4 loại nước trái cây giải nhiệt trong thời tiết cực nắng nóng dịp Lễ 30/4

Thời tiết dịp nghỉ Lễ 30/4 dự báo nắng nóng gay gắt. Vì vậy, ngoài việc chống nóng, mọi người cần uống đủ nước khi đi du lịch.

Dưới đây là một số loại nước trái cây bổ dưỡng, giúp giảm mệt mỏi khi di chuyển trong thời tiết nắng nóng.

1. Uống nước chanh tươi giúp giảm mệt mỏi khi nắng nóng

Chanh là loại trái cây cung cấp nguồn vitamin C dồi dào, một chất chống oxy hóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Việc kết hợp nước chanh vào chế độ ăn uống trong những ngày nắng nóng không chỉ giúp cung cấp nước cho cơ thể mà còn hỗ trợ tiêu hóa.

Uống nước chanh giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bằng cách kích thích đổ mồ hôi làm mát cơ thể. Cơ chế làm mát tự nhiên này giúp bạn cảm thấy sảng khoái, dễ chịu trong những ngày nóng bức.

Nước chanh cũng chứa nhiều acid citric hơn các loại trái cây có múi khác. Khi bạn tiêu thụ nước chanh, lượng citrate trong nước tiểu tăng lên, giúp ức chế hình thành sỏi thận một cách tự nhiên và đồng thời góp phần phá vỡ những viên sỏi nhỏ đã tồn tại.

Nghiên cứu cũng cho thấy, uống nước chanh chứa acid citric có thể hỗ trợ làm giảm mệt mỏi về thể chất. Acid citric làm giảm viêm trong cơ thể và giúp hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong m.áu, góp phần cải thiện mức năng lượng.

Nước chanh làm mát cơ thể, giảm mệt mỏi.

2. Nước cam nguyên chất bổ sung dinh dưỡng

Không thể phủ nhận nước cam chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Khi chúng ta cảm thấy khát nước hay ốm thì uống một ly nước cam rất có hiệu quả giúp xua tan cảm giác mệt mỏi và điều hòa huyết áp.

Một trong những giá trị dinh dưỡng tốt nhất của nước cam là nó chứa một lượng lớn vitamin C. Ngoài ra, cam cũng cung cấp nhiều folate, thiamine, kali, vitamin A, canxi, vitamin B6, acid pantothenic, magie và chất xơ.

Nước cam có bã là nguồn cung cấp chất xơ tốt giúp duy trì sức khỏe tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh như đái tháo đường, bệnh tim và một số loại ung thư.

3. Nước ép dưa hấu giữ nước và bảo vệ da

Mọi tế bào trong cơ thể chúng ta đều cần nước. Ngay cả một sự thiếu hụt nhỏ cũng có thể khiến bạn cảm thấy uể oải. Thời tiết nắng nóng làm tăng nguy cơ mất nước. Cơ thể bị mất nước sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Dưa hấu là loại trái cây có vị ngọt thanh mát, giàu dinh dưỡng nhưng lại chứa ít calo. Nó cũng là loại trái cây chứa tới 92% là nước. Vì vậy ăn dưa hấu là một cách đơn giản để giúp giữ nước cho cơ thể.

Loại trái cây phổ biến này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và tăng cường miễn dịch để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, hàm lượng nước dồi dào và chất xơ cao trong dưa hấu cũng giúp ngăn ngừa táo bón, thúc đẩy tiêu hóa tốt.

Trong dưa hấu có chứa một sắc tố đặc biệt giúp bảo vệ thực vật khỏi ánh nắng mặt trời, giúp bảo vệ làn da, đó chính là chất lycopene. Khi bạn uống nước ép dưa hấu cũng là cách đơn giản để cung cấp nước cho cơ thể và giữ ẩm cho da. Các khoáng chất trong dưa hấu giúp thải độc tố và giúp bạn có làn da trắng sáng và ít bị cháy nắng hơn.

Dưa hấu cung cấp nước cho cơ thể.

4. Uống nước dừa bổ sung chất điện giải

Nước dừa tự nhiên là một loại nước uống bổ dưỡng, có tác dụng giải khát và bổ sung chất điện giải cho cơ thể.

Trong nước dừa chứa đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, các vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, vitamin C… Các khoáng chất trong nước dừa như: kali, natri, canxi, magie, kẽm, selen, đồng… rất phong phú và hỗn hợp các chất trong nước dừa tương tự như dịch trong tế bào. Hàm lượng kali dồi dào trong nước dừa giúp cân bằng điện giải làm tối ưu hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ việc hấp thụ và điều tiết chất lỏng, giúp bổ sung và bù nước cho cơ thể.

Vì vậy, nước dừa tươi thường được dùng uống bù nước hiệu quả nhằm bổ sung chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp bài tiết qua mồ hôi, mất nước do sốt, tiêu chảy… Nước dừa còn là vị thuốc trong Đông y dùng chữa để say nắng, say nóng, mất nước, suy nhược…

Nước dừa bổ sung chất điện giải.

Uống bia sẽ giải nhiệt ngày nắng nóng?

Với nồng độ cồn thấp, bia được coi là an toàn hơn rượu và có tác dụng làm mát cơ thể trong mùa năng nóng.

Tuy nhiên, bia không có tác dụng giải nhiệt như nhiều người lầm tưởng.

Trong mùa nắng nóng, bia là một trong những loại đồ uống rất được ưa chuộng bởi giúp giải khát nhanh chóng. Uống bia cũng là thú vui không thể thiếu đối với nhiều người, nhất là cánh đàn ông sau một ngày lao động vất vả hay sau mỗi trận đá bóng, mỗi cuộc giao lưu …

Lạm dụng bia cũng gây ra nhiều hệ lụy đến sức khỏe

Với nồng độ cồn thấp, bia được coi là an toàn hơn rượu và có tác dụng làm mát cơ thể, giải nhiệt. Do đó, lượng bia được uống vào trong mỗi cuộc nhậu thường gấp nhiều lần giới hạn cho phép, ít nhất cũng 2-3 cốc, thậm chí có người uống hàng chục cốc.

Theo TS-BS Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, đúng là khi uống một hơi hết cốc bia lạnh, nhiều người cảm thấy cơn khát được đ.ánh bay ngay lập tức. Tuy nhiên, bia không được xem là chất dinh dưỡng hay đồ uống có tác dụng giải nhiệt như nhiều người lầm tưởng.

Trong thành phần của bia có khoảng 80 – 90% là nước. Tuy nhiên, bia còn có các thành phần khác như lúa mạch đã mạch nha hóa, hoa bia và men bia. Trong bia có cồn và khi uống vào làm nhịp tim tăng lên, tần suất hô hấp cũng tăng lên. Cùng với việc tăng nhịp thở, khi uống bia thì lại đi tiểu nhiều. Do đó, nếu uống bia nhiều sẽ dẫn đến tình trạng mất nước. Do đó, bia có tác dụng giải khát nhưng không giúp giải nhiệt.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, người trưởng thành không nên nạp vào cơ thể quá 40g cồn/người/ ngày. Tuy nhiên, tốt nhất là nên giới hạn dưới 20g cồn/ngày/người.

Với loại bia có nồng độ cồn 5% thì một người chỉ nên uống 2 cốc bia (tương đương khoảng 400ml)/1 ngày.

“Có một con số cần lưu ý là trong một giờ đồng hồ, gan của chúng ta chỉ thải được khoảng 10g cồn. Như vậy, nếu trước mỗi bữa ăn chính (trưa và tối), bạn uống 1 cốc bia tương đương 200ml thì gan không phải làm việc quá tải và không gây ảnh hưởng đến chức năng gan. Nếu uống nhiều hơn, lượng cồn nạp vào cơ thể quá nhiều và tập trung trong một thời điểm thì sẽ gây gánh nặng cho gan.” – BS Trương Hồng Sơn khuyến cáo.

Trong bia không chỉ có cồn mà còn có năng lượng rỗng. Trung bình, 1 lon bia 330ml sẽ cung cấp khoảng 120 kcal. Uống quá nhiều bia còn gây ra tình trạng dư thừa năng lượng, dẫn đến tích mỡ ở vùng bụng đối với nam giới và vùng hông đối với nữ giới và đây chính là yếu tố nguy cơ của các bệnh tim mạch, đái tháo đường.

Hiện nay trên thị trường có loại bia không cồn, vậy có thể uống thoải mái được hay không? Giải đáp câu hỏi này, BS Trường Hồng Sơn cho biết, gọi là bia không cồn là bởi nồng độ cồn trong loại bia này rất thấp, thường dưới ngưỡng 0,5%. Nếu uống 1 lít bia không cồn, thực chất là bạn đã nạp vào cơ thể khoảng 5g cồn.

Sau khoảng 30 phút cơ thể mới đào thải hết lượng cồn này, tuy nhiên điều đó còn phụ thuộc vào cơ địa từng người. Do đó, nếu uống nhiều, lượng cồn tích lũy lại cũng có thể gây hại cho cơ thể và khi thổi bằng thiết bị của cảnh sát giao thông thì máy đo nồng độ cồn vẫn lên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *