Vùng kín của thai phụ nổi sần to vì nhiễm virus lây qua đường “yêu”

Thai phụ này chia sẻ khi có biểu hiện mụn rộp s.inh d.ục, chị đã tự mua thuốc bôi. Sau một thời gian, sùi loét lan rộng nên chị hốt hoảng tới viện khám.

Bác sĩ Đào Hữu Ghi, Trưởng khoa điều trị bệnh da nam giới, Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội), chia sẻ gần đây, số lượng bệnh nhân mắc sùi mào gà tới viện khám tăng. Một ngày, bác sĩ tiếp nhận khám cho khoảng 30-40 bệnh nhân bị căn bệnh này. Đặc biệt, bệnh có xu hướng gia tăng ở phụ nữ có thai, đặc biệt là giai đoạn thai kỳ tháng thứ 2, thứ 5.

Phụ nữ có thai bị nhiễm virus gây bệnh sùi mào gà thường phát triển rất nhanh, khối sùi lớn. Ảnh: Indiatvnews .

Điển hình, bác sĩ Ghi vừa tiếp nhận trường hợp nữ bệnh nhân 28 t.uổi, ở Hoàng Mai, Hà Nội. Khi tới viện, bệnh nhân đang mang thai ở tuần thứ 10. Khi khám, bác sĩ Ghi rất bất ngờ vì toàn bộ vùng kín của bệnh nhân sùi lên như một chiếc súp lơ to.

Thai phụ này chia sẻ khi có biểu hiện mụn rộp s.inh d.ục, chị đã tự mua thuốc bôi. Sau một thời gian, sùi loét lan rộng nên chị hốt hoảng tới viện khám.

Theo bác sĩ Ghi, phụ nữ có thai bị nhiễm virus gây bệnh sùi mào gà thường phát triển rất nhanh, khối sùi lớn do sức đề kháng bị suy yếu. Hiện nay, điều trị sùi mào gà hiệu quả chủ yếu vẫn là đốt laser.

Sùi mào gà do virus Human Papillomavirus (HPV) gây ra. Bệnh nhân bị nhiễm HPV có thời gian ủ bệnh khoảng 3-8 tuần. Thời gian xuất hiện triệu chứng là 1-3 tháng sau đó.

Theo chuyên gia, sùi mào gà là bệnh do virus nên khả năng khỏi bệnh phụ thuộc rất nhiều vào sức đề kháng của cơ thể. Nếu sức khỏe tốt, người bệnh có thể đào thải hết virus, ngược lại, nhiều trường hợp phải đốt laser nhiều lần.

Bác sĩ khuyến cáo để tránh lây nhiễm bệnh sùi mào gà, khi quan hệ đường miệng, h.ậu m.ôn, s.inh d.ục đều phải dùng “ba con sói” và chung thủy một vợ, một chồng.

Theo Zing

Người đàn ông bị ung thư da do dùng thuốc viên hoàn chữa vảy nến

Suốt nhiều năm nay, anh H., 35 t.uổi thường xuyên sử dụng thuốc Đông y không rõ nguồn gốc để điều trị vảy nến. Gần đây, khi xuất hiện các sẩn nâu dày sừng khắp người thì anh H. mới đi khám, bác sỹ đã nghi ngờ bệnh nhân bị ung thư da.

Mới đây, bác sỹ Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 35 t.uổi, t.iền sử vảy nến 10 năm, đến khám với biểu hiện các sẩn nâu dày sừng rải rác thân mình và lòng bàn chân, 1 sẩn lớn kích thước 1x1cm ở vùng thành bụng, có màu nâu, bong vảy khô, ranh giới rõ.

Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện bên cạnh những tổn thương điển hình của bệnh vảy nến, bệnh nhân có các tổn thương sẩn dày sừng đặc trưng của ngộ độc arsen mạn tính, và tổn thương thành bụng nghi ngờ ung thư da. Kết quả giải phẫu bệnh khẳng định bệnh nhân mắc ung thư biểu mô vảy biệt hóa tốt.

Bệnh nhân có t.iền sử tự điều trị bằng thuốc Đông y không rõ nguồn gốc, dạng viên hoàn nhiều năm nay. Ngoài ra, gia đình bệnh nhân sử dụng nước máy, không có yếu tố nghề nghiệp tiếp xúc với arsen.

Bệnh nhân có các tổn thương sẩn dày sừng đặc trưng của ngộ độc arsen mạn tính (ảnh BSCC)

Theo Bác sỹ chuyên khoa 2 Đào Hữu Ghi, Trưởng khoa Điều trị bệnh da nam giới: Có thể bệnh nhân bị ngộ độc arsen mạn tính do sử dụng thuốc Đông y để điều trị bệnh vảy nến.

Arsen là 1 kim loại nặng đã được sử dụng trong điều trị vảy nến từ rất lâu nhưng vì các nghiên cứu cho thấy tính độc hại của nó, nên hiện không được sử dụng. Tuy nhiên, một số loại thuốc Đông y không rõ nguồn gốc hiện vẫn có sử dụng arsen trong thành phần, do đó có thể gây độc cho bệnh nhân.

Bệnh vảy nến là một bệnh mạn tính, có thể ổn định nếu bệnh nhân thăm khám thường xuyên và tuân thủ điều trị của bác sĩ và có chế độ sinh hoạt lành mạnh. Một số bệnh nhân với tâm lí có bệnh thì vái tứ phương, đã sử dụng rất nhiều loại thuốc không rõ thành phần, nguồn gốc khiến bệnh không những không khỏi mà còn chịu nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khác.

Theo PLXH

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *