Biểu hiện lạ lùng khi người bệnh lên cơn dại

Một triệu chứng điển hình của bệnh dại là sợ nước. Nỗi sợ hãi này khiến người bệnh không thể nuốt chất lỏng và phản ứng dữ dội khi nhìn thấy nước.

Sợ nước là triệu chứng muộn của bệnh dại, khiến người bệnh thấy khó khăn khi nuốt. Ảnh minh họa: Pexels.

Nếu một người chẳng may bị chó cắn, mèo cào nhưng không tiêm phòng sau một thời gian và xuất hiện biểu hiện sợ nước, điều này cảnh báo gần như chắc chắn virus dại đã đến thời điểm phát triệu chứng.

Phát bệnh do virus dại có lẽ là một trong những nỗi đau khó chịu nhất mà con người trải qua, cho đến khi tim ngừng đ.ập.

Căn bệnh nguy hiểm

Các chuyên gia y tế thế giới xếp loại virus gây bệnh dại là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất trong lịch sử, ngang hàng với những căn bệnh khủng khiếp như Ebola, bệnh than, dịch hạch và đậu mùa, theo Discovery Magazine.

Sau khi nạn nhân bị nhiễm bệnh, các triệu chứng của bệnh dại có thể xuất hiện sau ít nhất là một tuần hoặc có thể một năm, vì virus ủ bệnh và xâm nhập vào não và tủy sống. Tuy nhiên, khi nó đến hệ thống thần kinh trung ương, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện.

Lúc đầu, các triệu chứng dại có vẻ giống cúm: sốt, nhức đầu, đau nhức toàn thân, có thể hơi ngứa ran hoặc ngứa ngáy ở vị trí ban đầu của vết cắn.

Sau đó, mọi thứ trở nên tồi tệ hơn khi bệnh nhân bắt đầu cảm thấy lo lắng, lú lẫn, hành vi thất thường, ảo giác. Đó là khoảng thời gian mà các triệu chứng điển hình của chứng sợ nước cũng bắt đầu xuất hiện.

Hình ảnh virus gây bệnh dại. Ảnh: Verywellhealth.

Triệu chứng sợ nước

Một khi virus đã xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương, nó sẽ tàn phá cơ thể bằng mọi hình thức.

Các cơ bắt đầu co giật không chủ ý, tiến triển thành những cơn co thắt và co giật dữ dội. Tình trạng tăng tiết nước bọt (khạc nhổ quá nhiều) cũng xảy ra ở giai đoạn này, dẫn đến triệu chứng sùi bọt mép điển hình thường liên quan đến n.hiễm t.rùng bệnh dại.

Tại thời điểm này, người bệnh bắt đầu gặp khó khăn khi nuốt. Cố gắng nuốt dù chỉ một ngụm nước – thậm chí nghĩ đến việc cố nuốt nó – cũng đủ gây ra những cơn co thắt cơ cực kỳ đau đớn.

Đây là nơi xuất hiện các triệu chứng điển hình của chứng sợ nước, mặc dù nạn nhân bệnh dại không thực sự sợ nước. Họ sợ cảm giác đau đớn khi cố nuốt, mặc dù họ có thể rất khát.

Theo Science Abc, cùng với sự hung hăng và hiếu động thái quá, bất cứ khi nào bệnh nhân dại nghĩ hoặc nhìn thấy nước, họ sẽ giật mình và phản ứng dữ dội, có thể khiến họ cắn người khác. Sự tồn tại t.ra t.ấn này có thể kéo dài trong nhiều ngày rất đau khổ trước khi t.ử v.ong vì bệnh dại.

Không phải tất cả trường hợp bệnh dại đều gây ra chứng sợ nước. Bệnh dại có 2 cách biểu hiện, tùy thuộc vào chủng virus bệnh dại mà người đó bị nhiễm.

Các loại bệnh dại là bệnh dại dữ dội và bệnh dại bại liệt. Bệnh dại dữ dội dẫn đến chứng sợ nước và hung hăng. Trong khi đó, bệnh dại bại liệt dẫn đến tê liệt các chi và nếu không được điều trị có thể dẫn đến hôn mê.

Sự thoải mái cuối cùng

Thật không may, chứng sợ nước là một triệu chứng muộn hơn của bệnh dại, xảy ra trong giai đoạn kích thích, sau đó là giai đoạn tê liệt chắc chắn gây t.ử v.ong. Co thắt dừng lại khi cơ bắp bị tê liệt.

Khi đó, người bệnh sẽ không còn mắc chứng sợ nước nữa, nhưng đó rõ ràng là sự thoải mái cuối cùng ở giai đoạn này. Bởi vì điều xảy ra tiếp theo là người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê, sau đó t.ử v.ong.

Nếu nghi ngờ mình đã bị động vật dại cắn, cách tốt nhất để tránh chứng sợ nước – hoặc bất kỳ triệu chứng khủng khiếp nào khác của bệnh dại – là tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ và tiêm vaccine sớm nhất có thể, trong vòng 1-2 ngày sau đó.

Ngay sau khi bị cắn, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn hướng giải quyết. Tiêm vaccine phòng dại ngay sau khi bị cắn là cách tốt nhất, bên cạnh các bước làm sạch vết thương.

Nếu chưa từng tiêm phòng, người bệnh cần tiêm 4 liều trong vòng 2 tuần. Nếu đã tiêm trước đây thì chỉ cần 2 liều sau khi bị cắn. Vaccine phòng dại có thể được tiêm cùng thời gian với các loại vaccine khác và có hiệu lực trong vòng 1-2 năm.

Vaccine sẽ không còn hiệu quả khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh.

Trường hợp thứ 4 t.ử v.ong nghi do bệnh dại ở Đắk Lắk

Sáng 28/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận thêm 1 trường hợp bệnh nhân t.ử v.ong nghi do bệnh dại.

Tiêm phòng cho đàn chó góp phần ngăn chặn bệnh dại lây lan trong cộng đồng.

Bệnh nhân là Y.L.B sinh năm 1991, trú tại xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Theo người nhà bệnh nhân, khoảng 3 tháng trước, bệnh nhân bị chó nhà nuôi cắn vào cổ tay trái, có xử lý vết cắn và đi khâu 3 mũi nhưng không đi tiêm vaccine phòng bệnh dại. Đến ngày 23/11, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sợ nước, sợ gió.

Ngày 25/11, người nhà đưa bệnh nhân nhập Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên khám và điều trị với chẩn đoán: Theo dõi bệnh dại lên cơn. Ngày 26/11, gia đình xin cho bệnh nhân về nhà. Ngày 27/11, bệnh nhân t.ử v.ong tại nhà.

Như vậy, từ đầu năm 2023 đến nay, đây là trường hợp thứ 4 t.ử v.ong nghi do bệnh dại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *