Nếu bề cao tử cung của mẹ bầu không có sự thay đổi trong 2 tuần thì đó là tín hiệu nguy hiểm.
Các mẹ bầu đều ao ước con sinh ra được khỏe mạnh, thông minh. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai sẽ có những bất ổn mà mẹ bầu không thể lường trước. Sau đây là 3 dấu hiệu chứng tỏ thai nhi phát triển không bình thường mà mẹ bầu cần lưu ý.
1. Tức ngực, hô hấp khó khăn
Theo sự phát triển của thai nhi, các cơ quan bên trong người mẹ sẽ bị chèn ép dẫn đến những triệu chứng như tức ngực, hô hấp khó khăn. Đây đều là những dấu hiệu bình thường, tuy nhiên, nếu các mẹ bầu cảm thấy những triệu chứng này xuất hiện thường xuyên thì nên cảnh giác. Bởi đó có thể là dấu hiệu chứng tỏ thai nhi phát triển chậm do thiếu dưỡng khí, nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển trí tuệ của bé.
2. Bề cao tử cung không thay đổi
Mỗi khi các mẹ bầu đến bệnh viện khám theo lịch hẹn, bác sĩ sẽ kiểm tra số liệu bề cao tử cung. Nếu bề cao tử cung không có sự thay đổi trong thời gian dài, mẹ bầu nhất định phải tiến hành kiểm tra bước tiếp theo để tìm ra nguyên nhân.
Hầu hết trường hợp bề cao tử cung không thay đổi là do thai nhi thiếu dưỡng khí dẫn đến phát triển chậm. Đặc biệt là sau tuần thai thứ 28 của thai kỳ, tốc độ phát triển của thai nhi rất nhanh. Nếu bề cao tử cung của mẹ bầu không có sự thay đổi trong 2 tuần thì đó là tín hiệu nguy hiểm.
Trong vòng 12 tiếng, thai nhi cử động ít hơn 20 lần chứng tỏ thai nhi thiếu dưỡng khí, cử động ít hơn 10 lần chứng tỏ thai nhi gặp tình trạng nguy hiểm (Ảnh minh họa).
3. Thai động bất thường
Thai nhi di chuyển trong tử cung của người mẹ là dấu hiệu chứng tỏ sự sống. Bình thường thai nhi sẽ cử động khoảng 3 lần/1 tiếng, 10 lần/2 tiếng, 30 lần/12 tiếng. Trong vòng 12 tiếng, thai nhi cử động ít hơn 20 lần chứng tỏ thai nhi thiếu dưỡng khí, cử động ít hơn 10 lần chứng tỏ thai nhi gặp tình trạng nguy hiểm.
Nếu thai nhi đang cử động bình thường nhưng đột nhiên giảm số lần cử động hoặc ngừng hẳn nghĩa là thai nhi thiếu dưỡng khí. Thời gian dài thiếu dưỡng khí sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí não của thai nhi. Do đó, mỗi ngày các mẹ nên đếm số lần cử động của thai nhi vào sáng, trưa, tối để nhận biết tình trạng phát triển của thai nhi.
Theo Helino
Mẹ bầu đau nhức khó ngủ, phải làm sao để tốt cho cả mẹ và con?
Nâng đỡ giấc ngủ cho mẹ bầu bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống giúp mẹ bầu tăng thể lực, chuẩn bị cho quá trình làm mẹ.
Bác sĩ tại Maple Healthcare (TP.HCM) trị liệu thần kinh cột sống cho mẹ bầu
Giấc ngủ sâu rất quan trọng với mẹ bầu
Phụ nữ khi mang thai luôn xảy ra rất nhiều thay đổi trong cơ thể. Đặc biệt là sự gia tăng áp lực lên vùng xương cột sống, xương chậu, biểu hiện ở các cơn nhức mỏi khiến mẹ bầu khó chịu, gây rối loạn giấc ngủ, mất ngủ. Dù là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng nếu mất ngủ khi mang thai kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.
Trong điều kiện các biện pháp điều trị dùng thuốc hạn chế, trị liệu thần kinh cột sống được các chuyên gia đ.ánh giá là phương pháp giúp nâng đỡ giấc ngủ mẹ bầu an toàn, nhẹ nhàng và hiệu quả nhất hiện nay. Bác sĩ Paul D’Alfonso – Giám đốc Phòng khám Maple Healthcare tại TP.HCM sẽ giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn cách thức trị liệu này.
Trao đổi với VietTimes, các bác sĩ sản khoa khuyến cáo mỗi đêm, thai phụ cần ưu tiên dành ít nhất 7-8 tiếng cho giấc ngủ. Bởi giấc ngủ ngon đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.
“Giấc ngủ giúp mạch m.áu, hệ thần kinh phục hồi. Mạch m.áu ở phụ nữ mang thai phải chịu áp lực gia tăng từ lưu lượng m.áu để nuôi dưỡng em bé. Giấc ngủ giúp tăng cường hệ miễn dịch, gia tăng hormone tăng trưởng giúp bé phát triển. Thiếu ngủ khiến cơ thể thai phụ mệt mỏi, đau đầu, gia tăng các vấn đề nội tiết, có thể dẫn đến tình trạng chuyển dạ dài hơn, tăng nguy cơ sinh mổ’ – Bác sĩ Paul D’Alfonso nhắc nhở.
Các nguyên nhân gây mất ngủ khi mang thai
Giấc ngủ ngon khi mang thai là niềm mơ ước với nhiều chị em. Đặc biệt là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ – thời điểm thường xuất hiện các triệu chứng khó chịu gây nên tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, cụ thể như:
Chuột rút xuất hiện đột ngột ở đùi, bắp chân rồi chuyển thành những cơn đau, thường gặp ở những tháng cuối thai kỳ khiến giấc ngủ thai phụ gián đoạn.
Những cơn nhức mỏi xương khớp triền miên. Sự phát triển của thai nhi làm gia tăng sức nặng, áp lực lên xương cột sống và sự giãn nở xương chậu dẫn đến đến căng cơ, căng dây chằng và gây đau mỏi cho thai phụ.
Việc tìm một tư thế ngủ thoải mái trong tình trạng bụng to, cơ thể đau nhức đối với mẹ bầu thường khó khăn làm giấc ngủ chập chờn, gián đoạn.
Ngoài ra, mẹ bầu thường bị mất ngủ bởi các nguyên nhân: ốm nghén, buồn nôn, ợ nóng, căng thẳng…
Làm thế nào để ngủ ngon hơn trong thai kỳ?
Để mất ngủ không trở thành nỗi ám ảnh, mẹ bầu nên áp dụng các biện pháp giúp ngủ ngon theo khuyến cáo của các chuyên gia sản khoa.
“Hãy điều chỉnh đồng hồ sinh học bằng cách tuân thủ thời gian ngủ nghỉ cố định, đi ngủ và thức dậy cùng một thời điểm mỗi ngày. Đặc biệt, mẹ bầu cần tập ngủ ngon ở khoảng thời gian từ 23h đêm đến 3h sáng. Đây là thời điểm tốt nhất để cơ thể tái tạo m.áu, não bộ nghỉ ngơi, phục hồi” – Bác sĩ Paul D’Alfonso khuyên.
Thư giãn trước khi đi ngủ bằng cách ngồi thiền, hít thở sâu, ngâm chân nước ấm. Tập thể dục thường xuyên và nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hay yoga… cũng giúp thai phụ giảm các triệu chứng khó chịu dẫn đến khó ngủ như chuột rút, đầy bụng, khó tiêu.
Theo các chuyên gia, tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu là nằm nghiêng sang bên trái, kê một chiếc gối nhỏ bên dưới bụng, một chiếc gối khác giữa hai chân.
Điều chắc chắn là cần từ bỏ t.huốc l.á rượu bia – những chất kích thích này không chỉ gây rối loạn giấc ngủ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe mẹ và bé.
Trị lệu thần kinh cột sống giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon hơn, chuẩn bị sức khỏe tốt hơn
Trị liệu thần kinh cột sống nâng đỡ giấc ngủ thai phụ
“Riêng về triệu chứng đau nhức xương khớp, tuy là hiện tượng sinh lý bình thường của thai kỳ, nhưng nếu không khắc phục sẽ khiến cơ thể không được nghỉ ngơi, ảnh hưởng nghiêm trọng sự phát triển thai nhi và quá trình chuyển dạ nặng nề của người mẹ” – Bác sĩ Paul D’Alfonso nói.
Theo bác sĩ Paul D’Alfonso, thời điểm mang bầu là lúc các biện pháp điều trị dùng thuốc hạn chế, những cơn đau nhức xương khớp thai kỳ có thể được khắc phục bằng cách nắn chỉnh xương khớp trở về vị trí đúng.
Cũng như kết quả từ một nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho thấy, trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp điều trị chứng đau lưng ở phụ nữ mang thai an toàn và hiệu quả.
“Với phương pháp này, bác sĩ thần kinh cột sống sẽ áp dụng những động tác nắn chỉnh nhẹ nhàng cho sản phụ thường đi kèm với massage, kéo dãn cơ và các bài tập phục hồi chức năng nhằm trị liệu hiệu quả và tự nhiên. Từ đó, khắc phục các cơn đau nhức xương khớp, giảm cảm giác khó chịu làm gián đoạn giấc ngủ, giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn, chuẩn bị sức khỏe tốt nhất cho thiên chức làm mẹ” – Bác sĩ Paul D’Alfonso khẳng định.
Hòa Bình
Ảnh: Maple Healthcare
Theo viettimes