Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Loãng xương là một căn bệnh mà lực của xương bị suy giảm, cấu trúc xương bị tổn hại dễ gãy đột ngột khi có lực bên ngoài tác động vào.

Xoa bóp xương khớp góp phần phòng bệnh loãng xương và ngăn ngừa gãy xương.

Người bệnh loãng xương có triệu chứng đau nhức xương nhất là đau lưng, đau các khớp bàn tay, ngón tay, mỏi bại hông. Đặc biệt là đau, mỏi các khớp xương chịu lực mạnh (xương sống, khớp gối, khớp cổ chân, xương đùi, xương cẳng chân, xương cánh tay, cẳng tay, đốt sống thắt lưng) và nếu vấp, ngã thì rất dễ dàng bị gãy xương. Đau nhức xương và các khớp xương thường rõ nhất vào ban đêm. Ngoài ra chuột rút cũng thường hay xuất hiện ở những người loãng xương.

Liệu pháp xoa bóp có thể làm giảm bớt sự căng thẳng của người bị loãng xương như: Làm dịu thần kinh, giảm căng thẳng và giảm lo lắng. Xương cần được cung cấp đủ m.áu để chữa lành nên việc tăng lưu lượng m.áu có thể hỗ trợ quá trình phục hồi thông qua massage. Massage cũng hỗ trợ loại bỏ chất lỏng bạch huyết dư thừa có thể gây viêm ở những vùng có vấn đề. Massage giúp cơ thể phát huy tác dụng giảm đau tự nhiên, giúp giảm sưng…

Dưới đây là một số cách xoa bóp tốt cho người loãng xương:

1. Xoa bóp mặt và đầu

Xát hai bàn tay vào nhau sao cho hai bàn tay thật nóng. ầu ngửa về phía sau, hai tay đặt dưới cằm áp vào mặt, xoa mặt từ dưới lên đến đỉnh đầu, đồng thời đầu dần dần cúi xuống gáy, hai tay xoa hai bên cổ và áp vào cằm. Tiếp tục xoa lại như trước khoảng 1-3 phút.

Lực của xương bị suy giảm và cấu trúc xương bị tổn hại do loãng xương.

Khi kết hợp với các khuyến nghị tập thể dục của bác sĩ cho bệnh loãng xương, liệu pháp xoa bóp đã được chứng minh là làm giảm đau xương, cải thiện khối lượng xương và làm chậm quá trình mất xương.

2. Xoa vai gáy

Dùng lòng bàn tay xát lên vùng sau cổ làm cho vùng da có cảm giác ấm, nóng lên.

Dùng tay bóp nắn các cơ quanh cột sống cổ, vai (ngón cái một bên, các ngón còn lại một bên), bóp nắn nhẹ nhàng quanh vùng cổ vai cho đến khi vùng cổ vai hơi ửng đỏ là đạt hiệu quả.

Tập vận động khớp cổ ở tư thế ngồi: Quay cổ theo chiều kim đồng hồ 4 lần và theo chiều ngược lại 4 lần; thực hiện nghiêng cổ sang trái – nghiêng cổ sang phải; ngửa cổ ra sau, cúi về phía trước…

Tổng hợp các động tác cổ vừa thực hiện liên tục, nhẹ nhàng tránh làm mạnh đột ngột… khoảng 1-3 phút.

3. Xoa tay, phía ngoài và trong

Xoa phía ngoài vùng vai, vùng cánh tay, cẳng tay và bàn tay, trong lúc bàn tay để úp, xong lật ngửa bàn tay, tiếp tục xoa phía trong từ bàn tay lên cẳng tay, cánh tay lên vai độ 1-3 phút rồi đổi tay xoa bên kia.

4 Xoa chân, phía trên và dưới

Hai tay để lên đùi, xoa từ trên xuống dưới của phía trước đùi và cẳng chân tới mắtcá, trong lúc chân dần dần giơ cao. Rồi hai tay vòng ra phía sau cổ chân, tiếp tục xoa phía sau từ dưới lên tới đùi, trong lúc chân từ từ hạ xuống. Tay trong vòng lên phía trên đùi, tay ngoài vòng ra phía sau, xoa vùng mông để rồi vòng lên phía trên cùng với bàn tay trong tiếp tục xoa như trên từ 1-3 phút. Bên kia cũng xoa như thế.

Tiếp đếnxoa lòng bàn chân: hai lòng bàn chân xoa mạnh chà sát với nhau. Xoa phía trong bàn chân (phía trong bàn chân bên này để lên phía trong của bàn chân bên kia), chà xát như trên và thay đổi nhau từ 1-3 phút. Phía ngoài bàn chân bên này chà lên mu bàn chân bên kia chà tới chà lui nhiều lần rồi đổi chân chà như trên.

5. Bấm huyệt dũng tuyền

Vị trí huyệt: Co bàn chân và các ngón chân lại, chỗ hõm xuất hiện ngay ở 1/3 trước gan bàn chân chính là vị trí của huyệt.

Bấm huyệt dũng tuyền làm cho thận khí luôn được sung túc

Cách thực hiện: Dùng hai ngón tay cái đóng thời day ấn huyệt dũng tuyền cả hai bên trong 2 phút với một lực tương đối mạnh sao cho đạt cảm giác tê tức lan sâu vào bên trong gan bàn chân. Cũng có thể dùng các vật cứng như đầu đũa, cán bút để day ấn hoặc đặt chân – vị trí huyệt – lên viên sỏi hay các vật tương tự để kích thích.

Tác dụng của huyệt dũng tuyền: Trong phép dưỡng sinh của y học cổ truyền, người xưa đã khuyên hàng ngày nên day bấm huyệt dũng tuyền một cách đều đặn nhằm làm cho thận khí luôn được sung túc, thận thủy luôn được tràn đầy, theo đó mà tinh thần, thể lực và tinh lực đều có chuyển biển tốt.

Phòng ngừa đau nhức xương khớp ở người cao t.uổi

Lão hóa xương khớp là tình trạng thường gặp ở người lớn t.uổi. Trong đó, loãng xương là bệnh lý phổ biến, cần chế độ chăm sóc, điều trị để bảo vệ sức khỏe.

Hệ vận động của cơ thể được cấu thành từ ba bộ phận chính là: cơ, xương và khớp. Bộ ba này kết hợp với nhau với sứ mệnh đặc biệt: Định hình cơ thể, giữ thăng bằng, giúp cơ thể di chuyển dễ dàng và hoạt động nhịp nhàng nhằm đảm bảo hệ cơ xương khớp luôn khỏe mạnh.

Nguyên nhân dẫn đến loãng xương ở người lớn t.uổi

Đối với người lớn t.uổi, loãng xương là bệnh lý rất phổ biến. Do cấu trúc xương di truyền, chế độ ăn uống, bổ sung Canxi, vận động, sinh hoạt khi còn trẻ và một số nguyên nhân khác nên mức độ loãng xương nặng hoặc nhẹ ở mỗi người thường khác nhau.

Thống kê của Hội Cơ xương khớp Việt Nam cho thấy, khoảng 30% người trên 35 t.uổi, 60% người trên 65 t.uổi và 85% người trên 80 t.uổi bị thoái hóa khớp. Số liệu từ Hội Loãng xương Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra cũng ước tính có khoảng 3,6 triệu người Việt mắc chứng loãng xương (chiếm nhiều ở phụ nữ). Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến loãng xương ở người lớn t.uổi? Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên.

Các cơ quan, bộ phận trong cơ thể lão hóa dần theo t.uổi tác: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, từ 30 t.uổi, cơ thể bắt đầu suy giảm lượng hormone s.inh d.ục sức khỏe, khiến xương khớp và cơ bắp yếu đi. Một số chất như Canxi hay Glucosamin trong cơ thể sẽ suy giảm khiến mật độ xương giảm dần theo độ t.uổi, chức năng của khớp xương cũng suy giảm. Trong khi đó, Canxi là thành phần chính để cấu tạo và xây dựng các mô xương, giúp xương chắc khỏe; còn Glucosamin là chất cần thiết để sản sinh sụn khớp, giúp bôi trơn đốt sống. Chính vì vậy, thiếu hụt hai loại chất này sẽ gây ra vấn đề lão hóa xương khớp.

Ít vận động: Người lớn t.uổi ít vận động có nguy cơ bị loãng xương cao hơn người thường xuyên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, bơi lội… Nguyên nhân là do khi không vận động, quá trình tái tạo xương một cách tự nhiên cũng giảm khiến xương ngày một yếu hơn.

Cách nhận biết loãng xương ở người lớn t.uổi

Loãng xương ở người lớn t.uổi có diễn biến thầm lặng, các triệu chứng đặc trưng như: đau nhức xương khớp, đau nhức cột sống, đau lưng, mỏi vai gáy, dễ gãy xương… thường chỉ xuất hiện khi bệnh đã trở nặng và có biến chứng. Đồng thời, người lớn t.uổi bị loãng xương còn có thể xuất hiện cảm giác ớn lạnh, bị chuột rút chân thường xuyên, dễ đổ mồ hôi…

Để nhận biết sớm nguy cơ bị loãng xương, bên cạnh việc theo dõi các dấu hiệu kể trên, người lớn t.uổi cần lưu ý bổ sung đầy đủ các dưỡng chất giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, phòng ngừa loãng xương để có một t.uổi già khỏe mạnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *