đều được khám lại.
Các bác sĩ đang trình bày kết quả họp hội đồng chuyên môn
Tuy nhiên đến 22 giờ, tim thai khó ghi nhận và kết quả siêu âm sau đó cho thấy bé đã mất. Trong quá trình thăm khám phát hiện dấu hiệu nhau bong non nên đã chỉ định mổ để an toàn hơn cho mẹ bởi nếu để tình hình diễn tiến tiếp, có thể dẫn đến phong huyết tử cung – nhau, có khi phải cắt tử cung.
Khi em bé đã t.ử v.ong được lấy ra khỏi cơ thể mẹ, kết quả ghi nhận: dây rốn thắt nút, 2 vòng rốn quấn cổ, nhau bong non 10%. Quá trình này có sự theo dõi của anh Q. – chồng sản phụ.
BS Mỹ Nhi cho biết vào ngày hôm qua, BV đã lập hội đồng chuyên môn lần thứ 3 để đ.ánh giá lại ca này không có sự tắc trách trong chuyên môn. Nguyên nhân lớn nhất khiến em bé t.ử v.ong là dây rốn thắt nút, một tình trạng hiếm gặp trong y văn, tỉ lệ 0,3-2%.
Tình trạng này cũng rất khó chẩn đoán trên siêu âm, hoàn toàn không có triệu chứng lâm sàng, không có dấu hiệu cảnh báo, khó xác định thời điểm xảy ra vấn đề bởi dây rốn trong bụng mẹ thường nằm cuộn, chồng lên nhau.
Khi dây rốn thắt nút tồn tại và ngày một siết chặt hơn, tuần hoàn của mẹ – con sẽ bị cắt đứt vào một thời điểm nào đó. Thời điểm phổ biến là ngay lúc chuyển dạ, bởi cơn gò của tử cung có thể kích thích dây rốn siết chặt hơn. Tim thai bị mất đột ngột, không có dấu hiệu suy nên nguy cơ đột tử rất cao.
Y khoa hoàn toàn không có biện pháp dự phòng dây rốn thắt nút. Các ca phát hiện được rất tình cờ và hiếm hoi. Khi dây rốn thắt nút hiện diện, nguy cơ t.ử v.ong thai tăng gấp 4 lần.
Tuy nhiên, BV Từ Dũ vẫn gửi lời chia sẻ đến gia đình bệnh nhân và đã có cuộc trao đổi với chồng sản phụ. “Chúng tôi cảm thấy có lỗi khi không bảo vệ được con anh Q. và chị D.” – BS Mỹ Nhi nói. BV Từ Dũ cũng đã gửi công văn trả lời chi tiết cho anh Q. theo như anh yêu cầu.
Về trường hợp ra huyết trong giai đoạn chờ sinh, BS Mỹ Nhi cho biết đó là dấu hiệu bình thường trong các ca chuyển dạ. Cục m.áu nhỏ rơi ra là nút nhầy cổ tử cung, sẽ bật ra khi sản phụ chuyển dạ.
Trước đó, vào ngày 28-12, vợ chồng anh N.V.Q. đến BV Từ Dũ để sinh con. Rất tiếc, con của anh chị đã t.ử v.ong. Anh Q. cho rằng bé c.hết do BV tắc tách nên đã khiếu kiện.
Tin-ảnh: A. Thư
Theo nguoilaodong
Mổ bắt con cho sản phụ bị suy thai, bác sĩ cũng ngỡ ngàng với điều đặc biệt ở em bé
Dù còn cách ngày dự sinh đến 5 tuần nữa nhưng bác sĩ siêu âm thấy thai nhi có dấu hiệu suy thai nên đã cho mổ khẩn cấp cho sản phụ.
Nhận thấy một trường hợp có biểu hiện suy thai khi chuyển dạ, bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ quyết định mổ bắt con khẩn cấp và phát hiện bé chào đời có dây rốn bị thắt 2 nút. Đó là trường hợp của chị H.N.C. (30 t.uổi) mang thai lần thứ 3.
Hai lần trước chị đều sinh bé không đủ tháng. Ngày 14/12, khi thấy thai máy ít và đau bụng, chị đã đến khám tại bệnh viện địa phương, sau đó được chuyển lên Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM).
Khi đặt máy ghi nhận tim thai và cơn gò tử cung, các bác sĩ nhận thấy tính mạng bé đang bị nguy hiểm nên quyết định mổ khẩn.
Nghe bé khóc chào đời to rõ dù sinh sớm hơn dự định gần 5 tuần, cả kíp mổ vui mừng bởi bé có đến 2 nút thắt dây rốn.
Một ca sinh tại Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM)
Tình trạng này khiến dây rốn hoàn toàn có thể bị cản trở việc cung cấp m.áu cho thai nhi.
Theo các bác sĩ, dây rốn thắt nút chiếm tỉ lệ 0,3 đến 2 % các trường hợp sinh.
Một số yếu tố có thể được ghi nhận trong việc làm gia tăng khả năng bị thắt nút của dây rốn như là việc quá dài, thai nhi giới tính nam và có kích thước nhỏ sản phụ bị đái tháo đường thai kỳ, đa ối.
Dây rốn thắt nút thường được hình thành trong khoảng từ 9 đến 12 tuần t.uổi thai, dù vậy, có một vài trường hợp ghi nhận nút thắt xảy ra khi người phụ nữ vào chuyển dạ.
Thông thường, với chất thạch Wharton trong dây rốn bảo vệ các mạch m.áu, dẫu có thắt nút, thai nhi cũng sẽ tránh bị đe dọa tính mạng vì nút thắt này lỏng lẻo. Tuy vậy trong một vài trường hợp hiếm hoi khác, có mối liên quan giữa dây rốn thắt nút và t.ử v.ong thai.
B.é g.ái chảo đời với 2 nút thắt dây rốn. (Ảnh: BVCC)
Các mối thắt này nếu siết chặt, do xoay chuyển của thai hay trong quá trình chuyển sẽ làm cản trở m.áu đến em bé, gây nguy hiểm đến tính mạng của bé.
“Dây rốn thắt nút khó có thể phát hiện được trên siêu âm vì việc kiếm các bất thường này không phải là một chỉ định thường quy trong việc siêu âm thai.
Với trường hợp của chị C., khi có cơn đau bụng, ghi nhận nhịp tim thai bất thường nên sản phụ đã được mổ khẩn cấp, kịp thời cứu sống trẻ” – bác sĩ Lê Thị Ngọc Diệp, Trưởng phòng Công tác xã hội, BV Từ Dũ chia sẻ.
Hiện tại vì sinh non tháng, b.é g.ái con sản phụ C. đang được các bác sĩ Sơ sinh theo dõi sát sức khỏe.
Theo Helino