Xét nghiệm CEA để làm gì?

Xét nghiệm CEA có thể được chỉ định khi một người đã được chẩn đoán ung thư đại trực tràng, dạ dày, phổi, giúp đ.ánh giá hiệu quả điều trị, tiên lượng và phát hiện tái phát, di căn.

Dấu ấn ung thư là gì?

Nhiều bệnh ung thư liên quan đến sự sản xuất bất thường một số phân tử có thể định lượng được trong huyết thanh. Các phân tử này gọi là dấu ấn ung thư hay chất chỉ điểm ung thư (Tumor markers). Một số dấu ấn ung thư đặc hiệu với chỉ một loại ung thư, tuy nhiên, số khác lại tăng trong nhiều loại ung thư khác nhau.

Phần lớn các dấu ấn ung thư cũng tăng trong các bệnh “không phải ung thư khác”. Ví dụ: CEA có thể tăng gây dương tính giả trong: viêm phổi, khí phế thũng, viêm gan, viêm loét dạ dày tá tràng, polyp trực tràng, bệnh vú lành tính…

CEA thường tăng trong ung thư đường tiêu hóa như: ung thư thực quản, dạ dày, gan, tụy, đại trực tràng, vú, buồng trứng, cổ tử cung, tuyến giáp.

Theo bác sĩ Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, các dấu ấn ung thư này vẫn được sản xuất với nồng độ thấp ở các mô bình thường. Điểm khác biệt là, riêng các khối u sẽ sản xuất chúng với số lượng lớn. Do đó, ta có thể phân biệt u lành với u ác (ung thư) hoặc phát hiện ung thư qua việc xét nghiệm m.áu tìm các chất này.

Dấu ấn ung thư CEA

Giới hạn bình thường của CEA là: 0-10 ng/ml. Nó là một thành phần của màng nhầy đại trực tràng.

Kháng nguyên ung thư biểu mô phôi (CEA), được mô tả lần đầu tiên bởi Gold và Freedman vào năm 1965, được chiết xuất từ khối u gan di căn từ ung thư đại tràng và từ đường tiêu hóa bình thường của thai nhi. Đây là một trong những kháng nguyên liên quan đến ung thư ở người được nghiên cứu rộng rãi nhất.

Việc đo lường CEA huyết thanh cho thấy hiệu quả đáng kể trong tiên lượng và quản lý những bệnh nhân mắc các bệnh lý ác tính, đặc biệt là ung thư đại trực tràng. Chuỗi các giá trị xét nghiệm CEA có thể được sử dụng để theo dõi tình trạng bệnh nhân ung thư sau điều trị: tiến triển, thuyên giảm hay tái phát.

Nồng độ CEA tăng kéo dài sau điều trị hoặc sau can thiệp phẫu thuật là dấu hiệu bệnh chưa được điều trị dứt điểm hoặc dấu hiệu bệnh tái phát. Trong khi đó, chuỗi nồng độ CEA giảm xuống mức bình thường cho thấy can thiệp điều trị thành công.

Nồng độ CEA cũng tăng trong huyết thanh những bệnh nhân không mắc các bệnh lý ác tính và những người nghiện t.huốc l.á nặng. Do đó, không nên sử dụng chỉ số CEA trong chẩn đoán ung thư hoặc trong sàng lọc các bệnh nhân không có triệu chứng.

Tỷ lệ các bệnh nhân ung thư có tăng CEA> 5ng/ml tùy theo các phủ tạng khác nhau nhưng thường dao động 50-70%. Giá trị CEA huyết tương ở người bình thường không hút t.huốc l.á thường

Cụ thể, giá trị CEA dịch màng bụng ở người không ung thư là

Xét nghiệm CEA để làm gì?

Xét nghiệm CEA có thể được chỉ định khi một người đã được chẩn đoán ung thư đại trực tràng, dạ dày, phổi. CEA sẽ được định lượng trước khi bắt đầu điều trị và sau đó được xét nghiệm theo thời gian để đ.ánh giá hiệu quả điều trị, tiên lượng và phát hiện tái phát, di căn.

Đôi khi xét nghiệm CEA có thể được thực hiện khi nghi ngờ ung thư nhưng chưa được chẩn đoán. Đây không phải là một xét nghiệm sử dụng chung cho các ung thư vì CEA có thể tăng trong nhiều bệnh lý khác nhau, tuy nhiên nó vẫn có thể được chỉ định để có thể cung cấp thêm thông tin cho chẩn đoán tùy bệnh cảnh lâm sàng cụ thể.

Xét nghiệm CEA dịch cơ thể có thể được chỉ định để phát hiện khối u đã xâm lấn hoặc di căn đến các khoang trong cơ thể (ví dụ di căn lan rộng đến khoang phúc mạc, màng phổi hoặc não).

Bệnh nhân làm xét nghiệm CEA có thể dùng với 3 mục tiêu khác nhau là sàng lọc ung thư, theo dõi hiệu quả điều trị và theo dõi di căn tái phát. Trong 3 mục tiêu thì mục tiêu theo dõi di căn tái phát chiếm tỷ lệ cao nhất, theo dõi kết quả điều trị xếp thấp nhất.

Giá trị của xét nghiệm CEA là định hướng chẩn đoán và theo dõi điều trị. CEA tăng không đồng nghĩa là bệnh nhân bị ung thư. Ngược lại CEA bình thường cũng không loại trừ khả năng bị ung thư vì có tới 30-50% các bệnh nhân ung thư dạ dày, ruột, vú, phổi, tuyến tụy… nhưng nồng độ CEA vẫn không cao.

Gặp những triệu chứng này, mau đi khám ung thư dạ dày còn kịp

Các dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của ung thư dạ dày thường là các vấn đề về đường tiêu hóa như buồn nôn, chán ăn, khó chịu ở bụng… kéo dài trong nhiều ngày.

Một trong những cảm giác thường gặp nhất của ung thư dạ dày là khó nuốt. SHUTTERSTOCK

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, ung thư dạ dày là loại ung thư gây c.hết người đứng thứ tư trên thế giới, chỉ sau ung thư phổi, ung thư đại trực tràng và ung thư gan, với khoảng 1 triệu ca ung thư dạ dày mới phát bệnh mỗi năm và riêng trong năm 2020, đã có đến 769.000 ca t.ử v.ong trên toàn thế giới.

Điều nguy hiểm của loại ung thư này là người bệnh thường không nhận biết các triệu chứng ung thư dạ dày sớm vì chúng giống với các triệu chứng của các bệnh khác.

Tuy nhiên, các dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của ung thư dạ dày thường là các vấn đề về đường tiêu hóa như buồn nôn, chán ăn và khó chịu ở bụng kéo dài trong nhiều ngày.

Sau đây là 5 triệu chứng phổ biến nhất chỉ ra khối u ung thư đang phát triển trong dạ dày, bạn cần chú ý, theo Express .

Nếu gặp chứng khó tiêu dai dẳng, kéo dài từ 21 ngày trở lên, hãy đi khám ngay. ẢNH SHUTTERSTOCK

Khó nuốt

Một trong những cảm giác thường gặp nhất của ung thư dạ dày là khó nuốt, như cảm giác nóng rát khi nuốt hoặc cảm thấy đau khi nuốt.

Tổ chức Nghiên cứu Ung thư của Anh cho biết thêm, như thể thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng hoặc thực quản.

Mặc dù khó nuốt cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh khác, nhưng nếu gặp phải triệu chứng này nên đi khám ngay để được bác sĩ kiểm tra.

Khó tiêu dai dẳng

Một cảm giác khác của ung thư dạ dày là chứng khó tiêu liên tục. Đó là chứng khó tiêu dai dẳng kéo dài từ 3 tuần trở lên.

Hầu hết mọi người từng bị khó tiêu, nhưng điều quan trọng là nếu gặp chứng khó tiêu dai dẳng, kéo dài từ 21 ngày trở lên, hãy đi khám ngay, theo Express .

Dich vụ Y tế Quốc gia Anh chỉ ra còn có các triệu chứng xuất hiện sau khi ăn hoặc uống, như sau:

Ợ chua sau khi ăn

Cảm thấy no và đầy hơi

Cảm thấy mệt

Ợ hơi và xì hơi

Trào ngược thức ăn hoặc chất lỏng có vị đắng ở miệng.

Cảm thấy no dù mới ăn được rất ít

Nếu có khối u đang phát triển trong dạ dày, người bệnh sẽ cảm thấy no cho dù chỉ ăn một lượng nhỏ thức ăn. Đây thường là triệu chứng ban đầu và có thể gây giảm cân, Tổ chức Nghiên cứu Ung thư của Anh cho biết.

Buồn nôn

Ung thư dạ dày cũng có thể dẫn đến cảm giác buồn nôn và khó chịu trong người. Điều này có thể xảy ra khi khối u phát triển gây tắc nghẽn trong dạ dày, ngăn cản thức ăn đi qua hệ tiêu hóa.

Mệt mỏi, khó thở

Các triệu chứng khác của ung thư dạ dày có thể bao gồm:

Giảm cân

Đau bụng

Đau sau xương ức

Phân sẫm màu, gần như đen.

Nếu thấy bất kỳ triệu chứng bất thường hoặc dai dẳng nào, cần đi khám ngay, theo Express .

Những ai có nguy cơ?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày bao gồm, theo Mayo Clinic.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Béo phì

Ăn mặn và ăn nhiều thịt chế biến

Ăn ít trái cây và rau quả

T.iền sử gia đình bị ung thư dạ dày

Viêm dạ dày mạn tính

Hút thuốc

Polyp dạ dày

Và nhiễm khuẩn Hp dạ dày. Khoảng 40% trường hợp ung thư dạ dày có thể là do nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacter) , theo Express .

Các dấu hiệu của nhiễm vi khuẩn Hp: Đau hoặc nóng rát ở bụng, đau dạ dày dữ dội khi đói, buồn nôn, chán ăn, ợ hơi thường xuyên, đầy bụng, sụt cân.

Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Anh cho biết kháng sinh có thể điều trị khỏi Hp.

Những người có t.iền sử gia đình mắc ung thư dạ dày nên làm các xét nghiệm, như nội soi, để tìm các dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày, theo Mayo Clinic.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *