3 món được ưa chuộng nhưng dễ gây ngộ độc số một

Những món ăn rất quen thuộc với người Việt nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.

Bánh mì là món ăn hấp dẫn, ngon miệng nhưng cũng dễ gây ngộ độc thực phẩm. Ảnh minh họa: Asianinspirations.

Mới đây, vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì tại Đồng Nai đã ghi nhận hàng trăm người, trong đó có nhiều ca nặng phải điều trị hồi sức tích cực. Trước đó, tại Bình Dương, 49 người cũng được phát hiện có triệu chứng rối loạn tiêu hóa sau khi ăn bánh mì, bánh bao của người dân phát từ thiện.

Trong khi đó, tại TP.HCM, khoảng 15 học sinh tại các trường tiểu học ở TP Thủ Đức có biểu hiện ngộ độc sau khi ăn sushi, cơm tấm, bún bò mua ở quán hàng rong trước cổng trường. Hồi tháng 4, 29 học sinh ở Khánh Hòa cũng phải nhập viện sau khi ăn món cơm cuộn, cơm nắm mua của người bán rong trước cổng trường.

Bánh mì, sushi hay nhiều món ăn đường phố khác rất phổ biến tại Việt Nam. Ngộ độc rất dễ xảy ra khi những món ăn này không được bảo quản, chế biến đúng cách, đặc biệt là trong những tháng nắng nóng cao điểm.

Bánh mì

Bánh mì là món ăn đường phố hấp dẫn không chỉ phổ biến với người Việt mà còn được yêu thích tại nhiều nước trên thế giới. Vì rất ngon miệng và tiện lợi, các quán bánh mì xuất hiện khắp những đường phố lớn đến các con ngõ nhỏ, bạn có thể ăn bánh mì vào bất cứ các bữa ăn trong ngày.

Về cơ bản, loại nhân bánh mì truyền thống thường có thịt, chả, patê, dăm bông, xúc xích, lạp xưởng, rau thơm, tương ớt, nước sốt…

Bánh mì có rất nhiều nguyên liệu đi kèm. Ảnh minh họa: Vietnamtourism.

Những nguyên liệu cho bánh mì nếu không được bảo quản cẩn thận có thể dễ nhiễm các vi khuẩn như Salmonella, E.coli, Escherichiacoli, Listeria, Campylobacter, Bacillus cereus, Vibrio, Clostridium botulinum… Người bị ngộ độc thực phẩm thường có biểu hiện đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, mất nước, rối loạn điện giải… Ngộ độc nặng có thể t.ử v.ong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Giống bánh mì, xôi mặn cũng là món ăn sáng phổ biến với nguyên liệu ăn kèm tương tự. Bạn dễ bị nhiễm vi khuẩn nếu ăn phải xôi không được bảo quản, chế biến phù hợp.

Sushi

Theo Very Well Health, ngộ độc thực phẩm do sushi có thể do ký sinh trùng như Anisakzheim hoặc vi khuẩn như Vibrio, Salmonella hay Listeria gây ra. Các triệu chứng có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc trong vòng vài ngày, tùy thuộc vào nguyên nhân gây n.hiễm t.rùng.

Cách duy nhất bạn có thể tránh hoàn toàn ngộ độc thực phẩm từ sushi là tránh ăn sushi được chế biến từ hải sản sống hoặc nấu chưa chín. Nếu người xử lý thực phẩm không vệ sinh tay tốt, các bệnh n.hiễm t.rùng khác (như norovirus, viêm gan A và Staphylococcus Aureus) có thể lây lan.

Sushi có thể gây ngộ độc khi được làm từ hải sản sống hoặc chưa chín. Ảnh minh họa: Thebusinessjournals.

Khi ăn sushi tại nhà hàng, bạn có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách chọn sushi chay hoặc sushi chế biến từ cá nấu chín. Nếu bạn chọn ăn sushi làm từ cá sống, chỉ chọn những nhà hàng có uy tín và hỏi về cách thực hành cũng như nguyên tắc chế biến món ăn của bạn.

Không thể biết sushi có bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh hay không. Nói chung, sushi không được có mùi tanh. Mùi tanh có thể cho thấy cá không còn tươi. Tuy nhiên, vi khuẩn vẫn có thể sống trong cá tươi và bản thân vi khuẩn không tạo ra mùi.

Cá viên chiên

Ngoài bánh mì, sushi, cá viên chiên cũng là món ăn nhẹ phổ biến có thể tìm thấy tại đường phố nhiều nơi trên thế giới. Được làm từ thịt cá băm nhuyễn, chúng là nguyên liệu thông dụng có thể dùng trong nhiều món ăn hoặc thưởng thức riêng như một món ăn nhẹ.

Tuy nhiên, do bày bán trên đường phố, cá viên chiên dễ tiếp xúc với các mầm bệnh gây n.hiễm t.rùng đường tiêu hóa. Hầu hết người bán hàng rong đều thiếu vệ sinh, nguyên liệu nấu ăn không sạch. Ngoài ra, cá viên chiên đôi khi không được nấu chín kỹ và dầu chiên được dùng quá nhiều, tái sử dụng nên dễ bị nhiễm vi khuẩn, chất độc hại.

Cá viên chiên là món ăn đường phố rất phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Ảnh minh họa: Angsarap.

Thông thường, thực phẩm có thể bị nhiễm khuẩn trong quá trình sản xuất, chế biến và bảo quản không đúng cách, không nấu chín kỹ, bàn tay nhiễm khuẩn chạm vào thức ăn, lây nhiễm chéo hoặc thực phẩm quá hạn sử dụng.

Do đó, người chế biến và các cơ sở sản xuất thực phẩm cần đảm bảo nguyên tắc an toàn từ khâu chọn nguyên liệu, điều kiện và quy trình chế biến, bảo quản để phòng nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn gây ngộ độc.

Vi khuẩn khiến trên 500 người ngộ độc ở Đồng Nai nguy hiểm như thế nào, cách phòng ngừa?

Kết quả xét nghiệm các mẫu thực phẩm trong vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở thành phố Long Khánh (Đồng Nai) cho thấy đa số bị nhiễm vi khuẩn Salmonella.

Theo Sở An toàn Thực phẩm TP Hồ Chí Minh, Salmonella là vi khuẩn đường ruột, có trong phân người, động vật bị nhiễm bệnh và môi trường.

Theo Sở An toàn Thực phẩm TP Hồ Chí Minh, các loại thực phẩm có nguy cơ dễ bị nhiễm Salmonella gồm: thịt gia cầm và các sản phẩm từ thịt; trứng, các sản phẩm từ trứng và các loại thực phẩm khác như trái cây và rau củ, chocolate, ngũ cốc, bơ đậu phộng, bánh, gia vị…


Các nạn nhân trong vụ ngộ độc thực phẩm tại Đồng Nai. Ảnh: TTXVN

Các vụ ngộ độc lớn trên cả nước liên quan đến vi khuẩn Salmonella gồm: vụ ngộ độc thực phẩm tại trường Ischool Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vào tháng 11/2022; vụ ngộ độc bánh mì Phượng ở Hội An, tỉnh Quảng Nam vào tháng 9/2023; vụ ngộ độc bánh su kem tại thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh vào tháng 9/2023; vụ cơm gà Trâm Anh tại Nha Trang (Khánh Hòa) vào tháng 3/2024 và vụ gần đây nhất là vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở thành phố Long Khánh (Đồng Nai).

Các yếu tố góp phần gây ra ngộ độc thực phẩm như: Thực phẩm được nấu chín nhưng không dùng ngay mà bảo quản ở nhiệt độ phòng, trong thời gian quá lâu (thường hơn 2 giờ) hoặc bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ không thích hợp.

Bên cạnh đó, nhiệt độ hâm nóng thức ăn chưa đạt yêu cầu như hâm nóng thực phẩm trong thời gian quá nhanh làm cho thực phẩm chưa nóng đều; bảo quản thực phẩm không đúng cách làm lây nhiễm chéo giữa các loại thực phẩm.

Các dụng cụ, thiết bị dùng để chế biến thực phẩm không được vệ sinh sạch sẽ; sử dụng các thực phẩm bị nhiễm bệnh; người bệnh chạm tay vào thực phẩm đã chế biến sẵn cũng góp phần gây ra ngộ độc thực phẩm.

Theo chuyên gia vệ sinh an toàn thực phẩm Vũ Thế Thành, lượng vi khuẩn Salmonella trong thực phẩm phải đủ lớn mới có thể gây ra ngộ độc. Vì khi qua dạ dày, chúng sẽ bị t.iêu d.iệt một phần bởi dịch vị tiết ra ở dạ dày, lượng Salmonella còn lại xuống tới ruột non mới có cơ hội phá hủy lớp niêm mạc ruột gây ra triệu chứng ngộ độc.

Phòng Quản lý ngộ độc thực phẩm Sở An toàn Thực phẩm TP Hồ Chí Minh khuyến cáo, khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, cần phải dừng ngay việc sử dụng và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh và báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để xử lý kịp thời hoặc đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện.

Theo đó, để phòng ngừa nguy cơ gây ngộ độc, cần thực hiện theo thông điệp “5 chìa khóa để thực phẩm an toàn hơn” của Tổ chức Y tế thế giới:

Tách riêng thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã qua chế biến nhằm tránh việc lây nhiễm chéo.

Nấu chín kỹ thức ăn nhằm t.iêu d.iệt hết vi khuẩn gây hại.

Giữ thực phẩm sạch bằng cách giữ bàn tay sạch trước và trong khi chế biến thực phẩm; giữ cho dụng cụ chế biến, chứa đựng thực phẩm phải sạch; giữ cho khu vực bếp sạch, phòng chống động vật, côn trùng gây hại có thể xâm nhập.

Giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn: Thực phẩm sau nấu chín nên dùng ngay, không nên để thực phẩm đã nấu chín quá 2 giờ ở nhiệt độ phòng; thực phẩm chưa dùng hết nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh càng sớm càng tốt; không nên sử dụng thực phẩm được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh quá lâu (không quá 5 ngày); không rã đông thực phẩm đông lạnh ở nhiệt độ phòng.

Sử dụng nước và nguyên liệu thực phẩm sống sạch, an toàn: Chọn nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng của nguyên liệu thực phẩm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *