Người không thích uống sữa, làm sao để nạp đủ canxi?

Sữa dù rất bổ dưỡng nhưng có những người không thích uống sữa hoặc uống rất ít.

Vì sữa là nguồn cung cấp canxi dồi dào cho cơ thể nên không uống sữa thì cũng không tận dụng được lượng canxi từ loại thức uống này. Để đảm bảo đủ canxi, chế độ ăn uống hằng ngày cần bổ sung canxi từ các món khác.

Canxi đóng góp vào nhiều quá trình sinh hóa của cơ thể nên nạp đủ canxi rất quan trọng với sức khỏe. Một trong những vai trò quan trọng nhất của canxi là tác động đến sức khỏe xương, theo chuyên trang dinh dưỡng và sức khỏe Eat This, Not That! (Mỹ).

Nếu không uống hoặc ít uống sữa, chúng ta có thể bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể qua rau xanh. Ảnh PEXELS

Xương cần canxi để duy trì độ chắc khỏe và mật độ xương. Nhưng chưa dừng lại ở đó, canxi cũng cần thiết cho hoạt động của cho tim, cơ bắp, dây thần kinh, thậm chí cả kiểm soát huyết áp.

Nếu không nạp đủ canxi, cơ thể sẽ xuất hiện hàng loạt triệu chứng như da khô, tóc khô, móng tay dễ gãy, chóng mặt và hay bị chuột rút. Không những vậy, răng cũng bị sâu nhiều hơn khi thiếu canxi để nuôi dưỡng. Để chẩn đoán thiếu canxi, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm m.áu, chụp hình xương hay điện tâm đồ. Với tim, nồng độ canxi trong cơ thể quá thấp có thể khiến nhịp tim bất thường.

Cơ thể con người không có khả năng tổng hợp canxi. Do đó, chúng ta phải hấp thụ canxi từ các nguồn thực phẩm bên ngoài. Nếu không uống sữa thì cần nạp canxi từ các loại thực phẩm giàu canxi khác.

May mắn là có rất nhiều món giàu canxi, từ trái sung, hạt mè đến đậu phụ. Rau xanh cũng giàu canxi, dễ ăn và còn mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ khác.

Các loại rau lá xanh phổ biến là bắp cải, cải thìa, rau bina, cải xoăn và bông cải xanh. Những loại rau này không chỉ có canxi mà còn giàu chất xơ, chất chống ô xy hóa và nhiều loại vitamin, khoáng chất khác. Không chỉ những người không uống hoặc ít uống sữa mà bất kỳ ai muốn bổ sung canxi vào chế độ ăn hằng ngày vẫn rất tốt khi ăn thêm các món ngày.

Ngoài rau lá xanh, chúng ta còn có nhiều loại thực phẩm giàu canxi khác như đậu trắng, các món làm từ đậu nành, các loại hạt và trứng. Các món giàu canxi này có thể dùng trong bữa chính hay bữa phụ đều được. Không những vậy, vì ít calo nên chúng cũng có tác dụng hỗ trợ giảm cân rất tốt, theo Eat This, Not That!.

Những vấn đề sức khỏe cần tránh ăn tỏi

Tỏi không chỉ là loại gia vị phổ biến mà còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

Tuy nhiên, một số vấn đề sức khỏe sẽ khiến người mắc cần hạn chế ăn tỏi.

Tỏi có chứa sulfur, glycosides, vitamin B, phốt pho, magiê, canxi, kali và nhiều khoáng chất khác. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỏi có thể giúp góp phần kiểm soát huyết áp, cải thiện cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, cải thiện sức khỏe xương và nhiều lợi ích khác, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Những người bị bệnh lupus cần tránh ăn tỏi. Ảnh PEXELS

Tuy nhiên, những người mắc bệnh lupus cần tránh ăn tỏi. Lupus là loại bệnh tự miễn dịch, khiến hệ miễn dịch hoạt động quá mức và tấn công các mô, cơ quan khỏe mạnh trong cơ thể. Khớp, da, thận, tế bào m.áu, não, tim và phổi đều có thể bị ảnh hưởng do bệnh lupus.

Lợi ích giúp tăng cường miễn dịch của tỏi cũng chính là nguyên nhân khiến người bị lupus nên tránh ăn tỏi. Trong tỏi có chứa allicin, ajoene và thiosulfinates. Đây đều là những chất giúp cải thiện số lượng bạch cầu, từ đó cải thiện chức năng miễn dịch, giúp người bị cảm lạnh mau khỏi. Tuy nhiên, với bệnh tự miễn lupus, các dưỡng chất này của tỏi sẽ kích thích hệ miễn dịch hoạt động quá mức. Hệ quả là có thể khiến các triệu chứng của lupus thêm nghiêm trọng.

Người bệnh lupus có thể cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau cơ và khớp sau khi ăn tỏi. Dù ăn một ít tỏi có thể không kích hoạt các triệu chứng này nhưng các chuyên gia khuyến cáo để an toàn thì cần tránh dùng tỏi khi nấu ăn cho người mắc lupus.

Ngoài ra, người bị lupus cũng nên tránh ăn cỏ linh lăng và mầm cỏ linh lăng. Loại thảo dược này cũng có tác dụng kích thích hệ miễn dịch và khiến người bị lupus gặp vấn đề tương tự như tỏi.

Không chỉ lupus, những người không dung nạp fructan, một loại chất xơ có nhiều trong tỏi cũng không nên ăn tỏi. Fructan có thể khiến người mắc bị đầy hơi nếu ăn tỏi.

Những ai mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng cần hạn chế ăn tỏi. Nguyên nhân là do chất allicin trong tỏi có thể làm tăng a xít dạ dày và kích thích ợ nóng.

Cuối cùng, những người bị dị ứng với tỏi, mắc rối loạn c.hảy m.áu hoặc sắp phẫu thuật cũng cần tránh tỏi. Nguyên nhân là vì tỏi có những chất có tác dụng làm loãng m.áu và có thể làm m.áu c.hảy nhiều hơn khi phẫu thuật, theo Healthline.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *