Xử trí thế nào khi bị kiến ba khoang đốt

Nếu kiến ba khoang bò trên da nên thổi đi hoặc cho vào một tờ giấy rồi bỏ, không nên đ.ập nát kiến, vùng da tiếp xúc kiến ngay lập tức phải được rửa bằng nước sạch.

Theo bác sĩ Võ Thị Đoan Phượng, Trưởng Khoa lâm sàng 1, Bệnh viện Da liễu TP HCM, quần áo sau khi tiếp xúc kiến ba khoang cần được giặt thật kỹ. Khi bị kiến ba khoang đốt, cần tránh tiếp xúc xà phòng và ánh sáng mặt trời có thể làm tổn thương da nặng hơn. Tránh gãi, cọ xát để dính độc tố sang các vùng da khác làm lây lan thương tổn.

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang là bệnh thường gặp vào mùa mưa, thường xuất hiện ở vùng da hở như mặt, cổ, tay, chân vào buổi sáng sau một đêm ngủ dậy. Trường hợp nhẹ, có thể sử dụng các loại corticoid bôi mức độ nhẹ thời gian ngắn khoảng 5-7 ngày. Nếu không đỡ hoặc nặng hơn, da đỏ hay nóng rát nhiều, chảy mủ, l.ở l.oét cần tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu ngay để điều trị kịp thời.

Cần phân biệt viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang và bệnh zona thần kinh, bởi đây là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Chẩn đoán nhầm, sử dụng thuốc sai sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị, có thể khiến bệnh nặng và quá trình phục hồi lâu hơn.

Bệnh nhân viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang được nhân viên nhà thuốc chẩn đoán thành bệnh zona, điều trị nhầm khiến bệnh nặng hơn. Ảnh: Lan Anh

Nhiều người hay dùng các bài thuốc dân gian khi kiến ba khoang tấn kinh hoặc zona thần kinh. Theo bác sĩ Phượng, với viêm da tiếp xúc kích ứng (do độc tố của kiến ba khoang gây ra) hay bệnh zona (do virus gây ra) thì thuốc tây có nhiều thuốc đặc trị hơn, có loại thuốc điều trị đúng cơ chế của bệnh (như kháng virus), các hoạt chất đã được nghiên cứu hiệu quả và cũng đã kiểm nghiệm trên lâm sàng tốt hơn. Mặt khác, thuốc tây an toàn hiệu quả, ít nguy cơ dị ứng và n.hiễm t.rùng hơn.

Bác sĩ Phượng khuyến cáo khi làm việc dưới ánh đèn, tránh phản xạ quệt tay khi có cảm giác côn trùng rơi vào cổ, mặt. Chú ý giũ mạnh khăn mặt, quần áo trước khi dùng. Vào mùa mưa đề phòng côn trùng bay vào nhà, có thể xịt các thuốc diệt côn trùng không hại. Nên ngủ mùng và tắt đèn khi ngủ, hạn chế mở cửa nhiều vào ban đêm và nên bung rèm cửa.

Lỡ ‘thời gian vàng’ trị ung thư vú do chậm đến viện

Người phụ nữ 56 t.uổi phát hiện khối u vú trái ba tháng trước nhưng không đến bệnh viện khám, ít lâu sau khối u hoại tử, l.ở l.oét.

Khi khối u to lên, sưng đỏ, l.ở l.oét, chảy dịch có mùi hôi, đau đớn không chịu nổi, bà mới tới Bệnh viện Xuyên Á, bác sĩ Huỳnh Kiến Thành, Phó trưởng khoa Ung bướu, ngày 19/9 cho biết. Kết quả mô bệnh học sau sinh thiết được chẩn đoán xác định bệnh nhân ung thư vú bên trái. Sau điều trị truyền hóa chất đợt một, khối u hiện đã không còn chảy dịch.

Theo bác sĩ Thành, gần đây do Covid-19 lan rộng, giãn cách kéo dài, nhiều người lo ngại không đến bệnh viện khi có vấn đề về sức khỏe. Bác sĩ khuyên người bệnh không nên quá lo lắng, bởi các bệnh viện đều thực hiện nghiêm các hoạt động, quy trình phòng tránh Covid-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

“Không đến bệnh viện thăm khám kịp thời có thể làm mất đi cơ hội vàng điều trị, hoặc trì hoãn, bỏ dở điều trị khiến bệnh tiến triển nặng, tốn kém chi phí điều trị, thậm chí tử vong”, bác sĩ Thành nói.

Hồi đầu năm, bệnh viện cũng tiếp nhận một phụ nữ 49 t.uổi, ở Tây Ninh, b.ị h.oại t.ử, phải đoạn nhũ do tự đắp thuốc nam chữa u vú mà không tới bệnh viện.

Bác sĩ Thành cho biết, với bệnh ung thư vú, nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, bệnh nhân hoàn toàn có cơ hội điều trị khỏi bệnh. Do đó, phụ nữ trong lứa t.uổi sinh đẻ và mãn kinh, khi phát hiện có khối u, cục trong vú, tiết dịch núm vú hoặc vú có bất thường, nên đến bệnh viện kiểm tra nhằm phát hiện sớm bệnh lý và có phương pháp điều trị kịp thời.

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IACR) ghi nhận trong báo cáo năm 2020 về ung thư toàn cầu, bệnh ung thư vú ở Việt Nam đang gia tăng. Năm 2020 phát hiện 21.555 ca mắc mới, tăng hơn 6.300 ca so với năm 2018. Trong danh sách 5 bệnh ung thư hàng đầu Việt Nam, ung thư vú xếp thứ ba.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *