Sỏi mật: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa

Sỏi mật là một trong nhiều bệnh lý thường gặp, bệnh phổ biến ở nữ giới và người cao t.uổi.

Hiện nay, có khoảng 80% sỏi ở túi mật được hình thành do tăng nhanh nồng độ Cholesterol, 20% còn lại liên quan đến sự thay đổi bất thường của Bilirubin và các yếu tố khác.

1. Nguyên nhân của sỏi mật

Sỏi mật hình thành khi mật được lưu trữ trong túi mật bị cứng lại thành các mảnh vật chất rắn. Quá trình này do mật phải bão hòa với cholesterol. Điều này có thể xảy ra khi dư thừa cholesterol với lượng muối mật bình thường hoặc mức cholesterol bình thường với giảm số lượng muối mật.

Quá trình tạo mầm tinh thể cholesterol tăng tốc hoặc sự chuyển đổi nhanh chóng từ thể lỏng sang tinh thể. Điều này xảy ra khi có thừa yếu tố tạo mầm hoặc không có chất ức chế tạo mầm. Sự giảm vận động của túi mật, một tình trạng trong đó làm các tinh thể lưu lại trong túi mật đủ lâu để tạo thành sỏi.

Nguyên nhân thường gặp của sỏi mật là do rối loạn cholesterol. Các tác động gây tăng nồng độ cholesterol trong m.áu một cách bất thường và nhanh chóng. Với những người thực hiện biện pháp giảm cân nhanh chóng có thể khiến gan tạo ra nhiều cholesterol hơn bình thường, dẫn đến hình thành sỏi mật.

Tác dụng phụ của biện pháp tránh thai bằng thuốc là nguyên nhân làm tăng nồng độ cholesterol và dẫn đến nguy cơ tồn đọng mật ở túi dự trữ. Hay thói quen ăn uống nạp vào cơ thể số lượng lớn thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol cao hay các chất béo động vật… dễ dẫn đến sỏi mật.

Ngoài ra, các yếu tố khác như: Nguy cơ lớn nhất gây bệnh là tình trạng béo phì dẫn đến việc làm rỗng túi mật gặp nhiều khó khăn. Thói quen ăn uống không điều độ dẫn đến tình trạng rối loạn điều tiết túi mật.

Phụ nữ đang mang thai cũng có nguy cơ cao mắc bệnh do rối loạn nội tiết tố và giảm công suất làm việc của túi mật. Hoặc biến chứng từ bệnh lý khác như: đái tháo đường, thiếu m.áu tán huyết, xơ gan, thiếu m.áu hồng cầu hình liềm,…cũng có yếu tố nguy cơ mắc sỏi mật.

Thói quen ăn uống không điều độ dẫn đến tình trạng rối loạn điều tiết túi mật.

2. Các loại sỏi mật

Có hai loại sỏi mật đó là sỏi cholesterol và sỏi sắc tố. Cả hai loại đều có các yếu tố dịch tễ học và nguy cơ riêng biệt.

Sỏi cholesterol

Loại này chiếm 80% các loại sỏi mật, thường liên quan đến tình trạng tắc nghẽn và viêm nhiễm. Sỏi cholesterol có màu xanh vàng và chủ yếu được tạo thành từ cholesterol cứng. Phụ nữ và những người béo phì, có liên quan đến mật quá bão hòa với cholesterol thường dễ bị sỏi cholesterol.

Sỏi sắc tố

Sỏi sắc tố có hai loại sỏi đen và sỏi nâu.

Sỏi sắc tố đen: Được tạo thành từ canxi bilirubinate tinh khiết hoặc phức hợp của canxi, đồng và glycoprotein mucin. Những viên sỏi mật này thường hình thành trong tình trạng ứ trệ (ví dụ, dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch) hoặc dư thừa bilirubin không liên hợp (ví dụ, tán huyết hoặc xơ gan). Sỏi sắc tố đen có nhiều khả năng vẫn còn trong túi mật.

Sỏi sắc tố nâu: Được tạo thành từ muối canxi của bilirubin không liên hợp với một lượng nhỏ cholesterol và protein. Những viên đá này hay nằm trong đường mật gây tắc nghẽn và thường thấy ở những nơi có dịch mật bị nhiễm khuẩn.

3. Triệu chứng của bệnh sỏi mật

Sỏi mật thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng mơ hồ không rõ ràng nếu sỏi không làm tắc túi mật. Chỉ khi túi mật bị viêm mới có các biểu hiện như cơn đau đến đột ngột, thường xuất hiện ở bên phải, ngay dưới xương sườn, giữa hai bả vai hoặc ở vai phải; buồn nôn, nôn mửa; bồn chồn; đổ mồ hôi; mệt mỏi, sốt trên 38 độ kèm cảm giác rét run, rối loạn tiêu hóa.

Tình trạng viêm túi mật cần phải được điều trị ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm như viêm túi mật hoại tử, viêm phúc mạc mật, n.hiễm t.rùng huyết, sốc n.hiễm t.rùng có thể dẫn đến t.ử v.ong.

Chỉ khi túi mật bị viêm mới có các biểu hiện như cơn đau đến đột ngột.

4. Ai dễ bị sỏi mật

Ai cũng có thể mắc phải sỏi mật trong đó nữ giới ở độ t.uổi 40 trở lên thường xuyên nhịn đói, giảm cân nhanh chóng.

Người có chế độ ăn giầu chất béo thừa cân hoặc béo phì, có lối sống ít vận động… cũng dễ mắc phải sỏi túi mật.

Người mắc một số bệnh lý rối loạn tiêu hóa, bệnh viêm ruột mạn tính hoặc có sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, tránh thai sẽ có nguy cơ cao mắc sỏi túi mật.

5. Phòng bệnh sỏi mật

Để ngăn ngừa sỏi mật, người dân nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây và ngũ cốc; chất béo tốt từ nguồn thực phẩm tốt như dầu cá và dầu ô liu; tránh ăn tinh bột, đường và chất béo không lành mạnh.

Tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần để ngăn ngừa các bệnh làm tăng yếu tố nguy cơ gây ra sỏi mật; Không áp dụng các biện pháp nhịn ăn và giảm cân nhanh; Tránh thực phẩm giàu chất béo bão hòa có thể giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi mật, chẳng hạn như bơ, pho mát cứng, bánh ngọt và bánh quy.

Ngoài ra, vì sỏi mật hình thành âm thầm, không có triệu chứng nên để phòng ngừa và phát hiện sớm, người dân nên đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh tật và phát hiện sỏi mật.

6. Cách điều trị sỏi mật

Phẫu thuật cắt túi mật được xem là phương án tối ưu cho việc điều trị sỏi túi mật.

Tuy nhiên, đối với các trường hợp người bệnh đang mắc các bệnh lý nghiêm trọng, không thể can thiệp phẫu thuật, các bác sĩ cũng sẽ cân nhắc phương án điều trị nội khoa, tuy nhiên khả năng tái phát khá cao và phải điều trị thường xuyên, thậm chí là suốt đời.

Phẫu thuật nội soi cắt túi mật: Đây là phương pháp được áp dụng nhiều hiện nay, rút ngắn thời gian điều trị, giảm đau sau mổ và an toàn.
Phẫu thuật mở cắt túi mật: Các trường hợp bệnh nhân gặp một số biến chứng liên quan đến sỏi túi mật hoặc có các yếu tố liên quan như t.iền sử có mổ vùng bụng, bệnh nhân là nam giới…

Khi bị sỏi mật cần điều trị nhưng vấn đề lớn cần lưu ý là sau khi điều trị hết sỏi mật thì lại tái phát sỏi khác. Hiện tại chưa có cách để ngăn chặn tái thành lập sỏi. Sỏi mật được thành lập là do mất cân bằng về chuyển hóa trong gan.

Nghiên cứu thấy rằng khoảng 30 – 50% bệnh nhân sẽ có tái phát sỏi sau điều trị trong vòng 5 năm. Vì vậy, thực hiện chế độ dinh dưỡng để phòng tránh và ngăn ngừa tái phát rất quan trọng.

Vì vậy, để phòng sỏi mật tái phát nên tích cực ăn rau quả. Rau quả không làm thay đổi thành phần dịch mật mà lại có tác dụng kích thích lưu thông mật, giúp giảm nguy cơ tạo sỏi và chống viêm đường mật. Với những người bị hẹp đường mật hay bị u đường mật, càng nên ăn nhiều rau củ quả, nên dùng 500g rau xanh/người/ngày.

Hạn chế ăn mỡ động vật, không ăn quá nhiều thức ăn rán, quay, đặc biệt với người đã từng bị sỏi mật. Với nhân viên văn phòng và những người làm việc nhẹ nhàng thì mỗi ngày không nên ăn quá 50g dầu mỡ.

Đi bộ 8.000 bước mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ và tim mạch

Việc đi bộ 8.000 bước mỗi ngày có hiệu quả trong việc giảm lượng chất béo trung tính, cũng như nồng độ cholesterol LDL nhỏ, đậm đặc trong m.áu và nguy cơ xơ cứng động mạch – vốn là nguyên nhân gây đột quy và bệnh tim.

Đây là kết luận do Đại học Y Saitama ở Nhật Bản đưa ra sau khi phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành khảo sát tác động tích cực của việc đi bộ đối với sức khỏe con người.


Ảnh: GETTY IMAGES

Với mục tiêu trở thành “thị trấn vì sức khỏe và hạnh phúc” của người dân, từ năm ngoái, giới chức thị trấn Moroyama đã khuyến khích người dân đi bộ để cải thiện sức khỏe. Trong khuôn khổ dự án, chính quyền đã đề nghị Đại học Y Saitama tiến hành khảo sát về tác động của việc đi bộ đối với sức khỏe. Nghiên cứu có sự tham gia của 60 cư dân từ 18 t.uổi trở lên tại thị trấn Moroyama, tỉnh Saitama. Những người này được yêu cầu đi bộ 8.000 bước mỗi ngày và tham gia rèn luyện sức mạnh cơ bắp ba lần một tuần trong 6 tháng, bắt đầu từ tháng 6/2023.

Kết quả cho thấy những người tham gia đã có sự cải thiện đáng kể về sức bền và năng lực thể thao. Cụ thể, trong bài kiểm tra đi bộ 6 phút, quãng đường trung bình đi được đã tăng thêm 32 m lên 554 m so với mức trước khi thực hiện khảo sát. Thời gian thực hiện bài kiểm tra đi bộ 6m cũng rút ngắn còn 4,04 giây, nhanh hơn 0,99 giây so với trước khảo sát.

Xét nghiệm m.áu cũng cho thấy 60% những người tham gia có sự cải thiện về chỉ số HbA1c – một chỉ số về nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đồng thời chất béo trung tính và nồng độ cholesterol LDL nhỏ, đậm đặc cũng giảm. Chỉ số LOX – xét nghiệm nguy cơ nhồi m.áu não và nhồi m.áu cơ tim, cũng được cải thiện, với số lượng người tham gia được đ.ánh giá là có “nguy cơ trung bình” đã giảm từ 8 người xuống còn 3 người.

Người phụ trách cuộc khảo sát, Giáo sư Hidetoshi Takahashi từ Khoa Y học Phục hồi chức năng của Đại học Y Saitama, đã nhấn mạnh hiệu quả của hoạt động đi bộ trong việc ngăn ngừa xơ cứng động mạch – tình trạng có thể dẫn đến đột quỵ và bệnh tim. Ông cũng nêu bật tầm quan trọng của hợp tác nghiên cứu với chính quyền địa phương trong việc tạo ra những kết quả mang tính đột phá.

Chính quyền Moroyama cũng có kế hoạch phổ biến kết quả khảo sát để khuyến khích và nâng cao nhận thức của người dân về sức khỏe, đồng thời khẳng định sẽ sẽ sử dụng kết quả khảo sát cho các biện pháp y tế trong tương lai.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *