Các yếu tố tác động tới nồng độ cồn sau khi uống rượu bia

Cùng uống một lượng rượu như nhau nhưng nồng độ cồn trong m.áu của mỗi người có thể khác biệt.

Ý nghĩa của nồng độ cồn

Ngay cả một lượng rất nhỏ rượu cũng có thể ảnh hưởng đến sự tập trung, khả năng phán đoán và hiệu suất làm việc của bạn. Bạn có thể cảm thấy mình ổn, nhưng phản xạ sẽ chậm hơn bình thường và khả năng tập trung giảm sút.

Điều này gây khó khăn cho việc thực hiện các hoạt động đòi hỏi kỹ năng, sự tập trung hoặc sự an toàn của người khác. Đó là khi bạn lái xe, chơi thể thao, sử dụng máy móc phức tạp.

Nồng độ cồn trong m.áu có thể đo bằng máy đo nồng độ cồn trong hơi thở hoặc phân tích mẫu m.áu, nước bọt, nước tiểu.


Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng tới nồng độ cồn trong m.áu mỗi người. Ảnh minh họa: Shutterstock

Các yếu tố ảnh hưởng tới nồng độ cồn

Cơ thể thường mất ít nhất 1 giờ để tiêu hóa 1 đơn vị cồn. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, một đơn vị cồn tương đương với: 3/4 chai hoặc 3/4 lon bia 330ml (5%); một cốc bia hơi 330ml (4%); một ly rượu vang 100 ml (13,5%); một ly nhỏ/cốc nhỏ rượu mạnh 40ml (30%).

Tuy nhiên, hai người có thể uống cùng một lượng rượu bia nhưng lại có nồng độ cồn trong m.áu khác nhau. Theo Hiệp hội về Rượu và M.a t.úy Australia, có nhiều yếu tố riêng lẻ ảnh hưởng đến cách p.hân h.ủy và hấp thụ rượu của cơ thể:

Kích cỡ cơ thể

Thông thường, nồng độ cồn ở những người nhỏ con sẽ cao hơn khi uống cùng lượng rượu.

Bụng đói

Bạn uống rượu khi bụng trống rỗng sẽ làm cồn thẩm thấu vào m.áu nhanh chóng, khiến bạn say sớm hơn. Tuy nhiên, dùng bữa trước khi uống cũng không đồng nghĩa bạn sẽ không say và có thể lái xe an toàn.

Mỡ cơ thể

Các tế bào mỡ của chúng ta giữ ít nước hơn nhiều so với cơ bắp. Điều này có nghĩa rượu không được hấp thụ và tồn tại trong m.áu của bạn cho đến khi gan p.hân h.ủy. Những người có lượng mỡ trong cơ thể cao hơn sẽ có nồng độ cồn cao hơn.

Sức khỏe gan

Gan thực hiện hầu hết quá trình p.hân h.ủy rượu. Người bị bệnh gan hoặc tổn thương gan sẽ không thể xử lý rượu nhanh như những người có gan khỏe mạnh hơn.

T.uổi tác

Khi bạn già đi, tốc độ xử lý rượu của cơ thể sẽ giảm đi vì gan có thể nhỏ hơn. Điều này đồng nghĩa rượu có thể lưu lại trong m.áu lâu hơn và làm tăng nồng độ cồn.

Giới tính

Nữ giới thường có tỷ lệ mỡ trong cơ thể cao hơn, lượng nước trong cơ thể thấp hơn và ít enzyme p.hân h.ủy rượu hơn so với nam giới. Do đó, ở phụ nữ, rượu bị xử lý chậm hơn và sẽ tồn tại trong m.áu lâu hơn.

Khả năng dung nạp rượu

Nếu bạn chưa uống rượu nhiều thì khả năng chịu đựng của bạn sẽ thấp hơn. Cơ thể bạn chưa quen với điều đó và kết quả là nồng độ cồn trong m.áu cao hơn.

Thuốc

Nhiều loại thuốc cần được gan p.hân h.ủy, giống như rượu. Nếu bạn uống rượu trong khi dùng các loại thuốc này (ví dụ thuốc tránh thai), gan của bạn sẽ xử lý rượu chậm hơn, dẫn đến nồng độ cồn trong m.áu cao hơn. Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ về việc bạn có thể uống rượu hay không.

Nồng độ cồn của rượu

Không phải tất cả đồ uống đều có cùng lượng cồn. Lượng cồn trong rượu càng cao thì nồng độ cồn trong m.áu của bạn càng cao.

Ăn thực phẩm hấp bia, ướp rượu có bị thổi phạt nồng độ cồn không?

Nhiều thực phẩm được cho thêm gia vị là rượu, bia để tăng độ thơm ngon nhưng người ăn lo ngại sẽ bị thổi phạt nồng độ cồn sau khi dùng bữa.

Ngày Tết, ngoài các món ăn chiên rán, tôi thường hấp bia với hải sản như mực, tôm, cá hoặc hầm gà với rượu vang. Nhiều người trong gia đình ăn nhưng lo ngại có thể vi phạm nồng độ cồn nếu tham gia giao thông. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi! (Vũ Thanh Hòa – Thủy Nguyên, Hải Phòng).

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng – Trung tâm Oxy cao áp Việt Nga, Bộ Quốc phòng, Hà Nội tư vấn:

Ngày Tết, các gia đình quây quần không thể thiếu những món ăn ngon. Ngoài các món cổ truyền như thịt đông, giò chả, bánh chưng, thịt kho tàu… nhiều người có các lựa chọn khác để thay đổi thực đơn ngày Tết. Trong đó, các món hấp như cá, tôm, mực khá phổ biến. Người nội trợ thường cho thêm bia để tăng độ thơm ngon của thành phẩm.

Ngoài ra, nhiều món cũng dùng rượu mạnh, rượu vang để chế biến như món gà, chân giò hầm rượu. Khi chín, nồng độ cồn trong món ăn vẫn còn nhưng không đáng kể. Khoảng 30 phút sau khi ăn hoặc khi uống nhiều nước lọc, cơ thể sẽ đào thải hết cồn.

Hiện nay, chúng ta không thể tính toán tuyệt đối bao nhiều lâu sau khi ăn thực phẩm chứa cồn, uống rượu bia sẽ hết cồn trong hơi thở, m.áu vì hàm lượng này tùy vào cơ thể mỗi người và cách ăn uống. Ví dụ, có người ăn rất nhiều rồi mới uống bia. Khi đó, bia được hấp thu 20% ở dạ dày và 80% ở ruột non. Khi dạ dày chứa nhiều thức ăn thì tốc độ hấp thu của dạ dày sẽ chậm và tốc độ thải trừ cồn cũng sẽ chậm theo.

Theo quy định, khi bạn lái xe tham gia giao thông, nồng độ cồn phải bằng 0. Nếu bạn ăn thực phẩm hấp bia, rượu và lực lượng chức năng thổi nồng độ cồn, bạn có thể xin thổi lại sau 15 phút nghỉ ngơi, uống thêm nước.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *