B.é t.rai 3 t.uổi ở Đồng Nai bị đoạn xương cá dài 1,5 cm đ.âm t.hủng ruột phải nhập viện phẫu thuật.
Không nên cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi, có thể vô tình trẻ nuốt dị vật vào bụng, gây thủng ruột như trường hợp cháu P. – ẢNH MINH HỌA: NHẬT TÂN
Sáng 5.10, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết các bác sĩ vừa tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhi 3 t.uổi, bị đoạn xương cá đ.âm t.hủng ruột.
Bệnh nhi bị xương cá đ.âm t.hủng ruột là b.é t.rai L.Q.P (quê Thanh Hóa, tạm trú Đồng Nai). Trước đó, vào ngày 1.10, bệnh nhi P. nhập viện trong tình trạng đau bụng, kèm theo sốt, bỏ ăn. Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bé có dấu hiệu viêm ruột nên cho siêu âm thì phát hiện có dị vật đ.âm t.hủng ruột.
Ngay sau đó, các bác sĩ đã tiến hành mổ nội soi, lấy ra một đoạn xương cá dài 1,5 cm đ.âm t.hủng vào thành ruột, đồng thời may lỗ thủng và làm sạch ổ bụng. Đến nay sức khỏe bệnh nhi đã hồi phục, hết đau bụng, không ói, không sốt.
Mẹ của bệnh nhi cho biết, trước khi bé có biểu hiện bất thường bà đã cho con ăn cháo cá thu. Trong lúc ăn, bé xem tivi, có thể vì vậy nên đã vô tình nuốt đoạn xương vào bụng.
Viêm lợi tiềm ẩn nhiều hiểm họa, đặc biệt có thể gây ra 3 loại ung thư
Mặc dù tình trạng viêm lợi không phải là căn bệnh gì quá nguy hiểm, nhưng nó tiềm ẩn nguy cơ phát triển thành bệnh ung thư.
Viêm lợi là tình trạng viêm xảy ra ở mô nướu trong khoang miệng. Tình trạng này nhìn chung không gây hại gì nhiều, nhưng lại có các triệu chứng như ra m.áu, sưng đỏ, viêm tấy nướu. Do đó, việc kiểm soát và điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng khó lường như ung thư.
Viêm lợi có thể gây ra những bệnh ung thư nào?
Mặc dù viêm lợi không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng nó lại tiềm ẩn nhiều mối hiểm hoạ, đặc biệt có thể gây ra 3 loại ung thư sau:
1. Ung thư miệng
Viêm lợi ảnh hưởng rất lớn đến khoang miệng nên khả năng gây ung thư miệng là không nhỏ. Khi nướu bị viêm liên tục không được chữa dứt điểm, nó sẽ gây ra những thay đổi ở các mô xung quanh. Sự thay đổi này sẽ khiến các tế bào ung thư ở các mô tăng sinh bất thường trong thời gian ngắn. Theo thời gian, một số triệu chứng của bệnh ung thư sẽ xuất hiện.
2. Ung thư gan
Viêm lợi sẽ khiến khoang miệng luôn trong tình trạng bị tổn thương. Lúc này, khi thức ăn nạp vào cơ thể sẽ kèm theo một số loại vi khuẩn và chất độc hại. Gan là cơ quan giải độc của cơ thể, nếu phải hoạt động quá mức để đào thải chất độc, gánh nặng lên gan sẽ ngày càng lớn.
Đặc biệt, một số loại vi khuẩn còn ảnh hưởng đến hoạt động của gan, về lâu dài sẽ gây ra ung thư gan. Vì thế, bệnh viêm lợi nếu để quá lâu không chữa trị sẽ rất nguy hiểm.
3. Ung thư đường tiêu hóa
Người bị viêm lợi sẽ có rất nhiều chất gây viêm nhiễm và vi khuẩn trong miệng. Sau khi ăn, các chất độc hại và vi khuẩn sẽ xâm nhập vào đường tiêu hóa cùng với thức ăn. Các cơ quan đường tiêu hoá rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi những chất độc này.
Khi vi khuẩn sinh sôi tại đây, sẽ dễ gây ra những bất thường ở đường tiêu hoá như viêm dạ dày mãn tính, viêm ruột, theo thời gian sẽ gia tăng xác suất ung thư đường tiêu hoá.
Nên làm gì khi bị viêm lợi?
Để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm từ viêm lợi, chúng ta cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
Đ.ánh răng thường xuyên sẽ giúp khoang miệng luôn sạch sẽ, hạn chế viêm lợi.
– Đ.ánh răng
Đ.ánh răng thường xuyên sẽ giúp khoang miệng luôn sạch sẽ. Khi bắt đầu có triệu chứng bị viêm lợi, vi khuẩn và các chất độc hại đã có trong răng và nướu, việc đ.ánh răng nhiều lần trong ngày sẽ làm giảm bớt vi khuẩn có hại trong khoang miệng.
– Ăn ít đồ ngọt
Nếu bệnh nhân bị viêm lợi ăn nhiều đồ ngọt, rất có thể vi khuẩn sẽ sinh sôi nhanh trong thời gian ngắn. Đồ ngọt là thứ vi khuẩn cực kỳ yêu thích, sau khi được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, chúng sẽ hoạt động rất tốt trong môi trường khoang miệng. Điều này không có lợi cho việc kiểm soát bệnh và có khả năng làm bệnh nặng thêm.
– Kiểm tra răng miệng thường xuyên
Muốn tránh bị ung thư do viêm lợi, tốt nhất bạn nên đi kiểm tra định kỳ sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, cần kiểm tra môi trường trong khoang miệng có nhiều vi khuẩn và chức năng của các cơ quan có hoạt động tốt hay không? Nếu có biểu hiện viêm nhiễm, cần phải được xử lý ngay.
Bệnh nhân khi bị viêm lợi nên duy trì thói quen tự giác trong việc ăn uống và sinh hoạt. Điều này không chỉ để tình trạng viêm lợi phục hồi càng sớm càng tốt, mà còn giảm nguy cơ viêm lợi ảnh hưởng đến các mô và cơ quan khác. Một khi có tác động lâu dài đến các mô và cơ quan khác, nó sẽ làm tăng đáng kể khả năng mắc bệnh ung thư.