Xuất huyết não do uống toa thuốc cũ không tái khám

Nam bệnh nhân 62 t.uổi được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện Đại học Y dược trong tình trạng lơ mơ, ngủ gà, tiếp xúc chậm và huyết áp cao.

Bệnh nhân đang được điều trị rung nhĩ, tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và nhồi m.áu não bằng thuốc kháng đông cổ điển ( thuốc kháng vitamin K) để phòng ngừa đột quỵ. Vì dịch bệnh, bệnh nhân không tái khám tại bệnh viện mà tự mua thuốc uống tiếp theo toa cũ.

Trước nhập viện một tuần, ông xuất hiện các triệu chứng đau nhức mỏi người, kèm sốt, tiêu chảy.

Kết quả xét nghiệm m.áu cho thấy người bệnh suy thận kèm tình trạng m.áu quá loãng, kết quả chụp cắt lớp vi tính sọ não phát hiện xuất huyết não. Đến ngày 7/10, sau hơn 10 ngày điều trị tình trạng rối loạn đông m.áu, bù dịch để nâng đỡ chức năng thận, sức khỏe bệnh nhân cải thiện nhưng vẫn còn nói đớ và yếu nhẹ nửa bên người.

Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Trương Quang Bình (Phó Giám đốc Bệnh viện, Giám đốc Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM) cho biết: bệnh tim mạch như van tim cơ học, huyết khối tĩnh mạch, rung nhĩ… có chỉ định khác nhau đối với việc sử dụng thuốc kháng đông, phụ thuộc vào tình trạng của từng cá thể. Việc sử dụng thuốc kháng đông có hiệu quả trong việc chống hoặc giảm khả năng hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch m.áu.

“Người bệnh không thể tự ý quyết định loại thuốc hay liều lượng thuốc kháng đông mà phải tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả, an toàn và tránh tác dụng phụ”, bác sĩ Bình nhấn mạnh.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Lương Cao Sơn – Phó trưởng khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, việc uống không đúng liều, đủ thuốc sẽ làm giảm hiệu quả chống đông m.áu. Ngược lại, khi người bệnh uống quá liều có thể dẫn đến biến chứng xuất huyết vô cùng nguy hiểm. Để điều trị bệnh tim mạch bằng thuốc kháng đông hiệu quả đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ thật nghiêm ngặt về liều lượng, thời gian và thực hiện các xét nghiệm liên quan theo đúng yêu cầu của bác sĩ.

Thuốc kháng đông dạng uống được chia làm hai loại: thuốc kháng đông cổ điển (nhóm thuốc kháng vitamin K) và thuốc kháng đông thế hệ mới với các ưu, nhược điểm khác nhau. Khi điều trị bằng thuốc kháng đông cổ điển, người bệnh được yêu cầu phải theo dõi và xét nghiệm đông m.áu định kỳ để đảm bảo hiệu quả và điều chỉnh thuốc khi cần thiết. Đối với thuốc kháng đông thế hệ mới, người bệnh không cần thực hiện xét nghiệm thường xuyên. Hiệu quả tương đối ổn định hơn, song người bệnh vẫn cần kiểm tra chức năng gan thận mỗi năm 1-2 lần hoặc khi xuất hiện một bệnh lý cấp tính khác kéo dài nhiều ngày.

“Người bệnh uống thuốc kháng đông nhưng không tái khám khi có thay đổi tình trạng bệnh lý, hoặc uống thêm các loại thuốc khác, kể cả thuốc trị bệnh thông thường hay thực phẩm chức năng ngoài toa chỉ định của bác sĩ, có thể gây tương tác với thuốc kháng đông đang điều trị, làm gia tăng quá mức hiệu lực và đưa đến biến chứng nguy hiểm tính mạng nếu không được xử trí kịp thời”, bác sĩ Sơn nói.

Trong giai đoạn giãn cách do dịch bệnh, người bệnh vẫn cần tuân thủ theo các nguyên tắc điều trị để đảm bảo an toàn. “Người bệnh đang sử dụng thuốc kháng đông dự phòng bệnh tim mạch cần duy trì liên lạc với bác sĩ điều trị, trao đổi ngay để nhận tư vấn và hướng dẫn xử lý thích hợp với các tình huống xảy ra bất ngờ như hết thuốc, cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường như sốt, đau đầu, phù chân, bầm m.áu dưới da, đau ngực, khó thở…”, bác sĩ khuyên.

Thạc sĩ, bác sĩ Lương Cao Sơn thăm khám cho một bệnh nhân tim mạch. Ảnh. Bác sĩ cung cấp

4 sai lầm nghiêm trọng F0 hay gặp khi điều trị tại nhà

Dưới đây, các bác sĩ sẽ chia sẻ về những sai lầm F0 hay mắc phải.

Bác sĩ Lê Đức Thế Tài – Đang học nội trú tại trường Đại Học Y Dược TP.HCM, đã tham gia cấp cứu các ca F0 tại cộng đồng – chia sẻ đến nay, tình hình dịch tại TP HCM đã có nhiều tín hiệu đáng mừng. Nhớ lại thời điểm tháng 8, khi tham gia cấp cứu F0 trong cộng đồng, bác sĩ Tài cũng stress vì nhiều người cầu cứu quá.

Suốt những ngày theo dõi F0 tại cộng đồng, bác sĩ Tài gặp nhiều trường hợp khó. Có nhiều ca bệnh SpO2 giảm xuống dưới 90 nhưng người bệnh không vào bệnh viện, bác sĩ giải thích nhưng bệnh nhân vẫn xin ở nhà. Nhưng cũng có bệnh nhân chỉ khó thở do mất bình tĩnh thì lại kiên quyết xin vào bệnh viện để được theo dõi.

Thạc sĩ Lê Phước Truyền – Giảng viên trường Đại học Y Dược TP.HCM cho biết trong quá trình theo dõi F0 tại nhà, điều gây cản trở và khó khăn nhất cho các bác sĩ là có những trường hợp bệnh nhân vì quá hoảng sợ mà tự ý dùng thuốc lung tung.

BS Truyền cho biết có nhiều bệnh nhân khi là F0 thì mua sẵn toa thuốc theo tư vấn trên mạng, về sau uống vô tội vạ.

F0 theo dõi tại nhà ở TP HCM.

Khi họ tìm tới bác sĩ, hỏi ra mới biết họ đã dùng rất nhiều loại thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ, ví dụ như thuốc kháng đông, kháng viêm. Cuối cùng, khi họ thật sự cần uống thuốc đó thì nó lại phản tác dụng và bệnh trở nặng. Có những ca qua đến ngày thứ 10 rồi mà vẫn còn nặng và phải theo dõi sát là vì đã tự ý uống thuốc.

Sau 1 thời gian tư vấn, ăn ngủ cùng F0, BS Dương Duy Khoa – Giảng viên Bộ môn Nội, Khoa Y – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh – đã đúc kết được 4 sai lầm mà F0 hay gặp phải nhất khi tự theo dõi ở nhà:

Thứ nhất , người bệnh dùng thuốc không đúng:

– Không sử dùng tùy ý các gói thuốc trên mạng mà không có sự chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ.

– Người bệnh không nên dùng gói thuốc B (gồm các thuốc kháng viêm, kháng đông) trước khi có khuyến cáo tránh tăng thêm nguy hiểm.

Thứ hai, không theo dõi sát SpO2 (nồng độ oxy m.áu)

– Chủ động theo dõi Sp02 từ 2-3 lần/ngày để phát hiện sớm tình trạng giảm oxy m.áu.

– Cần theo dõi kể cả khi không thấy khó thở, chỉ hơi mệt nhẹ và ăn uống bình thường.

– Những người có nguy cơ cao bao gồm người trên 65 t.uổi, hoặc những người có bệnh nền hay thể trạng béo phì nên chủ động theo dõi SpO2 hàng ngày.

Thứ ba, người bệnh tin rằng có oxy là đủ

– Các F0 có dấu hiệu khó thở nhiều và SpO2

– Cần phải theo dõi nồng độ oxy trong m.áu có cải thiện hay không và theo dõi các chỉ số khác như tần số thở, tần số tim và thở có co kéo hay không cần phải chuyển vào các bệnh viện để tiện theo dõi.

Thứ tư, F0 không chuẩn bị tình huống xấu cho mình.

– Nếu thuộc nhóm nguy cơ cao, cần trao đổi trước với người thân về các tình huống có thể xảy ra.

– Gia đình nên chuẩn bị các số điện thoại liên lạc với các trung tâm y tế phường, quận, các nơi hỗ trợ y khoa cần thiết, cấp cứu,.. đề phòng các trường hợp cấp cứu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *