5 biện pháp khắc phục những sự cố của mắt

Khô mắt, mỏi mắt, hoa mắt, tổn thương giác mạc… không những ảnh hưởng đến vẻ đẹp của đôi mắt mà còn làm ảnh hưởng tới thị lực của bạn.

1. Mắt bị đau và khô

Nguyên nhân:

Mắt bị khô do nhiều nguyên nhân như t.uổi tác, làm việc lâu trên máy vi tính, thiếu vitamin A, tắc đường dẫn của tuyến lệ do sẹo kết mạc… Ngoài ra, khô mắt còn có thể là biểu hiện thứ phát đi kèm với Lupus ban đỏ hệ thống, bệnh xơ cứng mảng, bệnh vẩy nến, bệnh viêm đa cơ…

Giải pháp:

– Sử dụng nước mắt nhân tạo như Oculotect, Tear Natural, Eyefresh… Loại không có chất bảo quản, đóng gói dạng vỉ được cho là tốt nhất.

– Dùng các chế phẩm làm tăng độ nhớt của nước mắt như Acetylcysteine 5%, được khuyên nhỏ mắt 4 lần/ngày.

– Luôn sống và làm việc trong môi trường có nhiệt độ thấp để chống bay hơi nước mắt. Độ ẩm cao tuy làm bạn khó chịu nhưng lại luôn giữ ẩm được cho đôi mắt.

2. Thị giác mệt mỏi

Nguyên nhân:

Căng thẳng hay mệt mỏi có thể phá vỡ cách quá trình hoạt động bình thường của các dây thần kinh trong mắt. Hội chứng thường xuất hiện vào buổi chiều, sau một ngày làm việc mệt mỏi, mắt phải thường xuyên tiếp cận nhiều với không khí.

Giải pháp:

– Tập thể dục để duy trì sức khỏe mắt.

– Chớp mắt thường xuyên hơn để tránh tình trạng mắt khô.

– Sau mỗi 30 phút làm việc trước máy tính, nên cho mắt nghỉ ngơi bằng cách nhắm mắt, và nhìn vào cây xanh hoặc khoảng không gian ở xa.

– Giảm ánh sáng phản chiếu và ánh sáng màn hình nếu quá sáng.

Sau mỗi 30 phút làm việc trước máy tính, nên cho mắt nghỉ ngơi để tránh thị giác mệt mỏi

3. Hoa mắt

Nguyên nhân: Có thể do bạn bị thiếu m.áu hay do m.áu bạn không đưa kịp lên não trong một trường hợp nào đó thì mắt bạn sẽ hoa lên.

Giải pháp: – Tập thể dục thường xuyên cho mắt. – Không tập trung trước màn hình vi tính quá lâu, nên đứng lên đi lại cho mắt được nghỉ ngơi.

4. Sưng tấy ở bờ mí trong mắt (Mọc chắp)

Nguyên nhân:

Mí mắt có các tuyến nhỏ lỏng để làm tăng sự ẩm ướt. Nếu bị tắc, tuyến này sẽ tạo ra một sự tích tụ gây đau đớn và cuối cùng sưng tấy ở bờ mí phía trong mắt của bạn.

Giải pháp:

– Làm sạch mắt bằng nước ấm một cách cẩn thận nhẹ nhàng. Điều này giúp thư giãn các vùng xung quanh mắt và các tuyến ở gần lông mi.

– Khi chắp còn nhỏ, bạn có có thể dùng thuốc kháng sinh dạng mỡ hoặc dung dịch thuốc nhỏ mắt, bôi vào vùng mí mắt có lẹo mỗi ngày.

– Có thể chườm chắp với khăm tẩm nước ấm ít nhất 4 lần/ngày, khoảng 5 phút mỗi lần.

– Chú ý nên để chắp tự lành chứ không dùng tay nặn mủ để tránh bệnh trầm trọng hơn.

– Không nên bôi mỹ phẩm lên mi mắt hoặc mang kính sát tròng cho tới khi chắp lành.

5. Tổn thương giác mạc

Nguyên nhân:

Có rất nhiều nguyên nhân gây tổn thương giác mạc như: bẩm sinh, n.hiễm t.rùng, chấn thương, phỏng, di truyền, khô mắt…

Giải pháp:

– Khi giác mạc bị tổn thương, vi khuẩn trên mí mắt bạn sẽ càng được thể ào ạt xâm nhập vào mắt khiến cho bệnh càng trở nên trầm trọng và khó chịu hơn.

– Bạn cần đi khám mắt. Bạn không nên phớt lờ các triệu chứng của tổn thương giác mạc mà cần phát hiện sớm và kịp thời ngăn chặn các tổn thương nặng nề ở mắt

Lê Nhi

Theo menshealth

Giảm trí nhớ vì ăn thực phẩm gói giấy báo

Dùng giấy báo gói thực phẩm hoàn toàn không sạch sẽ do giấy in báo bị nhiễm hóa chất, nhiễm chì có thể gây suy giảm trí nhớ, ù tai, hoa mắt… cho người sử dụng.

Hãy nghe những lời khuyên của chuyên gia để có được sự lựa chọn thông minh về bao gói thực phẩm.

Dùng nilon để đựng đồ ăn nóng

Thói quen đầu tiên mà các nhà khoa học cảnh báo, đó là việc sử dụng túi nilon để đựng thức ăn chế biến sẵn, nhất là những loại thực phẩm nóng. Nhiều người vì nhân tiện đã sẵn sàng chìa túi nilon để người bán múc cháo hay phở, bún, canh nóng rồi mang về vô tư ăn uống.

Dùng báo gói thực phẩm có thể gây hại dẫn đến nhiễm độc chì.
Một cảnh báo nữa là hiện nhiều người vẫn muối dưa, cà muối trong các thùng nhựa rẻ t.iền. Thói quen này đặc biệt nguy hại cho sức khoẻ.

PGS.TS Lê Văn Cát – Trưởng phòng Hóa Môi trường, Viện Hóa học cảnh báo: “Trong hóa học, một trong những điều kiện xúc tác đẩy nhanh quá trình phản ứng đó là nhiệt độ. Theo những nghiên cứu khoa học, ở nhiệt độ 70 – 80độ C những phụ gia này bắt đầu hòa tan vào thực phẩm”.

Các nhà khoa học thế giới còn tìm thấy trong túi hoặc hộp nhựa, bình nhựa, có thể chứa một chất cực độc ảnh hưởng đến cơ quan s.inh d.ục nam, đó là chất DOP (dioctin phatalat). Nếu bị nhiễm chất này lâu dài, chất này có thể ảnh hưởng về giới tính của t.rẻ e.m, các b.é t.rai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam, còn t.rẻ e.m nữ có nguy cơ dậy thì quá sớm.

Chất lượng thực phẩm bị ảnh hưởng bởi bao bì trong suốt

Ai cũng nghĩ, bao bì trong suốt khiến người sử dụng có thể nhìn thấy sản phẩm bên trong, tạo nên sự thỏa mãn về thị giác, kích thích nhu cầu mua sắm. Thế nhưng, các chất liệu này lại không thể bảo vệ thực phẩm trước sự tác động của tia tử ngoại có bước sóng từ 200 – 400 nanomét.

Ánh sáng tử ngoại ở bước sóng này có thể dễ dàng xuyên qua lớp bao bì bên ngoài, khiến thực phẩm bên trong biến chất cả về cảm quan và giá trị dinh dưỡng. Một ví dụ là sữa đóng trong chai bằng thủy tinh trong suốt thường có hàm lượng vitamin B2 thấp hơn sữa cùng loại đóng trong hộp giấy, vì một phần vitamin đã bị ánh sáng p.hân h.ủy.

Các loại nước hoa quả đóng chai cũng gặp vấn đề tương tự. Nhiều loại thực phẩm khác được bảo quản bằng bao bì trong suốt có thể bị biến đổi về màu sắc, mùi vị trước khi hết thời hạn sử dụng.

Nguy cơ nhiễm chì từ giấy báo gói thực phẩm

Việc dùng giấy báo để bao gói thực phẩm là hành vi rất thường gặp, mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều cảnh báo về nguy cơ gây hại cho người tiêu dùng. Trước hết, phải kể đến các loại hóa chất có trong mực in, trong đó có chì.

Điều này phụ thuộc vào chất lượng mực in, loại giấy in báo. Những tờ báo in đầu tiên sẽ dính mực nhiều hơn, độ bám mực không tốt nên mức độ thôi nhiễm hóa chất cao hơn. Có thể thấy rõ điều này khi tay bị nhuộm đen vì mực in sau khi đọc báo.

Theo TS Nguyễn Hữu Hoan, Viện Hóa học Công nghiệp, điều nguy hiểm chính là chì khi thâm nhập vào cơ thể không gây phản ứng ngay mà tích lũy lại. Khi hàm lượng chì đạt đến một ngưỡng nhất định, nó sẽ “tấn công” sức khoẻ con người.

Biểu hiện của điều này, đó là việc suy giảm trí nhớ, ù tai, hoa mắt… Đó là chưa kể đến chuyện trước khi được dùng để gói thực phẩm, tờ báo thường “rong ruổi” qua nhiều khâu, từ nhà in, qua đường phố, đến tay bao người đọc và người thu gom.

Trong quá trình đó, đã có rất nhiều bụi, vi khuẩn, ký sinh trùng bám vào. Giấy báo lại là chất liệu dễ thấm hút, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, ký sinh trùng bám dính và phát triển.

Theo Ngọc Thanh
Bee

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *