Xua tan nỗi ám ảnh mất ngủ

Theo Hiệp hội Giấc ngủ Quốc gia Hoa Kỳ, hơn 60% người sau t.uổi 65 gặp trục trặc về giấc ngủ.

Tại Việt Nam, dù chưa có thống kê, nhưng theo các chuyên gia, tỉ lệ này không nhỏ và điều đáng lo ngại là do áp lực cuộc sống, bệnh “nghiện” điện thoại… nên số người trẻ bị mất ngủ cũng ngày càng gia tăng.

Có đến 80% người bị rối loạn giấc ngủ (RLGN) có trạng thái tổn thương vùng não với những biểu hiện như đau đầu, giảm năng suất làm việc, suy giảm trí nhớ và lâu ngày dẫn tới suy kiệt toàn bộ cơ thể. Mất ngủ thật sự là nỗi ám ảnh…

Châm cứu cho bệnh nhân mất ngủ tại cơ sở 2, BVYHCT Đà Nẵng. Ảnh: H.Nhật

Mất ngủ có nguy cơ gây nên nhiều bệnh nguy hiểm khác

Mất ngủ buộc cơ thể phải huy động nhiều nguồn năng lượng và gây hại cho tế bào thần kinh. Mất ngủ bản thân nó lại làm cho chứng bệnh này ngày càng nặng thêm và còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm khác. Mất ngủ kéo dài trên một tháng với tần suất ba lần/tuần là trở thành mạn tính, rất khó điều trị và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng sống. Do đó, ngay khi có những biểu hiện bất thường về giấc ngủ như trằn trọc lâu mới ngủ được, ngủ không sâu, thức giấc nhiều lần mỗi đêm, không thể ngủ lại sau khi thức giấc… người bệnh nên đến bác sĩ, không tự ý mua thuốc về dùng.

Xua tan nỗi ám ảnh mất ngủ nhờ chữa trị hiệu quả bệnh lý cột sống cổ

Mất ngủ do rất nhiều nguyên nhân, nhưng mất ngủ vì thiếu m.áu não do bệnh lý cột sống là thường gặp nhất. Thoái hóa cột sống cổ (THCSC) gây đau đầu, chóng mặt, thiếu m.áu não và dễ dẫn đến RLGN. Thực tế cho thấy, có hơn 50% bệnh nhân đến Bệnh viện Y học cổ truyền Đà Nẵng (BVYHCT) để điều trị THCSC, đều bị mất ngủ. Nhiều bệnh nhân đã thật sự vui mừng khi căn bệnh mất ngủ mạn tính kéo dài bao nhiêu năm, là nỗi ám ảnh bao lâu, bỗng nhiên khỏi hẳn sau khi điều trị hiệu quả bệnh lý cột sống cổ.

Anh Nguyễn Thăng Bình (H.Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam), cho biết: “Mẹ tôi bị mất ngủ 7-8 năm nay, khiến gia đình tôi mệt mỏi. Cứ 1-2 giờ sáng là mẹ thức giấc và không ngủ được nữa nên lục đục suốt đêm khiến cả nhà cũng ngủ không yên. Tôi đã đưa mẹ đi điều trị ở rất nhiều nơi, thuốc Đông- Tây y đủ cả, nhưng không bớt. Rồi, trong một lần đưa mẹ tôi vào BVYHCT để điều trị bệnh THCSC, tôi may mắn được Tiến sỹ Nguyễn Văn Dũng- Trưởng Đơn vị Du lịch chữa bệnh, BVYHCT Đà Nẵng và các bác sỹ, lương y, nhân viên y tế tận tình chăm sóc theo lộ trình điều trị nhẹ nhàng, thư giãn, nhưng rất hiệu quả. Sau một thời gian được châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt và chườm thuốc, kết hợp với uống Kiện não an thần đan là thuốc do BVYHCT Đà Nẵng tự nghiên cứu, bào chữa, mẹ tôi đã khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn. Thật kỳ diệu, khi căn bệnh THCSC được điều trị hiệu quả, thì chứng bệnh mất ngủ kinh niên của mẹ cũng tự nhiên biến mất”.

Chị Lưu Thị Đáp (61 t.uổi, trú Q.Thanh Khê, Đà Nẵng) cũng như nhiều bệnh nhân khác, đã xua tan nỗi ám ảnh mất ngủ suốt 6-7 năm qua sau khi được điều trị tại cơ sở 2, BVYHCT Đà Nẵng nhờ châm cứu và uống Kiện não an thần đan.

Kiện não an thần đan- phương thuốc diệu kỳ cho người bị mất ngủ, suy giảm trí nhớ

Kiện não an thần đan là công trình nghiên cứu khoa học của Thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Văn Ánh- Giám đốc và Tiến sỹ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng Đơn vị Du lịch chữa bệnh, cùng các cộng sự BVYHCT TP Đà Nẵng, nghiên cứu và đã được ứng dụng điều trị thành công cao tại BVYHCT từ năm 2018 đến nay. Gần 1.000 bệnh nhân được sử dụng Kiện não an thần đan, đã cải thiện tốt các triệu chứng đau đầu, mất ngủ, suy giảm trí nhớ và đặc biệt tốt đối với bệnh nhân di chứng tai biến mạch m.áu não. Tính ưu việt của thuốc này là không gây tác dụng phụ, bệnh nhân không bị phụ thuộc vào thuốc như dùng các t.huốc a.n t.hần khác. Cô Nguyễn Thị Long (71 t.uổi, Q.Cẩm Lệ, Đà Nẵng), đã từng 7 năm trời trằn trọc thâu đêm, nay đã ngon giấc sau khi dùng Kiện não an thần đan…

Cuộc sống hiện đại với bộn bề lo toan, càng khiến cho bệnh mất ngủ trở nên phổ biến hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nhiều nghiên cứu khoa học hiện nay cho thấy, mất ngủ kéo dài sẽ gây ra bệnh tăng huyết áp mạn tính, trầm cảm, tăng cân và ung thư. Mất ngủ cũng chính là một trong những thủ phạm chính gây nên trầm cảm trong giới trẻ đang có chiều hướng tăng nhanh và ngày càng phức tạp hiện nay.

Vì vậy, sự thành công của BVYHCT Đà Nẵng trong điều trị mất ngủ và hiệu quả đã được ghi nhận của Kiện não an thần đan, đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.

HỒNG NHẬT

Theo congandanang

Người trẻ cũng mất ngủ

Theo các chuyên gia y tế, tình trạng mất ngủ hay còn gọi rối loạn giấc ngủ (RLGN) ngày càng phổ biến và có xu hướng gia tăng ở người trẻ (từ 18 đến 30 t.uổi). Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do áp lực cuộc sống, lo âu và nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm.

1.001 nguyên nhân

Tại phòng khám Bệnh viện (BV) Đại học Y dược 1, chị N.T.N. (45 t.uổi, ngụ tại Bình Dương) thở dài kể: “Con gái tôi mới 23 t.uổi nhưng bị mất ngủ từ 5 tháng qua. Cứ tối đến là trằn trọc không ngủ được. Bác sĩ chẩn đoán cháu mất ngủ do mắc phải hội chứng rối loạn lo âu. Nguyên nhân gây ra hội chứng này là do người bệnh thường xuyên lo sợ điều xấu sẽ xảy ra bất chợt với mình”.

Khác với cô gái này, em N.T.L (16 t.uổi, ngụ tại huyện Bình Chánh, TPHCM) bị mất ngủ 3 tháng nay vì áp lực trong học tập. Việc học khiến em mệt mỏi. Suốt ngày vì muốn có điểm cao nên lao vào học, em bị áp lực về điểm số. Nhưng cứ áp lực là điểm lại càng thấp, điểm thấp em lại lo lắng; từ đó đêm nằm không ngủ được.

Ảnh minh họa

Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Minh Khuyên, chuyên khoa Tâm thần kinh trị liệu, Phòng khám Đại học Y dược 1, việc thay đổi giấc ngủ sinh lý liên tục cũng gây mất ngủ ở người trẻ t.uổi. Có nhiều nguyên nhân để dẫn đến việc thay đổi giấc ngủ sinh lý như bản chất công việc, chơi game… Ví dụ các bạn trẻ thức đêm chơi game, nếu việc này lặp đi lặp lại sẽ làm cho đồng hồ sinh học của các bạn bị thay đổi. Nếu có ngủ lại vào ban ngày thì giấc ngủ cũng chập chờn, ngủ không sâu giấc. Lâu dần, các bạn bị mất ngủ.

“Tình trạng RLGN ở người trẻ t.uổi hiện nay chủ yếu do mắc phải hội chứng rối loạn lo âu và stress. Ngoài ra, người bệnh có thể bị mất ngủ do tâm thần phân liệt, dùng các chất kích thích, nghiện game hoặc mắc các bệnh lý khác. Việc sử dụng chất gây nghiện sẽ dẫn đến tình trạng loạn thần, gây RLGN ở giới trẻ”, bác sĩ Trần Minh Khuyên cho hay.

Cẩn trọng với thuốc

Các bác sĩ chuyên khoa tâm thần cho biết, với một người trưởng thành, mỗi đêm cần từ 7 – 8 giờ để ngủ. Khi bị chứng mất ngủ sẽ phát sinh nhiều hệ lụy khác, ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, hiệu quả công việc. Người mất ngủ, ngoài việc giảm sút sức khỏe còn thường xuyên cáu gắt với những người xung quanh, làm việc không hiệu quả… Ngoài ra, mất ngủ kéo dài có thể làm tăng nguy cơ gây tai nạn giao thông.

Hiện một số người bị chứng mất ngủ, khó ngủ đã tự ra tiệm thuốc tây để mua t.huốc n.gủ, t.huốc a.n t.hần. Theo các chuyên gia y tế, việc tự ý dùng thuốc như vậy sẽ làm cơ thể lệ thuộc vào thuốc, nếu không uống sẽ không ngủ được. Nếu tự ý dùng thuốc trong thời gian dài, người bệnh sẽ lạm dụng thuốc, mất tập trung, mệt mỏi hoặc rối loạn tâm thần. Vì vậy, khi sử dụng các loại thuốc trên thì phải có sự chỉ định của bác sĩ.

Thậm chí, nhiều trường hợp người bệnh RLGN cho rằng, việc uống rượu bia sẽ dễ ngủ, chữa được bệnh mất ngủ. Thế nhưng, theo các bác sĩ, việc lạm dụng rượu bia để dễ ngủ là sai. Khi sử dụng liên tục và kéo dài sẽ khiến cơ thể trở nên nghiện rượu, ngủ không sâu, sau khi dậy sẽ mệt mỏi, đau đầu.

BS Trần Minh Khuyên tư vấn: “Để điều trị RLGN, chúng ta cần thay đổi thói quen sinh hoạt hợp lý để cơ thể tự điều chỉnh. RLGN được chữa trị bằng cách hướng dẫn cho bệnh nhân tự điều tiết và cân bằng cơ thể để có lại được giấc ngủ sinh lý. Trường hợp không tự điều tiết được thì mới dùng đến thảo dược và cuối cùng bệnh nặng mới bắt buộc dùng tân dược. Để tự điều tiết cơ thể, người bệnh nên tập thói quen ngủ sớm; trước khi ngủ cần giải phóng căng thẳng, áp lực. Trường hợp mất ngủ do stress, chúng ta có thể khắc phục bệnh bằng cách thư giãn trước khi ngủ như nghe nhạc, ngừng suy nghĩ, thư giãn cơ thể”.

Theo thống kê tại BV Đại học Y Dược TPHCM, mỗi ngày BV tiếp nhận 15 – 17 bệnh nhân tới khám, điều trị bệnh mất ngủ. Còn đối với Trung tâm Y tế Medic Hòa Hảo, mỗi tháng phòng khám chuyên khoa mất ngủ này tiếp nhận 500 – 600 bệnh nhân.

KIM HUYỀN

Theo SGGP

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *