Mọi người cần thực hiện xét nghiệm m.áu hằng năm để phát hiện sớm các căn bệnh có khả năng đe dọa đến tính mạng, kịp thời chữa trị, giúp sống thọ hơn.
Khi nói đến những thói quen kéo dài t.uổi thọ, có lẽ bạn đã biết những điều cơ bản như áp dụng chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, vận động thường xuyên, giảm hút thuốc, bớt uống rượu.
Ngoài ra, có một thói quen giúp bạn sống thọ hay bị bỏ qua là gặp bác sĩ thường xuyên. Nhiều người chỉ đi khám khi bị ốm. Nhưng nếu bạn muốn sống lâu và khỏe mạnh, việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên rất quan trọng. Trong đó, có một bài bài kiểm tra đặc biệt quan trọng bạn cần thực hiện.
Tiến sĩ Robert J. Pearlstein, chuyên gia lão khoa người Mỹ, gặp bệnh nhân ba tháng một lần, ngay cả những người có sức khỏe hoàn hảo. Ông khuyến nghị những người từ 80 t.uổi trở lên nên đi khám bác sĩ thường xuyên, đặc biệt với trường hợp có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Đối với nhóm từ 65 đến 80 t.uổi và có sức khỏe tốt, chỉ cần gặp bác sĩ mỗi năm một lần là đủ.
Bạn cần làm xét nghiệm m.áu mỗi năm một lần. Ảnh minh họa: Scripps
Theo Parade, đi khám bác sĩ thường xuyên sẽ giúp phát hiện các căn bệnh có khả năng đe dọa tính mạng ở giai đoạn sớm nhất. Tiến sĩ Pearlstein giải thích: “Ví dụ, ung thư vú và ung thư ruột kết có thể chữa được ở giai đoạn đầu nhưng không thể chữa được ở giai đoạn cuối”. Chia sẻ với bác sĩ về các bất ổn sức khỏe (thay đổi cân nặng, nhu động ruột, giấc ngủ) sẽ đưa ra những manh mối quan trọng để đ.ánh giá sức khỏe tổng thể của bạn. Bạn cũng cần kiểm tra huyết áp và mức cholesterol trong khám sức khỏe định kỳ.
Tiến sĩ Pearlstein khuyên, có một loại xét nghiệm bạn nên thực hiện hằng năm. “Khi hơn 40 t.uổi, bạn phải thực hiện xét nghiệm m.áu hằng năm để kiểm tra mức vitamin, chức năng thận, gan và nồng độ PSA (với nam giới, để tầm soát ung thư tuyến t.iền liệt)”, Tiến sĩ Pearlstein nói.
Ngoài việc hỏi về các thay đổi thể chất và xét nghiệm m.áu, Tiến sĩ Pearlstein cũng thường hỏi mọi người về sức khỏe tâm thần. Ông nói: “Những người hạnh phúc sống lâu hơn ai hay chán nản”.
Tiến sĩ Pearlstein giải thích người lớn t.uổi rất dễ bị cô lập vì khi đó họ đã nghỉ việc, không sống gần con cái. Sự cô đơn liên quan đến tăng nguy cơ trầm cảm nên ông luôn hỏi bệnh nhân về các mối quan hệ của họ: Trong nhà có người chuẩn bị các bữa ăn không? Họ có thường xuyên gặp gỡ những người mang lại cho họ niềm vui và khiến cuộc sống của họ có mục đích không?
Tất nhiên, chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt cũng rất quan trọng khi nói đến t.uổi thọ. Dùng thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và vận động cơ thể thường xuyên đều rất tốt cho sức khỏe. Nghiên cứu khoa học cho thấy chỉ cần 15 phút tập thể dục nhẹ hoặc vừa phải mỗi ngày cũng có thể kéo dài thời gian sống.
Phát hiện ‘công tắc’ ngăn ung thư ruột ở nơi khó ngờ
Đột phá mới từ Đại học Quốc gia Úc (ANU) hứa hẹn vô hiệu hóa các tế bào ung thư ruột ‘từ gốc’.
Trong nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Science Advances, nhóm tác giả ANU đã xác định một loại protein ngay trong hệ thống miễn dịch của con người có thể được điều khiển để giúp khắc phục bệnh ung thư ruột.
Ung thư ruột – Ảnh đồ họa: JOHNS HOPKIN MEDICINE
Tờ Medical Xpress dẫn lời TS Abhimanu Pandey, tác giả chính của ngheien cứu, cho biết protein nói tên được gọi là Ku70, có thể được kích hoạt hoặc “bật” giống như một công tắc đèn bằng các loại thuốc mới và cả thuốc hiện có.
“Ở trạng thái kích hoạt, protein hoạt động giống như một hệ thống giám sát, phát hiện các dấu hiệu DNA bị hư hỏng trong tế bào chúng ta” – TS Pandey giải thích.
DNA là mã di truyền của sự sống. DNA bị hư hỏng là một trong các nguyên nhân có thể biến tế bào khỏe mạnh thành tế bào ung thư.
Nghiên cứu của ANU cho thấy Ku7- có thể “làm mát” các tế bào ung thư và dọn dẹp DNA bị hư hỏng.
Việc dọn dẹp DNA hỏng ngăn chặn việc các tế bào lành bị biến thành tế bào ung thư, trong khi tính năng “làm mát” giúp ngăn tế bào ung thư ruột trở nên hung hãn hơn.
Điều này đồng nghĩa với việc ngăn di căn và thậm chí là vô hiệu hóa chúng bằng cách giữ chúng ở trạng thái không hoạt động.
Phát hiện này chưa trực tiếp đưa đến một phác đồ điều trị ung thư mới, nhưng đã mở ra một con đường quan trọng.
Theo GS Ming Man, thành viên nhóm nghiên cứu, các phương pháp sàng lọc ung thư ruột trong tương lai có thể bao gồm việc kiểm tra mức Ku70 trong polyp t.iền ung thư.
Ngoài ra, cần thêm một số nghiên cứu đề ứng dụng con đường này vào việc điều trị ung thư ruột, bao gồm tìm hiểu xem các thuốc hay sự kết hợp thuốc nào có thể tác động hiệu quả nhất tới “công tắc” Ku70.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư ruột – hay còn gọi là ung thư đại trực tràng – đang là loại ung thư phổ biến hàng thứ 3 trên thế giới và đứng thứ 2 trong danh sách các loại ung thư gây t.ử v.ong nhiều nhất.
Còn theo thống kê tại Úc được nhóm nghiên cứu trích dẫn, chỉ riêng tại nước này mỗi tuần đã có 100 người t.ử v.ong vì ung thư ruột. Tuy vậy, 90% các ca bệnh có thể được điều trị thành công nếu như được phát hiện sớm.