Khi phát hiện con bị chó mèo cắn, phụ huynh không nên hốt hoảng để tránh xử lý sai cách.
Hàng xóm tôi nuôi rất nhiều chó, mỗi chiều thường thả rông. Tôi nên làm gì nếu lỡ chó hàng xóm “táp” con mình?
ThS.BS Nguyễn Đình Qui, Phó trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM)
Khi phát hiện con bị chó mèo cắn, phụ huynh cần bình tĩnh, nhẹ nhàng sơ cứu cho con bằng cách dùng xà phòng rửa vết cắn và sát trùng bằng cồn 90 độ hoặc cồn i-ốt. Lúc này, người thân tuyệt đối không nên vì quá hốt hoảng mà làm vết cắn tổn thương thêm.
Sau khi sơ cứu, trẻ cần được đưa đến cơ sở tiêm chủng ngay để được tư vấn và tiêm phòng dại. Trong lúc này, phụ huynh nên nói rõ với bác sĩ về tình trạng con vật đã cắn và theo dõi con vật trong 15 ngày sau đó.
Tùy theo tình trạng của vết cắn và vật cắn, bé sẽ được điều trị dự phòng như sau:
Hai người t.ử v.ong vì bệnh dại
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành và địa phương vào cuộc rốt ráo để phòng chống bệnh dại sau khi có 2 người t.ử v.ong.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 3 ổ dịch bệnh dại tại 2 huyện Thạch Thành và Như Xuân làm 2 người t.ử v.ong. Theo đó bệnh nhân H.T.L. (SN 1960, trú tại xã Xuân Bình, huyện Như Xuân) và bệnh nhân B.T.T (SN 1980, trú tại xã Điền Lư, huyện Bá Thước. Hiện huyện Thạch Thành và Như Xuân tiêm phòng dại đạt 100%, trên toàn tỉnh đạt trên 80%. Huyện Thạch Thành đã công bố hết dịch.
Tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại.
Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Giám đốc các sở NN&PTNT, Y tế, TT&TT, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan, tập trung nguồn lực để tổ chức thực hiện quyết liệt và đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh dại theo quy định của Luật Thú y, Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền đến cộng đồng dân cư về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh dại và các biện pháp phòng, chống bệnh hiệu quả. Vận động người nuôi chó có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định về quản lý chó, không để chó chạy rông, khi đưa chó ra ngoài cần thực hiện nghiêm việc đeo rọ mõm và có người dắt, chấp hành tiêm vaccine phòng bệnh dại…
Khẩn trương tổ chức thực hiện và hoàn thành kế hoạch tiêm phòng vaccine dại đợt 2 năm 2023, tiêm phòng bổ sung cho đàn chó mèo, bảo đảm đạt tỷ lệ tiêm phòng, đảm bảo yêu cầu công tác phòng chống dịch; đặc biệt là các huyện có tỷ lệ tiêm phòng vaccine dại đạt tỷ lệ thấp như: Mường Lát, Quan Sơn, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân…
Chỉ đạo hệ thống y tế chuẩn bị vaccine, huyết thanh kháng dại để phục vụ tiêm phòng, điều trị dự phòng đảm bảo nhu cầu của người dân. Phải đảm bảo việc tiếp cận vaccine phòng bệnh dại cho người, phổ biến địa chỉ các điểm tiêm phòng bệnh dại và truyền thông hướng dẫn người bị chó, mèo cắn đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời…
Theo thông tin từ Hệ thống Quản lý thông tin Dịch bệnh động vật Việt Nam – Cục Thú y, tình hình bệnh dại động vật trên cả nước đang diễn biến rất phức tạp, có chiều hướng tăng. Từ đầu năm 2023 đến nay đã xảy ra 213 ổ dịch bệnh dại tại 31 tỉnh, thành phố, làm 72 người t.ử v.ong.