Theo các tổ chức quốc tế, Việt Nam cần tăng cường giám sát, xét nghiệm để hiện sớm ca Covid-19 nhiễm biến chủng Omicron, đẩy mạnh tiêm chủng vaccine, tăng cường năng lực y tế cơ sở.
Sáng 30/11, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã làm việc với đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam và tại khu vực Đông Nam Á về biến chủng Omicron.
Theo Bộ trưởng Long, đến sáng 30/11, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 với biến thể này. Đồng thời, cũng yêu cầu tăng cường giám sát dịch Covid-19 để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của các ổ dịch, giải trình tự gen các ca nghi ngờ, chỉ đạo các địa phương xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch… Bên cạnh đó, tiếp tục khuyến cáo người dân tuân thủ thông điệp 5K.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long (Ảnh: Trần Minh).
Để kiểm soát và ứng phó với biến chủng Omicron, WHO và CDC đều nhấn mạnh đến 4 yếu tố.
Thứ nhất, tăng cường giám sát và xét nghiệm để phát hiện sớm ca bệnh có biến chủng mới Omicron.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác tiêm chủng để bao phủ vaccine phòng Covid-19.
Thứ ba, tăng cường hệ thống y tế, trong đó chú trọng y tế cơ sở, nhằm nâng cao năng lực ứng phó trong điều trị khi tình huống khi ca bệnh tăng cao, trong đó có ca bệnh mang biến chủng Omicron.
Thứ tư, đẩy mạnh công tác truyền thông về các biện pháp phòng chống dịch, công bố thông tin rộng rãi về kết quả giải trình tự gen các ca Covid-19 để các nhà khoa học có thêm thông tin nghiên cứu về biến chủng mới…
WHO, CDC khuyến cáo Việt Nam tăng cường giám sát để phát hiện sớm các ca nhiễm biến chủng Omicron (Ảnh: Trần Minh).
Đến nay Việt Nam đã tiêm hơn 120 triệu liều vaccine phòng Covid-19, tiến độ tiêm đang tiếp tục được đẩy nhanh, công tác tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 12-17 t.uổi đang được thực hiện tại hơn 30 tỉnh, thành phố…
“Bộ Y tế đang phối hợp chặt chẽ với WHO, CDC trong công tác phòng chống dịch Covid-19, cũng như ứng phó với biến chủng mới. Người dân cần tuân thủ các quy định phòng chống dịch, tuy nhiên không nên quá hoang mang, lo lắng”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Những điều đã biết về Omicron
Các nhà nghiên cứu ở Nam Phi và khắp nơi trên thế giới đang tiến hành các nghiên cứu để hiểu rõ hơn về nhiều khía cạnh của Omicron.
Hình ảnh so sánh biến chủng Delta và Omicron (Ảnh: RT).
Khả năng lây truyền: Theo WHO, vẫn chưa rõ liệu Omicron có dễ lây truyền hơn hay không so với các biến thể khác, bao gồm cả Delta. Số lượng người có kết quả xét nghiệm dương tính đã tăng lên ở các khu vực của Nam Phi bị ảnh hưởng bởi biến thể này, nhưng các nghiên cứu dịch tễ học đang được tiến hành để tìm hiểu xem liệu đó có phải là do Omicron hay các yếu tố khác hay không.
Mức độ nghiêm trọng của bệnh: Vẫn chưa rõ liệu nhiễm Omicron có gây ra bệnh nặng hơn so với nhiễm các biến thể khác, bao gồm cả Delta hay không.
Dữ liệu sơ bộ cho thấy tỷ lệ nhập viện ngày càng tăng ở Nam Phi, nhưng điều này có thể là do tổng số người bị nhiễm bệnh ngày càng tăng, chứ không phải là kết quả của nhiễm biến thể Omicron. Hiện tại không có thông tin nào cho thấy các triệu chứng liên quan đến Omicron khác với các triệu chứng ở các biến thể khác.
Các trường hợp mắc được báo cáo ban đầu là ở các sinh viên đại học – những người trẻ hơn có xu hướng mắc bệnh nhẹ hơn – nhưng việc hiểu được mức độ nghiêm trọng của biến thể Omicron sẽ mất vài ngày đến vài tuần.
Tất cả các biến thể của Covid-19, bao gồm cả biến thể Delta đang chiếm ưu thế trên toàn thế giới, đều có thể gây bệnh nặng hoặc t.ử v.ong, đặc biệt đối với những người dễ bị tổn thương nhất, và do đó, việc phòng ngừa luôn là chìa khóa.
Hiệu quả của việc nhiễm SARS-CoV-2 trước đây: Bằng chứng sơ bộ cho thấy có thể có tăng nguy cơ tái nhiễm Omicron (tức là những người đã từng bị Covid-19 có thể bị tái nhiễm dễ dàng hơn với Omicron), so với các biến thể cần quan tâm khác, nhưng thông tin còn hạn chế.
Hiệu quả của vắc xin: WHO đang làm việc với các đối tác kỹ thuật để hiểu tác động tiềm tàng của biến thể này đối với các biện pháp đối phó hiện có bao gồm cả vaccine. Vaccine vẫn rất quan trọng trong việc giảm bệnh nặng và t.ử v.ong, bao gồm cả việc chống lại biến thể lưu hành ưu thế hiện nay là Delta.
TPHCM chuẩn bị gì để ứng phó với biến chủng Omicron nguy hiểm?
Theo WHO, bằng chứng sơ bộ cho thấy những người đã từng bị Covid-19 có thể bị tái nhiễm dễ dàng hơn với Omicron, so với các biến thể khác.
TPHCM đã có những chuẩn bị để ứng phó với biến chủng này.
Chiều 29/11, tại buổi họp báo thông tin về tình hình dịch Covid-19 ở TPHCM, phóng viên đặt câu hỏi, TPHCM đã chuẩn bị gì để đối phó với biến chủng mới Omicron vừa xuất hiện của virus SARS-CoV-2?
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM chia sẻ, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây đã có những thông tin ban đầu về biến chủng Omicron.
Cụ thể, WHO đang khẩn trương phối hợp với các nhà nghiên cứu trên thế giới để hiểu rõ hơn về Omicron. Các nghiên cứu hiện đang được tiến hành trong thời gian ngắn, bao gồm đ.ánh giá khả năng lây truyền, các triệu chứng và mức độ nặng khi mắc bệnh, hiệu quả bảo vệ của vaccine và hiệu quả xét nghiệm chẩn đoán, các phương pháp điều trị.
Bà Mai dẫn lời WHO cho biết, vẫn chưa rõ liệu Omicron có dễ lây truyền hơn hay không so với các biến thể khác, bao gồm cả Delta. Về mức độ nghiêm trọng của bệnh, WHO cho rằng vẫn chưa rõ liệu nhiễm Omicron có gây ra bệnh nặng hơn so với nhiễm các biến thể khác hay không, bao gồm cả Delta.
Dù vậy, WHO cho biết đã có bằng chứng sơ bộ cho thấy có thể có tăng nguy cơ tái nhiễm Omicron. Tức là những người đã từng bị Covid-19 có thể bị tái nhiễm dễ dàng hơn với Omicron, so với các biến thể cần quan tâm khác, nhưng thông tin còn hạn chế.
Những người đã từng bị Covid-19 có thể bị tái nhiễm dễ dàng hơn với Omicron (Ảnh: WHO).
WHO khẳng định, tất cả các biến thể của Covid-19, bao gồm cả biến thể Delta đang chiếm ưu thế trên toàn thế giới, đều có thể gây bệnh nặng hoặc t.ử v.ong, đặc biệt đối với những người dễ bị tổn thương nhất. Do đó, việc phòng ngừa phải được xem luôn là yếu tố quyết định.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết đến nay qua giám sát dịch tễ của virus SARS-CoV-2 chưa ghi nhận trường hợp mắc Covid-19 với biến chủng mới Omicron.
Ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM cho biết, hiện tại có 9/22 quận huyện tại địa phương có mức độ dịch ở cấp một, 13/22 quận huyện đạt cấp độ 2. Về đơn vị phường xã, có 123/312 phường xã đạt cấp độ một, 184/312 cấp độ 2, 5/312 đạt cấp độ 3.
Trong ngày 28/11, có hơn 1.400 bệnh nhân nhập viện, hơn 1.000 người xuất viện và 62 trường hợp t.ử v.ong.
Ông Hải cho rằng, có 4 điều cần đặt ra về diễn biến dịch Covid-19 tại địa phương những ngày qua. Một là số ca mắc mới vẫn còn cao. Hai là số ca t.ử v.ong vẫn còn cao. Thứ ba là số ca nhập viện những ngày qua luôn cao hơn số ca xuất viện. Thứ tư là biến chủng mới Omicron vừa xuất hiện.
Ông Phạm Đức Hải cho biết, TPHCM đã chuẩn bị kịch bản đối phó với Omicron.
Dù đặt ra 4 vấn đề trên, ông Hải khẳng định, TPHCM vẫn đang kiểm soát được dịch, cấp độ dịch chung ở TPHCM vẫn là cấp 2. TP đã chuẩn bị đầy đủ kịch bản để xử lý tình huống khi số ca mắc mới tăng cao. Ông Hải cho rằng, dù là Omicron hay biến chủng gì cũng lây qua đường hô hấp. Do đó, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM đề nghị người dân không hoang mang, nhưng không chủ quan lơ là, đặc biệt tuân thủ 5K.
Ông Hải kêu gọi, mọi người dân cố gắng thay đổi nhiều nhất thói quen yêu thích của mình như tụ tập, la cà, ngồi với nhau ở khoảng cách gần… vì tất cả điều này sẽ gây nguy cơ gia tăng các ca mắc mới, kéo theo tăng tỷ lệ t.ử v.ong.
Ông Hải cũng thông tin thêm, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM đã giao Sở Y tế thường xuyên theo dõi, bám sát chỉ đạo của Bộ Y tế về phòng chống biến chủng Omicron. TPHCM cần chuẩn bị các kịch bản như trước giờ từng làm, đó là xây dựng trạm y tế lưu động; củng cố trạm y tế phường, xã; tăng cường tiêm vaccine ngừa Covid-19. Đồng thời tăng cường phối hợp y tế công tư, đông tây y trong việc chăm sóc, điều trị F0.