WHO triển khai chiến lược loại bỏ ung thư cổ tử cung

Chiến lược trên kêu gọi các nước đến năm 2030 đảm bảo ít nhất 90% các b.é g.ái được tiêm đầy đủ vắcxin ngừa ung thư cổ tử cung trước 15 t.uổi.

Đến năm 2030 đảm bảo ít nhất 90% các b.é g.ái được tiêm đầy đủ vắcxin ngừa ung thư cổ tử cung trước 15 t.uổi.(Nguồn: women.texaschildrens.org)

Ngày 17/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã triển khai chiến lược loại bỏ ung thư cổ tử cung, đồng thời nhấn mạnh việc tiêm phòng vắcxin rộng rãi, xét nghiệm và điều trị có thể cứu sống 5 triệu người vào năm 2050.

Chiến lược trên kêu gọi các nước đến năm 2030 đảm bảo ít nhất 90% các b.é g.ái được tiêm đầy đủ vắcxin ngừa ung thư cổ tử cung trước 15 t.uổi.

Bên cạnh đó, chiến lược cũng đề ra mục tiêu ít nhất 70% phụ nữ được xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung vào 2 thời điểm lần lượt trước 35 t.uổi và 45 t.uổi, và ít nhất 90% số phụ nữ mắc bệnh được điều trị.

Trong một tuyên bố, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh: “Việc xóa sổ bệnh ung thư từng được cho là một giấc mơ, nhưng chúng ta hiện có những công cụ ít tốn kém mà vẫn hiệu quả và dựa trên bằng chứng để biến giấc mơ đó thành hiện thực.”

Hơn 500.000 ca mắc mới ung thư cổ tử cung được chẩn đoán mỗi năm trên thế giới, hàng trăm nghìn phụ nữ t.ử v.ong do căn bệnh quái ác này.

WHO cảnh báo nếu các nước không khẩn trương hành động, số ca mắc bệnh này trên toàn cầu sẽ tăng từ 570.000 ca năm 2018 lên 700.000 ca vào năm 2030, trong khi số ca t.ử v.ong tăng từ 311.000 ca lên 400.000 ca cũng trong khoảng thời gian trên.

Tuy nhiên, giới chức WHO thừa nhận chiến lược trên được triển khai vào thời điểm khó khăn khi thế giới đang dồn lực chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Tại cuộc họp thường niên của WHO tuần trước, tất cả 194 nước thành viên đã nhất trí kết hoạch tiến tới loại bỏ ung thư cổ tử cung. Trợ lý Tổng giám đốc phụ trách sức khỏe gia đình, phụ nữ và t.rẻ e.m của WHO Princess Nothemba Simelela đ.ánh giá đây là một bước ngoặt quan trọng khi lần đầu tiên thế giới nhất trí loại bỏ căn bệnh ung thư duy nhất có thể phòng ngừa được bằng vắcxin và cũng là bệnh ung thư duy nhất có thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm.

Ung thư cổ tử cung do papillomavirus (HPV) gây ra và thường lây lan qua đường t.ình d.ục. Đây là một trong những bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở phụ nữ trên thế giới.

Phụ nữ có thể ngăn ngừa bệnh bằng cách tiêm vắcxin an toàn và đáng tin cậy. Bệnh nhân có thể được chữa khỏi nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị phù hợp./.

Phương pháp xét nghiệm nước bọt đầu tiên phát hiện được ung thư tiềm ẩn

Phương pháp xét nghiệm nước bọt đơn giản, được phát triển bởi các nhà khoa học y sinh của Đại Học Công Nghệ Queensland, đã giúp phát hiện sớm ung thư vòm họng ở 1 người không có triệu chứng.

Virus HPV hiện nay là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh ung thư vùng hầu họng, bao gồm lưỡi, amidan và cuống họng. “Một loạt các xét nghiệm nước bọt mà chúng tôi thực hiện đã đưa ra cảnh báo và giúp phát hiện ung thư, trước khi bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng nào” – PGS Chamindie Punyadeera, đại diện nhóm tác giả cho biết – “Điều này cho phép loại bỏ amidan chứa ung thư với kích thước 2 mm của bệnh nhân, chỉ bằng phẫu thuật tại chỗ”.

Cũng theo chuyên gia này, tỉ lệ mắc ung thư vòm họng do virus HPV đang có xu hướng tăng ở các quốc gia phát triển. Điều đáng nói là bệnh nhân chỉ phát hiện ra tình trạng của mình, khi ung thư đã ở giai đoạn muộn. Lúc này, để điều trị, bác sĩ phải sử dụng các phương pháp phức tạp và ảnh hưởng đến cơ thể nhiều hơn.

“Ở Mỹ, ung thư vòm họng do HPV đã vượt qua ung thư cổ tử cung, để trở thành loại ung thư do virus HPV phổ biến nhất. Không giống như ung thư cổ tử cung, đến tận bây giờ, chúng ta vẫn chưa có một phương pháp kiểm tra sàng lọc ung thư vòm họng chính thức” – PGS Punyadeera phân tích.

Nhóm nghiên cứu cho biết, phương pháp xét nghiệm mới này được hoàn thiện thông qua một đề tài khoa học, với sự tham gia của 665 tình nguyện viên.

Được biết, những người tham gia sẽ được xét nghiệm sự có mặt của ADN HPV-16. Những trường hợp có hiện diện HPV-16 trong mẫu xét nghiệm sẽ tiếp tục được lặp lại việc xét nghiệm theo từng chu kì thời gian. Thông qua đó, nhóm tác giả có thể nhận diện ai là người có nguy cơ cao mắc ung thư vòm họng.

PGS Punyadeera cho biết: “Bệnh nhân ung thư vòm họng được chúng tôi phát hiện đã có kết quả xét nghiệm dương tính với HPV-16 trong suốt 36 tháng. Số lượng ADN HPV-16 trong mẫu bệnh phẩm của người này cũng tăng dần trong các lần kiểm tra vào tháng thứ 6, 12 và 36”.

Kết quả kiểm tra chuyên sâu đã cho thấy, bệnh nhân này có một khối u biểu mô tế bào vảy với kích thước 2mm ở amidan trái, và đã nhanh chóng được điều trị bằng phẫu thuật cắt amidan. Điều này giúp cho bệnh nhân có cơ hội chữa khỏi cao, trong khi phương pháp điều trị lại rất đơn giản.

“Kể từ khi phẫu thuật, bệnh nhân không có dấu hiệu về sự hiện diện của ADN HPV-16 trong mẫu nước bọt” – PGS Punyadeera chia sẻ – “Hiện tượng tăng dần của lượng ADN virus HPV trong mẫu nước bọt ở bệnh nhân ung thư vòm họng, mà chúng tôi đã ghi nhận, cần được tính toán và đ.ánh giá kỹ lưỡng, bởi nó có thể mở ra các phương pháp xét nghiệm sớm ung thư vòm họng đầy tiềm năng.

Nhóm tác giả cho biết, trong thời gian sắp tới họ sẽ thực hiện một nghiên cứu chuyên sâu, để đ.ánh giá độ tin cậy của phương pháp xét nghiệm này, cũng như xây dựng cách đ.ánh giá rủi ro mắc ung thư vòm họng ở những người ghi nhận được sự tồn tại của ADN virus HPV, trong nước bọt trong thời gian dài.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *