WHO: Chưa có bằng chứng cho thấy chó, mèo lây Covid-19 cho người

Hiện tại, không có bất kỳ bằng chứng khoa học nào cho thấy động vật có vú, trong đó bao gồm chó, mèo, có thể lây nhiễm SARS-CoV-2 (vi rút gây ra dịch Covid-19) cho con người.

Đó là tuyên bố từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Cơ quan chuyên trách sức khỏe của Liên Hiệp Quốc (UN) cũng khẳng định: “Loại bệnh do SARS-CoV-2 gây ra chủ yếu lây lan từ người sang người, thông qua các giọt b.ắn đường hô hấp hay hạt khí dung trong không khí, được tạo ra khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Do đó, cách tốt nhất để bảo vệ bản thân là che chắn cẩn thận, mang khẩu trang và vệ sinh tay thường xuyên”.

Cùng quan điểm này, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ) cho biết: “Không có bằng chứng nào cho thấy vật nuôi, trong đó bao gồm chó, mèo, có thể làm lây lan SARS-CoV-2 sang người. Nguy cơ nhiễm Covid-19 từ vật nuôi là rất thấp, do đó, không có lý do gì để áp dụng các biện pháp gây tổn hại đến phúc lợi của vật nuôi”.

Chưa có bằng chứng cho thấy vật nuôi lây truyền Covid-19 cho người. Ảnh SHUTTERSTOCK

Mặc dù chưa có bất kỳ khuyến cáo nào từ các cơ quan chuyên trách y tế, cũng như các đơn vị nghiên cứu uy tín trên thế giới, nhưng những thông tin sai lệch hoặc không đầy đủ đã khiến một số người nuôi chó tại một vài quốc gia, trong đó có Trung Quốc, quyết định bỏ rơi vật nuôi của mình, theo tạp chí Time (Mỹ).

Cụ thể, trong bài viết đăng tải hồi tháng 3.2020, Charlie Campbell, phóng viên phụ trách khu vực Đông Á của tạp chí Time , nhận định Covid-19 đã dẫn đến cuộc khủng hoảng nhân đạo, khiến hàng ngàn vật nuôi bị bỏ rơi hoặc không còn người chăm sóc. Tại tỉnh Hồ Bắc (nơi có TP.Vũ Hán), trung tâm của đại dịch Covid-19 lúc đó ở Trung Quốc, ông Campbell cho biết nhiều chú chó đã bị lạc chủ hoặc bị bỏ rơi, nhiều trường hợp trong số đó cũng bị bắt và đưa đi tiêu hủy.

Hồi tháng 2.2020, truyền thông quốc tế cũng ghi nhận thông tin một số người dân tại TP.Thiên Tân (tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc) và TP.Thượng Hải đã ném chó và mèo từ tầng cao của chung cư khiến chúng t.ử v.ong, do lo ngại nguy cơ vật nuôi lây truyền Covid-19 cho chủ.

WHO sau đó cho biết không có bất kỳ bằng chứng khoa học nào cho thấy chó mèo có thể lây nhiễm SARS-CoV-2 cho con người, đồng thời khuyến nghị mọi người không nên vì lo lắng thái quá mà bỏ rơi vật nuôi của mình.

Lãnh đạo huyện “khất” nhiều câu hỏi vụ tiêu hủy đàn chó ở Cà Mau

Cách bảo vệ vật nuôi trong mùa dịch

Thông tin từ CDC Mỹ cũng cho hay dù nguy cơ nhiễm Covid-19 từ chó mèo là gần như không có, tuy nhiên giới y khoa đã ghi nhận một số ít trường hợp con người có thể lây lan SARS-CoV-2 cho vật nuôi, khi người chủ trực tiếp nhiễm bệnh hoặc để vật nuôi tiếp xúc quá gần và thường xuyên với bệnh nhân Covid-19.

Cơ quan này khuyến nghị để bảo vệ chó, mèo khi bản thân mắc Covid-19, người chủ cần hạn chế tiếp xúc với thú cưng. Trong trường hợp có thể, hãy nhờ người thân sống trong cùng gia đình hoặc cơ quan chuyên trách chăm sóc chúng cho đến người chủ hồi phục hoàn toàn.

Tầm quan trọng của chăm sóc giảm nhẹ

Chăm sóc giảm nhẹ bắt đầu hình thành và phát triển tại Việt Nam từ những năm 2000.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2002 định nghĩa chăm sóc giảm nhẹ là một chuyên ngành y khoa giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và gia đình của họ khi phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến bệnh đe dọa tính mạng, thông qua phòng ngừa và giảm bớt đau khổ bằng cách sớm nhận diện, đ.ánh giá, điều trị đau và các vấn đề khác, không chỉ đơn thuần là vấn đề thể chất mà cả các vấn đề liên quan tâm lý xã hội. Chăm sóc cuối đời là những hoạt động chăm sóc diễn ra trong giai đoạn cận tử được cung cấp bởi các chuyên gia y tế và tình nguyện viên bao gồm hỗ trợ y tế, tâm lý và tâm linh.

TS-BS Thân Hà Ngọc Thể, Trưởng khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết: Đối tượng của chăm sóc giảm nhẹ bao gồm rất nhiều nhóm bệnh nhân như ung thư, HIV/AIDS, các bệnh mạn tính giai đoạn cuối, người bệnh hậu Covid-19…; người nhà bệnh nhân và người chăm sóc – những người cũng có những nỗi đau và sự căng thẳng khi chăm sóc người bệnh.

Bác sĩ chăm sóc người bệnh tại Khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ. Ảnh BV ĐHYD TP.HCM

Chăm sóc giảm nhẹ bắt đầu hình thành và phát triển tại Việt Nam từ những năm 2000. Khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, được thành lập năm 2015, là nơi quy tụ nhiều nhân viên chăm sóc sức khỏe (bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ, nhân viên xã hội, chuyên viên tâm lý…) được đào tạo chuyên sâu trong chăm sóc người bệnh và gia đình của họ. Bộ môn Chăm sóc giảm nhẹ đầu tiên của Việt Nam được thành lập tháng 2.2018 tại Đại học Y Dược TP.HCM và đang đào tạo khóa đầu tiên. Hội Y học Chăm sóc giảm nhẹ Việt Nam cũng đã ra đời tháng 10.2019.

Thứ bảy tuần thứ 2 của tháng 10 được thế giới thống nhất là ngày quốc tế Chăm sóc giảm nhẹ và Chăm sóc cuối đời (World Hospice and Palliative Care Day). Chủ đề năm nay (diễn ra ngày 9.10) là “Không để ai lại phía sau – Công bằng trong tiếp cận chăm sóc giảm nhẹ”.

Theo TS-BS Thân Hà Ngọc Thể, để đảm bảo sự tiếp cận công bằng có sẵn cho tất cả những người cần, chăm sóc giảm nhẹ phải được lồng ghép vào hệ thống chăm sóc sức khỏe của một quốc gia, kể cả các cải cách bảo hiểm y tế.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *