Xem ‘phim đen’ có hại gì cho sức khỏe?

Có một thực tế hiện nay là khá nhiều người thích xem ‘ phim đen’ và phim k.hiêu d.âm, nhất là phái mạnh. Xem ‘phim đen’ có thể giúp bạn tự thỏa mãn nhu cầu t.ình d.ục, nhưng tác hại của nó đối với sức khỏe về lâu dài thì vô cùng khủng khiếp.

Ảnh minh họa: Internet

Theo bác sỹ Đinh Mạnh Trí, mặc dù ‘phim đen’ giúp con người tăng ham muốn nhất thời, tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây cho thấy về lâu dài thì con người sẽ bị giảm đi 20% ham muốn t.ình d.ục.

Giống như bị nghiện các chất kích thích

Ảnh minh họa: Internet

Xem phim s.ex nhiều cũng có các biểu hiện tương tự nghiện các chất kích thích bao gồm việc bị lệ thuộc, lâu dần có xu hướng tăng nặng để đạt được khoái cảm như người nghiện chất kích thích cần tăng liều, gây những tác hại cực kỳ nghiêm trọng như làm giảm ham muốn t.ình d.ục, teo não, giảm trí nhớ…

Dẫn đến những vấn đề xã hội và tâm lý ở nam giới

Các nhà tâm lý học cho biết những nam giới trẻ t.uổi bị nghiện s.ex thường bỏ bê việc học, tiêu tốn một khoản t.iền khổng lồ, bị cô lập và có xu hướng bị trầm cảm. Một tiến sĩ về sinh học từ Đại học Illinois ở Chicago cũng có những nhận định tương tự, và cho biết thêm rằng, nam giới xem nhiều nội dung k.hiêu d.âm thường kiêu ngạo, dễ lo lắng, yêu bản thân quá mức, tò mò, dễ chán nản, phân tâm và hay gây mâu thuẫn. Trớ trêu thay, xem phim k.hiêu d.âm có thể tạo ra những trải nghiệm cực khoái nhưng nó cũng sẽ dẫn đến một số ảnh hưởng tâm lý kéo dài.

Phim k.hiêu d.âm biến t.ình d.ục thành t.hủ d.âm

Đàn ông xem phim k.hiêu d.âm để tìm hiểu cách quan hệ t.ình d.ục. Lúc này, t.ình d.ục trở thành việc tự phục vụ, nghĩa là niềm vui của chính bạn và không phải là sự thân mật “ân ái”, tự nguyện giữa hai người nữa mà được thiết kế để thỏa mãn vui thú của chính bản thân.

Ảnh minh họa: Internet

Chai sạn cảm xúc Khi xem phim “đen”

Hàm lượng dopamine (chất truyền dẫn thần kinh tạo nên cảm giác khoái cảm) tăng lên, tạo ra khoái cảm cho người xem. Tuy nhiên, nếu xem thường xuyên khiến lượng dopamine liên tục tăng lên dẫn đến hệ quả là não bộ sẽ bị “chai lỳ” với những kích thích từ các loại phim này.

Một nghiên cứu năm 2011 của trang Psychology Today chỉ ra rằng để lượng dopamine tăng vọt, người xem phim buộc phải có những trải nghiệm mạnh hơn để cảm thấy được kích thích. Sau khi bị kích thích bởi những hình ảnh khủng khiếp trên phim, người xem sẽ trở nên mất nhạy cảm và không thể bị kích thích bởi bạn tình thông thường. Ngoài ra, những người xem quá nhiều hình ảnh đen nhưng lại không được “thỏa mãn” trên thực tế dễ dẫn tới bị ức chế, dễ cáu gắt, đầu óc mụ mị, lâu ngày dẫn tới suy nhược thần kinh.

Có nguy cơ mắc các chứng rối loạn chức năng s.inh d.ục

Trong khuôn khổ Hội nghị khoa học của Hiệp hội Niệu khoa Hoa Kỳ tại Boston (Mỹ), giới chuyên gia cũng cho rằng, những người thích xem “phim đen” có thể phải đối mặt với căn bệnh rối loạn chức năng s.inh d.ục. Tiến sỹ Andrew Smiler cho biết việc dễ dàng tiếp cận với phim k.hiêu d.âm trên mạng đang gây hậu quả về mặt t.ình d.ục cho nhiều thanh niên trẻ khỏe mạnh và có thể khiến 10% nam giới trẻ gặp vấn đề về cương dương.

Có thể dẫn đến teo não

Theo cuộc khảo sát ở các tình nguyện viên nam từ 21 – 45 t.uổi của các nhà khoa học thuộc Học viện Phát triển con người Max Planck ở Berlin (Đức), những người thường xuyên xem phim k.hiêu d.âm, hoạt động vùng não sẽ bị thu hẹp, từ đó làm giảm năng lực đưa ra quyết định xử lý các thông tin được truyền đến não.

Làm gì nếu bạn không thể ngừng xem phim k.hiêu d.âm?

Một bác sĩ về sức khỏe nam giới và chuyên gia về trị liệu t.ình d.ục cho rằng bạn nên dừng việc t.hủ d.âm cũng như xem phim k.hiêu d.âm một thời gian nếu bạn đang phải đối mặt với những vấn đề này. Ngừng t.hủ d.âm trong một thời gian, có thể là một tuần, không phải là một ý tưởng tồi. Nếu bạn xem phim k.hiêu d.âm và t.hủ d.âm định kỳ, bạn có thể tự kiểm tra xem bạn có thể kiểm soát hành vi của mình hay bị chính những hành vi đó kiểm soát mình hay không.

Cơ quan điều khiển t.ình d.ục của cơ thể chính là bộ não của bạn. Bộ phận s.inh d.ục chỉ phản ứng với những gì mà não bộ chuyển tới cho dù nó đang theo dõi, ngửi hay chạm vào. Nếu bạn cho rằng hành vi nghiện của mình đang gây ra các vấn đề t.ình d.ục cho bản thân, điều quan trọng bạn cần làm ngay đó là gặp bác sĩ chuyên khoa về t.ình d.ục để nhận được sự trợ giúp chuyên môn. Bạn cần được trợ giúp bởi một bác sĩ có thể hiểu bạn và quản lý theo cách khoa học để giúp bạn có cuộc sống lành mạnh nhất.

Quan trọng nhất, không giống như những người nghiện rượu và m.a t.úy, một cá nhân khi được coi là một người nghiện t.ình d.ục không phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng về thể chất. Chưa có ai trong lịch sử đã từng c.hết vì ham muốn quan hệ t.ình d.ục và không thể có được nó. Niềm ham muốn một thứ gì đó mà bạn không thể có được hoặc không cảm thấy hài lòng về nó, thậm chí đó là t.ình d.ục đi chăng nữa, cũng là điều đau đầu mà mọi người trên thế giới phải đối phó mỗi ngày. Họ đối phó với nó mà không bị mất kiểm soát, không nói dối, gian lận và bắt chước. Đặc biệt, họ không chấp nhận mình là một người nghiện. Có rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng bất lợi của nội dung k.hiêu d.âm lên sức khỏe. Chính vì vậy, bạn cần cân nhắc và kiềm chế bản thân để không trở thành một người nghiện t.ình d.ục.

QUẢNG AN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Ngủ quá nhiều có thể khiến bạn trở thành “não cá vàng”

Ngủ quá nhiều có thể khiến con người bị giảm trí nhớ, phản ứng chậm, đờ đẫn, tăng nguy cơ suy giảm nhận thức và mắc bệnh Aizheimer cùng vô vàn tác hại khác.

Khi nói về giấc ngủ, chúng ta thường nghĩ đến thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng không tốt sức khỏe, làm tăng các nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, đau tim, huyết áp cao, đột quỵ hay béo phì. Tuy nhiên, ngủ quá nhiều cũng có những ảnh hưởng tiêu cực không kém đến sức khỏe.

Ngủ quá nhiều không tốt cho sức khỏe

Một nghiên cứu mới đây được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Alzheimer còn chỉ ra rằng việc ngủ quá nhiều cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Theo đó, ngủ trong một thời gian dài có sự liên quan mật thiết đến việc con người trở nên “não cá vàng” với trí nhớ giảm đáng kể, các phản ứng cả về hành động và giao tiếp đều chậm hơn so với người bình thường.

Ngủ quá nhiều có thể khiến bạn trở thành “não cá vàng”

Điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ khiến cho người ngủ quá nhiều bị suy giảm nhận thức và mắc bệnh Aizheimer. Và dù bạn có ngủ nhiều nhưng chất lượng của giấc ngủ lại không hề tốt (ngủ không ngon, không sâu, thức dậy uể oải, mệt mỏi).

Bên cạnh đó, một nghiên cứu trước đó đăng trên tờ Neurology năm 2015 chỉ ra rằng việc ngủ quá nhiều cũng có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ đến 46% so với người có giấc ngủ đủ. Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 của người ngủ nhiều cũng lớn hơn. Thêm vào đó, họ sẽ thường xuyên gặp phải những cơn đau đầu, stress, đau mỏi cơ.

Giấc ngủ dài nhưng không có chất lượng khiến cơ thể mệt mỏi khi thức dậy

Luôn thèm ngủ, ngủ nhiều có thể là dấu hiệu của sức khỏe có vấn đề

Bác sĩ Das. Rafael Pelayo, chuyên gia về giấc ngủ tại Trung tâm Y tế giấc ngủ Stanford (Hoa Kỳ) cho biết: “Nếu ai đó ngủ nhiều hơn trước đây và thường xuyên mệt mỏi, ngái ngủ, có thể họ đang gặp một vấn đề về sức khỏe”.

Cơn buồn ngủ kéo đến quá thường xuyên trong cả một ngày trời có thể là do một rối loạn tâm trạng, chẳng hạn như bị bệnh trầm cảm. Việc ngủ quá nhiều cũng có thể là hậu quả của sự rối loạn nội tiết, chẳng hạn như tình trạng suy giáp – tình trạng chức năng tuyến giáp thấp, lượng hormone tuyến không đủ để đảm bảo hoạt động bình thường của cơ thể.

Ngủ nhiều cũng có thể bắt nguồn từ các bệnh rối loạn tâm trạng hoặc hội chứng rối loạn giấc ngủ

Ngoài ra, ngủ nhiều cũng có thể bắt nguồn từ các hội chứng rối loạn giấc ngủ như hội chứng ngủ quá nhiều vô căn (một hội chứng hiếm gặp khiến con người ngủ nhiều) và chứng ngủ rũ (cũng là một hội chứng hiếm gặp khiến bộ não không thể điều chỉnh việc ngủ và thức dậy như bình thường. Người bệnh đột nhiên rơi vào giấc ngủ mà không có cảnh báo trước hoặc bị tê liệt nhất thời, mất kiểm soát cơ bắp).

Dù vậy, cũng có những trường hợp việc ngủ nhiều là một ảnh hưởng phụ của các loại thuốc hoặc biện pháp y tế gây ra buồn ngủ.

Ngủ trong thời gian bao lâu là tốt cho sức khỏe?

Để có sức khỏe dồi dào, khỏe mạnh, Viện Y tế Giấc ngủ Hoa Kỳ và Cộng đồng Nghiên cứu Giấc ngủ đưa ra khuyến nghị rằng những người trưởng thành ở độ t.uổi từ 18 đến 64 t.uổi nên ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm và ngủ không quá 9 tiếng mỗi đêm.

Ở một số trường hợp ngoại lệ đặc biệt, những người có giấc ngủ ngắn cũng cần phải ngủ ít nhất 6 tiếng mỗi đêm và người có giấc ngủ dài chỉ được ngủ tối đa là 10 hoặc 10 tiếng rưỡi mỗi đêm.

Nguồn (Source): Yahoo!, The Health/Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *