Xây dựng lối sống khoa học để phòng ngừa bệnh mãn tính

Trong cuộc sống hiện đại, việc ít kiến thức về tác động của lối sống đến sức khỏe cùng cách xây dựng lối sống chưa khoa học đã làm nâng cao tỷ lệ bệnh mãn tính tại Việt Nam.

Các chuyên gia chia sẻ về cách xây dựng lối sống phòng ngừa bệnh mãn tính

Hiện nay bệnh mạn tính đang là nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tại Việt Nam, năm 2017, cả nước có trên 541.000 trường hợp t.ử v.ong do tất cả các nguyên nhân, trong đó t.ử v.ong do các bệnh mạn tính chiếm tới 76% (411.600 ca).

Ngoài ra, theo số liệu công bố tại Hội nghị Khoa học Y tế lần thứ 8 tại Việt Nam, cứ 10 trường hợp t.ử v.ong thì có 7 trường hợp t.ử v.ong do các bệnh không lây nhiễm, trong đó đứng đầu là các bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

Có thể thấy, mặc dù trong thời gian qua, nền y học đã có nhiều bước phát triển, tỷ lệ bệnh lây nhiễm giảm đi nhưng tỷ lệ người mắc bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, ung thư… lại tăng lên chóng mặt.

Theo các chuyên gia phân tích, nguyên nhân chủ yếu do người Việt có thói quen ăn thức ăn nhanh, nhiều chất béo, ăn mặn, rượu bia, lười vận động…. nên bệnh tật ngày càng nhiều, tạo gánh nặng cho xã hội, dẫn đến xu hướng “trẻ hóa” bệnh tật gia tăng trong cộng đồng, gây nhiều hệ lụy cho sự phát triển của đất nước và xã hội khi làm ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng lao động trong nước.

Bên cạnh đó, như ông Charles Sine (Tổng Giám đốc của Anti-Fragility Health Clinic) chỉ ra, phần lớn người bệnh thường xuyên chỉ tìm đến bệnh viện hoặc bác sĩ khi họ đã bị bệnh. Và khi nguyên nhân của căn bệnh không được xem xét kỹ lưỡng, rất khó để giải quyết triệt để. Cùng những căng thẳng trong cuộc sống, bức xúc trong công việc, gia đình cũng ảnh hưởng.

Do đó, việc ngăn ngừa, kiểm soát bệnh mạn tính là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, thách thức nhất hiện nay là không có các phương pháp điều trị cho các bệnh mạn tính khi các loại thuốc truyền thống không có tác dụng đối với các bệnh mạn tính.

Mặc dù vậy, nhiều nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra, bản thân cơ thể con người đều có khả năng tự chữa lành khi được cung cấp đủ các dinh dưỡng cần thiết nhờ ngăn ngừa, quản lý và đẩy lùi các mối đe dọa từ bệnh mạn tính. Chính vì vậy, để giảm thiểu tối đa chi phí, thay đổi lối sống để phòng ngừa bệnh mãn tính được đ.ánh giá là lựa chọn hàng đầu. Điều này vừa giúp giảm chi phí vừa là cách phòng tránh chủ động các bệnh mãn tính.

Để phòng ngừa bệnh mãn tính hiệu quả, cần loại bỏ những thói quen ăn uống gây hại sức khỏe. Trong đó, một trong những thói quen có hại nhất, phải điều chỉnh đầu tiên chính là dừng ăn đường hoặc hạn chế tối đa việc ăn đường để phòng ngừa bệnh mãn tính như thừa cân, béo phì, nhất là tiểu đường.

Ngoài ra, cần phải cân đối giữa việc đi làm và thư giãn. Đây là một trong những yếu tố được các chuyên gia cho rằng đáng lưu ý với những người thường xuyên phải làm việc trong cường độ cao như doanh nhân, công nhân viên chức… Hiện nay, stress là căn bệnh cực nguy hiểm có thể gây ra loạt bệnh mãn tính khó lường.

Hiện nay, tại Việt Nam rất khó đảm bảo có lối sống khỏe mạnh như việc ăn uống tốt cho sức khỏe, nhất là trong tình trạng không khí ô nhiễm, cách xây dựng lối sống chưa được chú trọng… Do đó, để chủ động phòng tránh bệnh mãn tính, giới chuyên gia khuyên nên dùng các sản ph ẩm thực phẩm lành mạnh, detox đúng cách để thanh lọc cơ thể.

Nói không với đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ, lượng đường và muối cao, các chất phụ gia không đảm bảo an toàn, có nhiều nguy cơ dẫn tới các bệnh về chuyển hóa như xơ vữa động mạch, tiểu đường, gan nhiễm mỡ. Bỏ hút t.huốc l.á, lạm dụng rượu hoặc chất cấm.

Đặc biệt là có thể thực hiện các biện pháp xét nghiệm đều đặn như Ketone m.áu cho kết quả chẩn đoán nhanh hơn ngay tại nhà để phát hiện khả năng tiềm tàng của những bệnh mãn tính, kịp thời phòng ngừa theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, sử dụng các ứng dụng và công cụ cảm biến có khả năng theo dõi và điều chỉnh phương pháp điều trị kịp thời.

Anh Trà

Theo enternews

Những công nghệ từng “khuynh đảo” trong quá khứ, nhưng đang biến mất khỏi cuộc sống hiện đại

Khi công nghệ tiến bộ, những thứ dẫu được xem là sáng tạo và đột phá cũng sẽ đến lúc trở nên lỗi thời, và biến mất khỏi cuộc sống của chúng ta theo một quy luật tất yếu.

1. Tiệm rửa ảnh

Trước thời đại của máy ảnh kỹ thuật số, chụp ảnh đồng nghĩa với việc bạn phải dùng máy ảnh phim (analog), và vô cùng cẩn thận cho mỗi tấm ảnh vì không có chế độ xem trước, cũng như cần phải rửa phim mỗi khi chụp xong.

Chính bởi lẽ đó mà vào thời hoàng kim, các tiệm rửa ảnh có thể tìm thấy ở bất cứ đâu, thậm chí từng có cả dãy phố bán phim để chụp ảnh, và tất nhiên kèm luôn dịch vụ rửa ảnh.

Theo thống kê của Business Insider vào năm 1993, nước Mỹ có hơn 14.000 điểm rửa ảnh, thì đến năm 2015 chỉ còn khoảng 190 địa điểm để người yêu nhiếp ảnh phim lui tới. Tại Việt Nam, số lượng các dịch vụ rửa ảnh phim cũng đã thu gọn hơn rất nhiều so với những năm của thập niên 80-90.

2. Đĩa mềm

Trong suốt hai thập kỷ qua, mọi máy tính đều đi kèm ổ đĩa mềm. Tại thời điểm ấy, đĩa mềm là công cụ lưu trữ di động tiện lợi trước khi các ổ flash drive ra đời.

Nó thậm chí trở thành biểu tượng cho tính năng “lưu trữ” trên các chương trình phần mềm máy tính hiện nay, mà giới trẻ có lẽ không mấy ai biết được nguồn gốc của nó.

Điểm bất tiện nhất khiến đĩa mềm trở nên lỗi thời là khả năng lưu trữ hạn hẹp, với chỉ 1.2MB hoặc 1.4MB. Trong khi các ổ USB hiện nay đã có khả năng lưu trữ đến hàng TB.

3. Trợ lý số cá nhân (PDA)

Personal Digital Assistant (viết tắt là PDA) từng là một “cơn bão” vào những năm đầu của thập niên 90. Đây chính là thiết bị t.iền thân của smartphone, khi mang đến cho người dùng trải nghiệm của một máy tính thu gọn, có thể bỏ túi quần.

Những chiếc PDA có thể lưu trữ thông tin cuộc gọi, chạy ứng dụng, chơi game, nghe nhạc, truy cập Internet.

Kẻ diệt PDA không ai khác chính là iPhone khi nó được ra mắt vào năm 2007, với khả năng thay thế hoàn toàn PDA và hoàn thiện hơn ở mọi góc độ.

4. Máy chiếu dùng tấm phim

Máy chiếu là một thiết bị khá phổ biến hiện nay, khi dùng kết nối HDMI để chiếu lên hình ảnh trực tiếp từ thiết bị laptop hoặc máy tính.

Tuy nhiên trước đó, để sử dụng máy chiếu thì người dùng phải đặt lên các tấm phim mỏng, trong suốt. Sau đó, sẽ có một luồng ánh sáng mạnh đi qua tấm phim, và hình ảnh phản chiếu sẽ được phát lên tấm slide.

Máy chiếu dạng này từng là lựa chọn cố định tại các trường học và văn phòng từ khoảng 50 năm trước. Tuy nhiên nó đã bị thay thế hoàn hảo bởi máy chiếu hiện đại.

5. Máy nghe nhạc MP3

Cũng giống như PDA, máy nghe nhạc MP3 từng “chói sáng” vào những năm của thập niên 90, nhưng dần dần bị thay thế bởi smartphone.

Ngay cả Apple cũng từng thừa nhận chính họ đã tự “bắn vào chân” khi ra mắt iPhone, bởi khi ấy, nhu cầu sử dụng iPod sụt giảm hẳn. Steve Jobs từng nói: “iPhone chính là chiếc iPod thành công nhất mà chúng tôi từng mang đến”.

Tuy nhiên, sự tồn tại của chúng vẫn kéo dài tới nay, dẫu còn rất ít máy nghe nhạc MP3 còn sót lại trên thị trường. Ưu điểm của nó là nhỏ gọn và nhẹ hơn smartphone nếu như bạn chỉ cần đến tính năng nghe nhạc.

6. Điện thoại công cộng

Điện thoại công cộng (Phone Booth) từng là một biểu tượng trong quá khứ. Chúng xuất hiện trước khi điện thoại di động trở thành trào lưu, và là cách duy nhất để bạn liên lạc với người khác khi đang ở ngoài đường.

Theo thống kê, có tới 2 triệu trạm điện thoại công cộng tại Mỹ vào năm 1999, nhưng cho tới nay chỉ còn sót lại khoảng 100.000 chiếc. Tại Việt Nam, những trạm điện thoại công cộng cuối cùng đã bị xóa sổ từ lâu, khiến giới trẻ ngày nay có lẽ không còn cơ hội để tiếp cận chúng.

Theo VTV

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *