Y tế huyện cứu sản phụ bị sốc phản vệ độ III, bắt thai nhi thành công

Sau hơn một giờ sử dụng thuốc hạ áp, sản phụ sốc phản vệ độ III được Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà, Quảng Ninh hồi sức cấp cứu và thực hiện phẫu thuật lấy thai thành công.

Thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) cho biết, mới đây đơn vị tiếp nhận 1 trường hợp sản phụ mang thai tháng 40 tuần t.iền chuyển dạ đẻ kèm tăng huyết áp.

Bệnh nhân được nhập viện theo dõi chờ đẻ và uống thuốc điều chỉnh hạ áp dành cho sản phụ có thai. Tuy nhiên sau khi bệnh nhân sử dụng thuốc hạ áp được hơn 1 giờ thì xuất hiện mẩn đỏ toàn thân, cảm giác khó thở, phù tay chân, huyết áp tụt.

Bệnh nhân đã được các bác sĩ Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản và phụ sản (CSSKSS & Phụ sản) hội chẩn với bác sĩ Khoa Phẫu thuật – Gây mê – Hồi sức – Cấp cứu và Chống độc (PT-GM-HS-CC & Chống độc) và kết luận sản phụ bị sốc phản vệ độ III.

Sức khỏe sản phụ bị sốc phản vệ độ III đã hồi phục sau cấp cứu, bắt thai thành công.

Ngay lập tức, các bác sĩ tiến hành hồi sức cấp cứu cấp cứu, chống sốc tích cực ngay tại khoa.

Sau hơn 30 phút cấp cứu, huyết áp bệnh nhân tạm thời ổn định nhưng thai nhi có hiện tượng suy thai cấp.

Các bác sĩ Khoa CSSKSS và Phụ sản tiếp tục hội chẩn với bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh và được chỉ định vừa hồi sức cấp cứu sản phụ, vừa thực hiện phẫu thuật lấy thai.

Phụ trách khoa CSSKSS và Phụ sản, bác sĩ CKI Phạm Đức Thịnh – Phụ trách khoa Khoa PT-GM-HS-CC & Chống độc cùng thành viên ê kíp phẫu thuật, gây mê và cấp cứu sơ sinh đã phẫu thuật lấy thai thành công, cháu bé đã được đưa ra ngoài an toàn.

Bệnh nhân sau mổ tiếp tục được thở máy và sử dụng các thuốc vận mạch. Đến nay, bệnh nhân qua cơn nguy kịch không còn sử dụng máy thở, vẫn duy trì sử dụng thuốc vận mạch liều thấp.

Cô gái bị sốc phản vệ sau ăn thịt chim bồ câu

Sau khi ăn thịt chim bồ câu khoảng 2 giờ, cô gái trẻ t.uổi bị đau bụng, nổi ban đỏ và sưng phù chân tay, phải nhập viện cấp cứu với chẩn đoán sốc phản vệ.

Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, cô gái 23 t.uổi được xử trí theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ (tiêm bắp adrenalin, dùng thuốc chống dị ứng, chống viêm, truyền dịch bù điện giải…).

Sau một ngày, bệnh nhân đã ổn định trở lại, các triệu chứng sốc phản vệ thuyên giảm.

Cô gái trẻ bị sốc phản vệ sau khi ăn thịt chim bồ câu

Gia đình cho biết bệnh nhân có t.iền sử dị ứng với tôm, cua. Đặc biệt lúc 2 t.uổi bệnh nhân cũng bị dị ứng sau một lần ăn thịt chim bồ câu.

Lần này khi có biểu hiện dị ứng, bệnh nhân đã chủ động dùng thuốc chống dị ứng ở nhà nhưng tình trạng không cải thiện mà chuyển nặng hơn, phải nhập viện cấp cứu.

Theo bác sĩ Lê Văn Quý, Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, cho biết sốc phản vệ có thể gặp ở mọi lứa t.uổi, mọi trường hợp và không chỉ do dùng thuốc.

Nguyên nhân có thể là ăn thức ăn lạ (tôm, cua, ghẹ, thịt, côn trùng…), côn trùng đốt, tiếp xúc chất lạ… Những người bị dị ứng với loại thức ăn từng gây phản ứng thì không nên ăn lại, nguy hiểm sức khỏe.

Khi xuất hiện các triệu chứng khác thường như: Mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn, mẩn ngứa, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám xét và điều trị kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *