Xúc động câu nói của em bé hở hàm ếch trước giờ con phẫu thuật: “Cố lên con, con sắp được mỉm cười rồi!”

Những đ.ứa t.rẻ hở hàm ếch được ba mẹ đưa đến bệnh viện Đại học Y dược rất sớm. Trong sự hồi hộp và lo lắng, nhiều người đã rơi nước mắt vì dù sao con mình cũng…”sắp được cười rồi”!

Những em bé rất khó để cười khi chúng bị sứt môi, hở hàm ếch. Ngay khi chúng chưa nhận ra khiếm khuyết của mình, chúng đã làm quen với sự vất vả, khốn khổ. Từ ăn uống, nói năng đến thẩm mỹ, gần như chưa bao giờ có sự trọn vẹn. Tuy nhiên, ngày nay, nhờ sự tiến bộ của y học kỹ thuật, chứng hở hàm ếch đã có thể chữa bằng phương pháp phẫu thuật. Tuy rằng sau đó trên khuôn miệng của các em vẫn để lại sẹo nhưng chức năng hoạt động thì sẽ gần như được khôi phục rất tốt.

Mới đây, tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, 170 em bé bị sứt mô, hở hàm ếch đã được các bác sĩ thăm khám và phẫu thuật. Không cần diễn tả bằng lời cũng có thể biết, trong ánh mắt lo lắng của những người làm cha làm mẹ đều ánh lên sự vui mừng và hạnh phúc biết bao nhiêu.

Tại hành hàng của bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh có rất đông người chờ đợi để được khám chữa hở hàm ếch.

Niềm vui của người thân các em bé khi tìm được. nguồn giúp đỡ.

Ánh mắt thất thần, lo lắng đâu đó hiện hữu nhưng vẫn ánh lên niềm hi vọng.

G.Y.D (tên viết tắt) là một trong 170 em bé chúng tôi được dịp tiếp xúc trong chương trình phẫu thuật nụ cười cho t.rẻ e.m khe môi hở – vòm miệng. Tại bệnh viện Đại học Y Dược, cuộc nói chuyện ngắn ngủ với mẹ bé D. kéo chúng tôi vào trong sự hồi hộp chờ đợi ngày bé được phẫu thuật.

“Nhớ ngày đó, chị nhìn con ăn uống gì cũng hụt hơi, cảm giác bé không được thưởng thức trọn vẹn ngay cả những dòng sữa mẹ điều mà đáng lẽ ra đ.ứa t.rẻ nào cũng phải được. Nhìn những đ.ứa t.rẻ đầy đủ nhưng con mình lại khuyết ăn uống gì cũng không được, nhiều khi thấy con thích cái kẹo mút nhưng cố lắm mới mút được mà trào nước mắt” , mẹ bé D. tâm sự.

Những em bé hở hàm ếch đều gặp khó khăn trong việc ăn uống, nói chuyện.

Điều mà những người mẹ, người bố tại đây sợ nhất có lẽ là khi con nhận thức được những khiếm khuyết trên khuôn mặt của chính mình. Cảm giác buồn tủi sẽ đeo bám và ngay cả khi chúng lạc quan tích cực thì nhiều người khác vẫn nhìn chúng là một đ.ứa t.rẻ khuyết tật bẩm sinh!

“Con mình đầy đủ về mặt thể chất là được. Ba mẹ nào chẳng mong con mình kiệt xuất, với người khác chị không biết nhưng với bé D. chị chỉ mong bé trưởng thành trong sự khỏe mạnh, vui vẻ, bình an”, mẹ D. lau vội dòng nước mắt rồi bế D. lên, chỉ cho bé những cô chú bác sĩ đằng xa sẽ là người thực hiện ca phẫu thuật cho bé.

Những em bé khuyết tật bẩm sinh sẽ sớm được chữa lành.

Chúng tôi hiểu được những khát khao ấy. Không phải riêng bé D. mà tất cả những đ.ứa t.rẻ ở đây. Khiếm khuyết chưa bao giờ là một món quà. Vài năm vừa qua, những em bé hở hàm ếch đã vất vả với việc làm quen dị tật của mình, giờ đây các em cần được đón nhận những món quà theo đúng nghĩa hơn.

Không khí chờ phẫu thuật nụ cười tại Bệnh viện Đại học Y Dược ngoài vui vẻ có lẽ nhiều nhất là sự hồi hộp. Những ánh mắt ngây thơ bám lấy ba mẹ có lẽ vẫn chưa hiểu được mình rồi… sẽ được mỉm cười.

Cuôc thăm khám diễn ra đối với từng bé một.

Sẽ có những đau đớn nhưng rồi mọi chuyện cũng sẽ qua.

Ánh mắt thơ ngây chưa hiểu chuyện khiến ai nhìn cũng thấy thương.

Cuộc sống của các em rồi sẽ bước sang một trang hoàn toàn mới.

“Mong chờ lắm, chẳng biết nói thế nào vì con mình còn nhỏ quá. Tối qua chị chờ trời mau sáng để đến đây, kêu con ơi con đừng khóc thế là sáng giờ không hiểu sao bé ngoan lắm. Chắc cảm nhận được ba mẹ lo lắng” , chị L. mẹ của một em bé trong 170 em được phẫu thuật hở hàm ếch tại bệnh viện Đại học Y dược tâm sự.

Hơn 170 em bé có mặt tại chương trình Phẫu thuật trao nụ cười, có em phải chịu sự can thiệp để ăn làm sao thức ăn không trào ra đường mũi. Có bà mẹ đưa con từ tận miền Tây lên đây chỉ để mong chờ sáng hôm nay con mình chính thức bước vào chặng đường tìm lại nụ cười… Và khi chúng tôi hỏi họ, cảm xúc của họ là gì họ chỉ có thể nhìn con mình rồi nói: Cố lên con!

40 em bé được ‘vá’ dị tật hàm mặt miễn phí

40 em bé bị hở hàm ếch, hở môi đã được phẫu thuật vá dị tật miễn phí tại Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, hôm 14/11.

Ảnh minh họa

Chương trình do Tổ chức Operation Smile (Phẫu thuật Nụ cười) khởi xướng, thực hiện thường niên. Trước đó, tháng 9 và 10, hơn 130 trẻ bị dị tật hàm mặt cũng đã được phẫu thuật miễn phí tại Hà Nội.

Các bé được phẫu thuật là bị khe hở môi, từ 5 tháng t.uổi trở lên, cân nặng từ 8 kg; trẻ bị khe hở hàm ếch, từ 15 tháng t.uổi trở lên, nặng trên 10 kg.

Mẹ của bé Châu Thành Phát, ngụ Trà Vinh, một trong 40 bé phẫu thuật hôm 14/11, chia sẻ gia đình hoàn cảnh khó khăn nên đã “chờ đợi khoảnh khắc này từ rất lâu rồi”.

Tính đến nay, Operation Smile đã phối hợp với rất nhiều bệnh viện tiến hành hơn 60.000 ca phẫu thuật miễn phí, thay đổi cuộc đời cho t.rẻ e.m Việt Nam không may dị tật hàm mặt, hoàn cảnh khó khăn.

Sứt môi – hở vòm hay hở hàm ếch, là dị tật bẩm sinh thường gặp. Ở Việt Nam, một trong 700 trẻ ra đời mắc dị tậ này. Dị tật không gây t.ử v.ong nhưng làm trẻ gặp khó khăn trong ăn uống, giao tiếp và hòa nhập với xã hội, ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ.

Dị tật hàm mặt có thể được phát hiện từ thời kỳ bào thai, việc điều trị hiện nay đã có nhiều tiến bộ. Phẫu thuật được xem là biện pháp đem lại hiệu quả cao nhất. Sau sinh, trẻ được điều trị đúng đắn, kịp thời có thể sửa chữa khiếm khuyết toàn diện, không để lại bất kỳ di chứng nào.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *