Vừa “bình thường mới” ở TPHCM, nhiều người đã ngộ độc rượu methanol nặng

Chỉ trong tuần đầu tháng 10, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM) đã cấp cứu hàng loạt ca ngộ độc methanol sau khi uống rượu mua ngoài tiệm tạp hóa.

Chiều 8/10, đại diện Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM) cho biết, thời gian vừa qua nơi đây liên tục tiếp nhận hàng chục ca ngộ độc rượu methanol.

Điển hình là trường hợp của anh N.V. T. (58 t.uổi, quê Vĩnh Long, sống ở TPHCM) nhập viện trong tình trạng đau bụng, buồn nôn, lơ mơ và hôn mê. Qua khai thác bệnh sử được biết, tối trước khi nhập viện, bệnh nhân có uống rượu đế mua gần nhà.

Đến 3h sáng hôm sau, bệnh nhân bắt đầu nói sảng, than chóng mặt, nôn ói, sau đó lơ mơ. Tại bệnh viện, bệnh nhân phải thở máy, lọc m.áu, kiểm soát các rối loạn toan kiềm và điều trị tích cực, tuy nhiên tiên lượng khá nặng.

Bệnh nhân ngộ độc nặng điều trị tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TPHCM.

Theo BS CKII Đỗ Quốc Hùng, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, chỉ trong tuần đầu tháng 10, khoa đã tiếp nhận 9 ca ngộ độc rượu. Tính riêng ngày 7/10, có 4 ca nhập viện vì ngộ độc methanol, chủ yếu ở huyện Bình Chánh. Các bệnh nhân đều có chung nguyên nhân ngộ độc là uống rượu mua tại những tiệm tạp hóa nhỏ.

Nhiều ca nhập viện trong tình trạng nặng, hôn mê, khó thở, tím tái, suy hô hấp, rối loạn cân bằng nước, điện giải, suy gan thận, tăng đường huyết. Như trường hợp anh T., kết quả xét nghiệm độc chất cho thấy nồng độ methanol trong m.áu tăng rất cao (209,42mg/dl).

Một bệnh nhân khác là anh N.M.H. (31 t.uổi, quê Bạc Liêu, sống ở TPHCM) thậm chí đã ngưng tim ngoại viện. Hiện tại, có ba ca ngộ độc methanol nặng đang điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc. Ba trường hợp bệnh nặng đã xin về.

Chỉ trong tuần đầu tháng 10, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương tiếp nhận đến 9 ca ngộ độc methanol nặng.

BS CKII Đặng Ngọc Kim Thanh, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc cho biết, ngộ độc methanol trong rượu do chất chuyển hóa của methanol là acid formic, gây rối loạn chuyển hóa và tổn thương nhiều cơ quan.

Triệu chứng thường xuất hiện sau khi bệnh nhân uống rượu có methanol là ban đầu tỉnh táo rồi mới bắt đầu nôn ói, nhức đầu, lơ mơ dần rồi hôn mê.

“Chúng tôi thường tiếp nhận bệnh nhân vào giờ thứ 24 đến 48 sau khi uống rượu. Trong 12 giờ đầu, bệnh nhân thường có triệu chứng ói mửa, nhức đầu dễ nhầm với say rượu” – BS Kim Thanh nói.

Theo Bộ Y tế, methanol thường được gọi là cồn công nghiệp, có nhiều công dụng khác nhau như làm sơn, dung môi… Chất này rất độc với cơ thể và hoàn toàn không được phép dùng làm rượu thực phẩm như ethanol.

Ngộ độc methanol có thể gây tổn thương não, suy thận cấp, diễn tiến tim mạch, mù vĩnh viễn hoặc thậm chí m.ất m.ạng. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo người dân không nên sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, nhất là các loại rượu bán ở những tiệm tạp hóa nhỏ thường chứa nhiều tạp chất độc hại.

Chuyên gia giải đáp câu hỏi thường gặp sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19 mũi 2

Đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh phản ứng phụ sau tiêm vaccine Covid-19 mũi 2. Cùng nghe Thạc sĩ, BSCK1 Trần Thanh Sơn – Bệnh viện Nguyễn Tri Phương giải đáp cặn kẽ.

Có nhiều câu hỏi được đặt ra về tiêm vaccine ngừa Covid-19 mũi 2.

Câu hỏi 1: Tôi vừa tiêm vaccine ngừa Covid-19 mũi 2. Như vậy tôi đã được tính là tiêm ngừa đầy đủ chưa? ( hoaian…85@gmail.com )

Bác sĩ: Bạn được chứng nhận tiêm ngừa đầy đủ sau khi tiêm mũi thứ hai trong một loạt vắc xin cần 2 liều, như vắc xin Pfizer, Moderna, AstraZeneca hay Vero cell.

Các mốc thời gian để chích mũi thứ 2 sau khi tiêm mũi một theo khuyến cáo hiện nay như sau:

Pfizer khoảng cách 2 mũi là 3 – 4 tuần

AstraZeneca khoảng cách 2 mũi là 8 – 12 tuần, hiện nay đã thông qua rút ngắn mũi 2 còn 6 tuần sau mũi một.

Moderna khoảng cách 2 mũi là 4 tuần

Sinopharm (Vero Cell) khoảng cách 2 mũi là 3 – 4 tuần

Vì vậy nếu bạn đã chích xong mũi thứ 2 bạn đã được xem là tiêm ngừa đầy đủ.

Câu hỏi 2: Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi bỏ lỡ, không tiêm vaccine ngừa Covid-19 mũi 2? (adong…96@gmail.com)

Bác sĩ: Dù có bất cứ lý do gì thì bạn cũng nên thực hiện tiêm ngừa vaccine Covid-19 theo đúng thời gian khuyến cáo.

Nhiều nghiên cứu cho thấy những liều vaccine đầu tiên có ít nhất 80% hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và khoảng cách giữa các liều dài hơn không làm giảm khả năng bảo vệ hoặc thời gian miễn dịch của các sản phẩm đa liều. Dữ liệu này bao gồm các nghiên cứu ở nhân viên y tế, người chăm sóc dài hạn, người cao t.uổi và cộng đồng.

Liều vaccine thứ hai tăng cường khả năng bảo vệ, củng cố hệ miễn dịch của cơ thể. Thống kê cho thấy đối tượng tiêm đủ 2 mũi vaccine giảm tỉ lệ t.ử v.ong, tỉ lệ mắc triệu chứng nặng, tỉ lệ nhập viện so với người chỉ tiêm một mũi.

Tiêm đủ 2 mũi giúp tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể.

Câu hỏi 3: Tôi đã tiêm vaccine ngừa Covid-19 mũi một. Sau khi tiêm cũng vẫn khỏe mạnh bình thường, chỉ hơi đau ở vết tiêm một chút. Nhưng tôi nghe nói tiêm vaccine mũi 2 sẽ gặp nhiều phản ứng phụ nguy hiểm (nhất là ở những người tiêm vaccine mũi 2 khác loại với vắc xin mũi một). Điều này có đúng không? Tôi có thể làm gì trước khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 mũi 2 để giảm bất kỳ tác dụng phụ nào do vắc xin không? ( kimch…@gmail.com )

Bác sĩ: Các tác dụng phụ thường gặp hơn và có thể rõ ràng hơn sau liều thứ 2 của vắc xin. Các nhà sản xuất vắc xin đều báo cáo tác dụng phụ tương tự, không kéo dài (khoảng 1-3 ngày). Các tác dụng phụ phổ biến nhất bao gồm đau cánh tay, mệt mỏi, nhức đầu và sốt. Các tác dụng phụ là một dấu hiệu cho thấy vắc xin đang kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Bạn nên đợi cho đến sau khi được tiêm ngừa Covid-19 mũi 2 và theo dõi các triệu chứng nếu có xảy ra. Nếu bạn gặp phải tác dụng phụ, bạn có thể dùng thuốc không kê đơn như Hapacol 650 với Paracetamol hàm lượng 650mg dùng để hạ sốt, giảm ớn lạnh, giảm đau đầu hoặc đau nhức cơ thể.

Theo dõi kỹ phản ứng của cơ thể như hoa mắt, chóng mặt, tức ngực, khó thở, mạch nhanh, tụt huyết áp, co quắp chân tay… cần được đưa ngay đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Câu hỏi 4: Tôi đã tiêm vaccine ngừa Covid-19 mũi một, nhưng do điều kiện sức khỏe, tôi đã bỏ lỡ thời gian tiêm mũi 2 theo khuyến cáo. Vậy tôi có phải tiêm lại từ đầu không? ( halan…32@gmail.com )

Bác sĩ: Các dữ liệu khoa học cho thấy hiệu lực bảo vệ của vaccine đã bắt đầu hình thành sau khi tiêm liều thứ nhất, nhưng liều tiêm thứ hai sẽ làm gia tăng hiệu lực bảo vệ đó, giúp bảo vệ bạn mạnh hơn, kéo dài hơn. Vì vậy, hãy tiêm liều thứ hai theo đúng lịch trình khuyến cáo. Hiện tại, bạn đã bị trễ lịch tiêm vắc xin ngừa Covid-19 mũi 2, bạn không phải tiêm lại từ đầu. Tuy nhiên bạn nên thực hiện việc tiêm vaccine mũi 2 sớm nhất có thể.

Hapacol 650 giúp giảm nhanh cơn đau và sốt sau tiêm.

Câu hỏi 5: Tôi đã chuẩn bị sẵn Hapacol 650 trong tủ thuốc gia đình. Tôi nên uống Hapacol 650 trước hay sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19 mũi 2 để giảm thiểu phản ứng phụ của vắc xin? (to.nguyen@gmail.com)

Bác sĩ: Bạn không nên cố gắng ngăn chặn sự khó chịu bằng cách uống thuốc giảm đau trước khi tiêm vaccine ngừa Covid-19. Bạn nên theo dõi phản ứng của cơ thể sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19 mũi 2. Nếu sốt nhẹ (dưới 38 độ C) thì không cần dùng thuốc hạ sốt. Nhưng nếu sốt cao trên 38,5 độ C, cơ thể mệt mỏi mà không hạ sốt kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm hơn. Lúc này, bạn có thể sử dụng Hapacol 650 theo liều lượng 10-15mg/kg/lần. Khoảng cách giữa 2 lần uống phải lớn hơn 4 giờ và không uống quá 6 viên/ngày. Hapacol 650 có chứa 650mg Paracetamol phù hợp với thể trạng của người Việt. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn Japan-GMP của Nhật Bản, được khuyên dùng khi cần giảm đau, hạ sốt sau tiêm vắc xin,

Câu hỏi 6: Sau khi tiêm vaccine mũi một tôi chỉ sốt nhẹ thôi, nhưng nghe nói tiêm vắc xin mũi 2 có thể sốt rất cao. Tôi nên làm thế nào để có thể hạ sốt nhanh?

Bác sĩ : Triệu chứng sốt nhẹ, sốt khoảng 38 độ C là một trong các phản ứng phổ biến nhất sau khi tiêm. Đây là cách cơ thể phản ứng với thuốc và thường tự khỏi sau tiêm vài ngày. Nếu sốt cao từ 38.5 độ C trở lên có thể sử dụng thuốc hạ sốt. Khi sốt khoảng 38-39 độ C, cơ thể dễ mất nước, việc bổ sung nước là rất cần thiết, nhất là vào những ngày nắng nóng. Bạn nên uống từ từ, không nên uống nhiều một lúc, đồng thời bổ sung các loại nước uống như nước hoa quả, nước rau, nước Oserol, nước có pha thêm chút muối… Tăng cường nước chanh, nước cam, nước bưởi ép… để cung cấp lượng vitamin C, A cần thiết cho cơ thể.

Nếu thân nhiệt từ 38.5 độ C trở lên thì cần sử dụng thuốc hạ sốt. Việc dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao, đơn thuần là điều trị triệu chứng, giúp cơ thể giảm bớt mệt mỏi, khó chịu, giảm bớt tình trạng mất nước, mất điện giải, không ảnh hưởng đến quá trình sinh miễn dịch, không làm giảm hiệu quả của vắc xin Covid-19.

Sử dụng Hapacol 650 có chứa 650mg Paracetamol khoảng cách giữa 2 lần uống phải lớn hơn 4 giờ và không uống quá 6 viên một ngày. Về chất lượng Hapacol 650 được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn Japan-GMP, đảm bảo hiệu quả và an toàn đến từng viên, đạt tiêu chuẩn lưu hành nghiêm ngặt trong bệnh viện lẫn rộng cửa xuất khẩu sang quốc gia “khó tính”.

Nếu gặp diễn biến nặng lên gồm sốt cao trên 39 độ C, sốt kéo dài, uống thuốc hạ sốt nhưng không đỡ, sưng hoặc đỏ lan rộng tại chỗ tiêm, đau cơ dữ dội, tăng huyết áp hoặc tụt huyết áp sau khi tiêm, hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *