Cholesterol LDL ( chcolesterol xấu) cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ… Do đó, việc giảm và kiểm soát mức cholesterol rất quan trọng để phòng ngừa các tình trạng nguy hiểm này.
Gừng từ lâu đã được dùng trong y học cổ truyền vì có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chanh là nguồn cung cấp vitamin C và chất chống oxy hóa tuyệt vời. Chanh đã được sử dụng vừa làm hương liệu vừa là thành phần chính trong nhiều loại trà.
Kết hợp chanh gừng sẽ tạo ra sức mạnh giúp giảm cholesterol LDL (xấu) một cách hiệu quả.
Kết hợp chanh gừng sẽ tạo ra sức mạnh giúp giảm cholesterol LDL (xấu) một cách hiệu quả.
1. Lợi ích của trà chanh gừng trong việc giảm cholesterol
– Trà chanh gừng giúp chống viêm: Viêm có liên quan đáng kể đến các bệnh về tim mạch, và may mắn thay, cả gừng và chanh đều có tác dụng chống viêm tốt. Thường xuyên nhấm nháp trà chanh gừng có thể làm giảm thiểu tình trạng viêm động mạch và ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám.
– Trà chanh gừng giàu chất chống oxy hóa: Cơ thể chúng ta thường bị bao vây bởi các gốc tự do có hại gây ra stress oxy hóa và làm hỏng động mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, các chất chống oxy hóa sẵn có của gừng và chanh (trong trà chanh gừng) có tác dụng như lá chắn bảo vệ trái tim của chúng ta và cải thiện sức khỏe tim mạch.
– Trà chanh gừng giúp giảm cholesterol LDL (xấu): Nghiên cứu chứng minh rằng dùng gừng và chanh cùng nhau làm giảm cholesterol LDL (loại cholesterol xấu tích tụ trong động mạch, hình thành mảng bám cản trở lưu thông m.áu).
– Trà chanh gừng giúp tăng cường sản xuất cholesterol HDL (tốt): Trà chanh gừng giúp giảm thiểu cholesterol LDL, đồng thời lại tăng cường cholesterol HDL (tốt). Cholesterol HDL hỗ trợ loại bỏ cholesterol LDL dư thừa khỏi động mạch.
– Trà chanh gừng thúc đẩy tiêu hóa tốt: Cả gừng và chanh đều tăng cường sức khỏe tiêu hóa. Trà chanh gừng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng, giữ cho đường ruột khỏe mạnh. Hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh đóng một vai trò then chốt đối với sức khỏe tổng thể và gián tiếp giúp duy trì mức cholesterol lý tưởng.
Thêm một ly nước chanh gừng vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn có thể là một hành động nhỏ nhưng có tác động lớn, nhằm quản lý tình trạng cholesterol khỏe mạnh hơn và chống lại các bệnh về tim.
2. Tác dụng phụ của trà chanh gừng
– Tương tác với thuốc: Cả chanh và gừng đều được FDA công nhận là “nói chung là an toàn”. Tuy nhiên, gừng có thể làm loãng m.áu, vì vậy bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng (nếu bạn đang sử dụng thuốc như warfarin hoặc các chất làm loãng m.áu khác). Gừng cũng có thể tương tác với thuốc trị tiểu đường, thuốc điều trị huyết áp cao… có thể hỗ trợ làm giảm lượng đường trong m.áu và hạ huyết áp, vì vậy hãy thận trọng khi dùng gừng nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào.
– Triệu chứng tiêu hóa: Mặc dù gừng có thể làm dịu một số vấn đề về tiêu hóa nhưng nó có thể gây ra vấn đề ở những người nhạy cảm, như khó tiêu, đầy hơi…
– Đối với người đang mang thai hoặc cho con bú không nên sử dụng bất kỳ thuốc thảo dược nào mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
3. Cách pha trà chanh gừng
Bạn có thể tìm mua trà chanh gừng ở nhiều cửa hàng, siêu thị và hãm vào nước sôi trong 3-5 phút rồi lọc (bỏ bã) uống.
Tuy nhiên, nếu muốn đạt được lợi ích và hương vị tối đa, có thể tự pha trà chanh gừng bằng các nguyên liệu tươi như sau:
Nguyên liệu:
Một mẩu gừng tươi dài khoảng 2,5 cm
1 quả chanh
4 cốc nước sôi
Cách thực hiện:
Gừng cắt thành những lát mỏng, hoặc xay nhỏ.
Cho gừng vào nước sôi, đun trong 20 phút.
Cắt 1quả chanh thành những lát mỏng, thêm vào hỗn hợp, đun sôi thêm 5 phút nữa.
Lọc và uống trà này rải ra trong ngày.
Cách ngăn ngừa bệnh tim ở phụ nữ
Nguy cơ mắc bệnh tim tăng lên khi chúng ta già đi. Đối với phụ nữ, nguy cơ này tăng lên sau thời kỳ mãn kinh, nhưng phụ nữ trẻ cũng có thể mắc bệnh.
Vậy có cách nào ngăn ngừa không?
Nhiều phụ nữ không nhận ra rằng họ có nguy cơ mắc bệnh tim. Do đó, hiểu được những yếu tố nguy cơ và các triệu chứng để nhận biết, là rất quan trọng để chống lại bệnh tim ở phụ nữ.
Cách để giảm thiểu rủi ro mắc bệnh tim
– Biết các yếu tố rủi ro của bạn
Các yếu tố rủi ro của bệnh tim bao gồm:
Huyết áp cao
Cholesterol cao
Bệnh đái tháo đường
Hút thuốc
T.iền sử gia đình mắc bệnh tim sớm…
Béo phì cũng làm tăng nguy cơ phát triển huyết áp cao, tăng cholesterol và t.iền đái tháo đường, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoại trừ t.iền sử gia đình, bạn có thể sửa đổi các yếu tố nguy cơ này để giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch.
– Quản lý tình trạng sức khỏe hiện tại:Các tình trạng sức khỏe này bao gồm đái tháo đường, tăng huyết áp và cholesterol cao.Trao đổi với bác sĩđể có kế hoạch điều trị tốt nhất cho các tình trạng này.
– Nhận biết các triệu chứng đau tim ở phụ nữ:Các triệu chứng đau tim ở phụ nữ có thể giống hoặc khác với triệu chứng ở nam giới, có thể bao gồm:
Đau hoặc cảm giác tức ở ngực, cánh tay, cổ, hàm, lưng hoặc bụng
Hụt hơi
Buồn nôn, nôn
Choáng váng
Đổ mồ hôi lạnh…
Cũng như nam giới, triệu chứng phổ biến nhất của cơn đau tim ở phụ nữ là khó chịu ở ngực, nhưng bạn có thể bị đau tim mà không bị đau ngực hoặc tức ngực. Và phụ nữ có nhiều khả năng mắc các triệu chứng khác hơn nam giới, chẳng hạn như đau lưng, đau quai hàm, khó thở, khó tiêu và buồn nôn/nôn.
Nếu bạn có những triệu chứng này và nghi ngờ mình đang bị đau tim, hãy gọi cấp cứu và ngay cả khi bạn không chắc chắn, nó có thể cứu mạng bạn.
– Hoạt động thể chất thường xuyên và duy trì cân nặng khỏe mạnh:Bạn không cần phải hoàn thành tất cả hoạt động vào một thời điểm nhất định và cũng không sao nếu bạn không phải là người thích tập gym. Đi bộ có thể là một cách dễ dàng để bắt đầu. Nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về mức độ hoạt động phù hợp với bạn.
– Lựa chọn thực phẩm tốt cho tim mạch:Ví dụ, bạn có thể ăn trái cây và rau quả trong mỗi bữa ăn; hạn chế chất béo bão hòa, đường bổ sung và ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt hơn. Chọn miếng thịt nạc nhất hiện có và chế biến chúng theo những cách lành mạnh.
Nhãn thông tin dinh dưỡng có thể cho bạn biết thông tin chính về thực phẩm đóng gói mà bạn ăn. Nó bao gồm thông tin chi tiết về kích cỡ khẩu phần và natri, chất béo bão hòa và đường bổ sung. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách lựa chọn thực phẩm tốt nhất cho bạn.
– Sử dụng aspirin hàng ngày không phù hợp với tất cả mọi người:Nói chuyện với bác sĩ trước khi bạn sử dụng aspirin để ngăn ngừa các cơn đau tim.
– Nếu bạn hút thuốc, hãy cố gắng bỏ thuốc: Hút thuốc là ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch. Vì vậy hãy tìm cách giúp bạn bỏ t.huốc l.á.
Suy giảm estrogen sau mãn kinh có thể là một trong nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Mãn kinh không gây ra bệnh tim, nhưng sự suy giảm estrogen sau mãn kinh có thể là một trong nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ. Ngoài ra, tăng cân trong thời kỳ mãn kinh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim…
– Tuân thủ kế hoạch điều trị nếu có:Bạn cần trao đổi với bác sĩ để lập kế hoạch chăm sóc cho sức khỏe tim mạch của mình.
Hãy lập danh sách các loại thuốc và chất bổ sung và mang theo đến tất cả các lần tái khám và đừng ngần ngại hỏi bất cứ vấn đề nào bạn còn chưa rõ để có được sự hiểu biết thấu đáo về bệnh và cách giảm thiểu rủi ro. Điều này sẽ giúp bạn chủ động trong chăm sóc phòng ngừa bệnh tim và các biến cố liên quan.