7 tác dụng phụ tại miệng do thuốc

Một số loại thuốc được kê đơn và không kê đơn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Tuy nhiên có thể khắc phục được những tác dụng phụ này bằng nhiều cách.

1. Tác dụng phụ gây khô miệng

Tác dụng phụ gây khô miệng do thuốc là hậu quả phổ biến nhất của việc dùng thuốc đối với sức khỏe răng miệng. Nguyên nhân là do có rất nhiều loại thuốc, kể cả thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn cũng làm giảm lượng nước bọt. Người bệnh thường có cảm giác nóng rát hoặc đau nhức trong miệng, môi khô, hơi thở hôi…

Một số thuốc phổ biến gây khô miệng: Thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin, aspirin, thuốc hen suyễn, thuốc huyết áp, thuốc hóa trị,…

Xử trí:

– Uống nhiều nước.

– Súc miệng sau khi uống thuốc.

– Tránh uống rượu.

– Nhai kẹo cao su không đường (để kích thích tiết nước bọt).

Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ tại miệng.

2. Nhiễm nấm miệng

Tác dụng phụ qua đường uống của thuốc đôi khi có thể liên quan đến sự mất cân bằng số lượng vi khuẩn tốt và xấu. Thuốc kháng sinh là một ví dụ điển hình. Việc dùng thuốc kháng sinh thời gian dài, liều lượng cao, sẽ t.iêu d.iệt tất cả các loại vi khuẩn, kể cả những loại vi khuẩn có lợi. Điều này lại là cơ hội cho bệnh nấm miệng xuất hiện. Ngoài ra, một số loại thuốc hít có chứa corticoid dùng cho bệnh hen suyễn có thể dẫn đến nhiễm nấm ở miệng.

Khi nhiễm nấm miệng, người bệnh sẽ bị đau rát, khó chịu, việc ăn uống trở nên khó khăn.

Xử trí: Súc miệng bằng nước sau khi sử dụng ống hít có thể giúp ngăn ngừa tác dụng phụ này. Nên ăn thêm sữa chua hoặc uống men vi sinh trong quá trình uống kháng sinh dài ngày để bổ sung lợi khuẩn cho khoang miệng và đường ruột.

3. Sưng nướu

Một số loại thuốc có thể gây tích tụ mô nướu, tình trạng này gọi là nướu phát triển quá mức, lan ra và mở rộng. Nướu có xu hướng trông phồng lên và vón cục dọc theo đường viền nướu. Tình trạng này gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sức khỏe vì thức ăn và mảng bám có thể mắc kẹt xung quanh chân răng.

Mô nướu sưng khiến việc làm sạch miệng khó khăn hơn. Ngoài ra, mô nướu sưng tấy tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, có thể làm tổn thương các cấu trúc răng xung quanh.

Một số loại thuốc phổ biến nhất gây sưng nướu là thuốc điều trị tăng huyết áp hoặc kiểm soát cơn động kinh. Đặc biệt, thuốc chẹn kênh canxi được biết đến nhiều nhất là nguyên nhân khiến nướu phát triển quá mức.

Xử trí: Vệ sinh răng miệng tốt và khám răng thường xuyên (3 tháng một lần) có thể giúp giảm nguy cơ phát triển tình trạng này.

4. Viêm niêm mạc bên trong miệng

Viêm niêm mạc miệng là tình trạng viêm mô ẩm lót trong miệng, là tác dụng phụ thường gặp của điều trị hóa trị. Một số loại thuốc hóa trị, bao gồm methotrexate và 5-fluorouracil, gây ra một loạt các thay đổi sinh học phức tạp làm tổn thương các tế bào tạo nên màng nhầy. Viêm niêm mạc gây sưng miệng và lưỡi, dẫn đến c.hảy m.áu, đau và loét miệng. Tình trạng này có thể gây khó khăn cho việc ăn uống.

Xử trí: Người bệnh nên:

– Đ.ánh răng bằng bàn chải đ.ánh răng mềm ít nhất hai lần một ngày, nhẹ nhàng làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần.

– Súc miệng bằng nước ấm, nước muối hoặc nước súc miệng nhẹ không chứa cồn nhiều lần trong ngày.

– Nhai kẹo cao su không đường hoặc ngậm đá viên, đá xay hoặc kẹo đá nếu miệng khô.

– Ăn thức ăn mềm như súp, thạch hoặc trái cây mềm.

Nên giữ vệ sinh răng miệng để tránh viêm niêm mạc miệng.

5. Thay đổi vị giác

Một số loại thuốc có thể làm cho thức ăn có vị khác hoặc có thể gây ra vị kim loại, mặn hoặc đắng trong miệng. Thay đổi vị giác đặc biệt phổ biến ở những bệnh nhân cao t.uổi dùng nhiều loại thuốc. Các thuốc thường khiến người bệnh thay đổi vị giác là thuốc kháng sinh, thuốc huyết áp, thuốc điều trị tuyến giáp, điều trị về thần kinh, hướng tâm thần,… Tuy nhiên, những thay đổi về mùi vị chỉ là tạm thời và sẽ biến mất khi ngừng dùng thuốc.

Xử trí: Nên ăn những thực phẩm chỉ chứa một vài thành phần, tránh xa những thực phẩm cay, chứa nhiều chất bảo quản và cực kỳ ngọt. Đồng thời hỏi ý kiến bác sĩ các loại thuốc đang dùng về việc gây thay đổi vị giác để kịp thời thay đổi hoặc dừng thuốc.

6. Sâu răng

Tình trạng khô miệng do dùng thuốc có thể dẫn đến sâu răng. Nước bọt giúp bảo vệ răng, ngăn ngừa nguy cơ sâu răng, ngăn chặn vi khuẩn phát triển trong miệng và hỗ trợ quá trình sửa chữa tự nhiên của men răng. Nếu không có đủ nước bọt, các mô trong miệng có thể bị kích ứng và viêm, làm tăng nguy cơ n.hiễm t.rùng, bệnh nướu răng.

Ngoài ra, sử dụng thuốc có đường trong thời gian dài có thể dẫn đến sâu răng. Đường là một thành phần bổ sung trong nhiều loại sản phẩm thuốc, từ vitamin và thuốc giảm ho đến thuốc kháng axit và thuốc dạng xi-rô.

Xử trí: Có thể hạn chế bằng cách súc miệng sau khi sử dụng các thuốc có vị ngọt hoặc hỏi bác sĩ, dược sĩ xem có thể thay thế bằng loại thuốc không đường không.

7. Đổi màu răng

Một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng đổi màu răng, đặc biệt là kháng sinh tetracycline. Răng của những người uống loại kháng sinh này khi mọc sẽ có màu vàng nhạt và sau khi tiếp xúc với ánh nắng sẽ chuyển dần sang màu nâu.

Tuy nhiên, tetracycline không gây đổi màu răng nếu dùng thuốc sau khi các răng đã hình thành. Thuốc chỉ gây ra sự thay đổi màu răng nếu dùng thuốc trước khi mọc răng sữa hoặc phụ nữ đang mang thai sử dụng.

Vì vậy, tetracycline và các loại kháng sinh liên quan không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai hoặc ở trẻ nhỏ (dưới 8 t.uổi) khi răng vẫn đang hình thành. Ngoài ra, các thuốc kháng histamin, nước súc miệng theo toa (có chứa chlohexidin) cũng là nguyên nhân gây đổi màu răng.

Xử trí: Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng hoặc trao đổi kỹ với bác sĩ về các tác dụng phụ của thuốc.

Uống vitamin C hàng ngày có tốt không?

Vitamin C là một trong những vitamin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp hoặc dự trữ được, nhưng uống vitamin C hàng ngày có tốt không? Nên bổ sung bao nhiêu vitamin C mỗi ngày?

1. Nên bổ sung bao nhiêu vitamin C mỗi ngày?

Theo BS. Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt Nga – Bộ Quốc phòng, vitamin C là một loại vitamin tan trong nước, giữ vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động của cơ thể. Cung cấp đủ vitamin C giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, chữa lành vết thương, giữ cho xương chắc khỏe và tăng cường chức năng não.

Do cơ thể không dự trữ hoặc tự tổng hợp vitamin C, ta cần bổ sung vi chất này hàng ngày thông qua các thực phẩm ăn uống hoặc sản phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất. Tuy nhiên, việc bổ sung quá nhiều vitamin C có thể dẫn đến những tác dụng phụ, chẳng hạn như rối loạn tiêu hóa và sỏi thận. Diều này là do nếu nạp quá nhiều vitamin vào cơ thể với liều lượng lớn hơn bình thường, nó sẽ bắt đầu tích tụ, có khả năng dẫn đến các triệu chứng quá liều.

Chính vì vậy, uống vitamin C mỗi ngày có tốt hay không còn phụ thuộc vào nhu cầu cũng như tình trạng sức khỏe của mỗi người. Đối với người khỏe mạnh từ 19 t.uổi trở lên, lượng khuyến nghị hàng ngày là 90 mg vitamin C đối với nam giới, 75 mg đối với phụ nữ, phụ nữ mang thai cần 85 mg, và khi cho con bú cần 120 mg.

Những người hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc thụ động có lượng khuyến nghị tăng thêm 35 mg mỗi ngày.

Bổ sung quá nhiều vitamin C có thể dẫn đến những tác dụng phụ.

2. Bổ sung quá nhiều vitamin C gây tác hại gì?

– Quá nhiều vitamin C có thể gây các triệu chứng rối loạn tiêu hóa

Tác dụng phụ phổ biến nhất của việc hấp thụ nhiều vitamin C là rối loạn tiêu hóa. Những triệu chứng này không xảy ra khi ăn thực phẩm chứa vitamin C, mà do uống vitamin ở dạng bổ sung. Bạn có nhiều khả năng cảm thấy buồn nôn, tiêu chảy, trào ngược axit dạ dày… khi tiêu thụ cùng một lúc hơn 2.000 mg vitamin C ở dạng thực phẩm bổ sung.

– Vitamin C có thể gây ứ sắt

Vitamin C có tác dụng tăng cường hấp thu sắt. Vi chất này có thể liên kết với sắt không heme, được tìm thấy trong thực phẩm từ thực vật. Sắt không heme không được cơ thể hấp thụ hiệu quả như sắt heme – loại sắt có trong các sản phẩm động vật. Một nghiên cứu ở người lớn cho thấy sự hấp thụ sắt tăng 67% khi họ uống 100 mg vitamin C trong bữa ăn.

Tuy nhiên, những người có các tình trạng làm tăng nguy cơ tích tụ sắt trong cơ thể như bệnh huyết sắc tố, nên thận trọng với việc bổ sung vitamin C. Trong những trường hợp này, bổ sung vitamin C quá mức có thể dẫn đến tình trạng dư thừa và lắng cặn sắt, có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan như tim, gan, tuyến tụy, tuyến giáp và hệ thần kinh trung ương.

– Bổ sung vitamin C với liều lượng cao có thể dẫn đến sỏi thận

Vitamin C dư thừa được bài tiết ra khỏi cơ thể dưới dạng oxalat qua nước tiểu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, oxalat có thể liên kết với các khoáng chất và tạo thành các tinh thể dẫn đến hình thành sỏi thận.

Trong một nghiên cứu ở người trưởng thành, uống bổ sung 1.000 mg vitamin C hai lần mỗi ngày trong 6 ngày, lượng oxalate họ bài tiết tăng 20%. Tiêu thụ quá nhiều vitamin C có khả năng làm tăng lượng oxalat trong nước tiểu, do đó làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, đặc biệt nếu bạn tiêu thụ lượng lớn hơn 2.000 mg mỗi ngày.

Bổ sung vitamin C với liều lượng cao có thể dẫn đến sỏi thận.

3. Cần lưu ý gì khi bổ sung vitamin C?

Trên thực tế, bạn gần như không thể nhận được quá nhiều vitamin C từ chế độ ăn uống của mình. Ở những người khỏe mạnh, lượng vitamin C được bổ sung thông qua thực phẩm ăn uống nếu thừa sẽ được thải ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng.

Nguy cơ quá liều vitamin C thường xảy ra ở những người dùng thực phẩm bổ sung không đúng liều lượng. Trừ trường hợp bị thiếu hụt vitamin C (hiếm khi xảy ra ở những người khỏe mạnh), bạn có thể bổ sung vitamin C liều cao dưới chỉ định của bác sĩ.

Vitamin C là một chất dinh dưỡng hữu ích nhưng nó lại là chất dinh dưỡng hòa tan trong nước, được hấp thụ tốt nhất khi bạn uống lúc bụng rỗng. Cách lý tưởng nhất là dùng thực phẩm bổ sung vào buổi sáng, trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 2 giờ. Đảm bảo sử dụng với liều lượng theo khuyến nghị, tránh nguy cơ gặp phải tác dụng phụ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *