Bí quyết sống khỏe của bác sĩ 93 t.uổi, tuần làm việc 6 ngày vẫn vui vẻ

Bác sĩ người Singapore sống khỏe nhờ lối sống kiểu Nhật, luôn kỷ luật, đúng giờ, ăn cơm hộp bento giản dị vào bữa trưa.

Trong phòng khám của bác sĩ tim mạch nổi tiếng Charles Toh Chai Soon là một tấm biển viết tay đặt ở quầy đăng ký. Dòng chữ in hoa viết: CHỈ THANH TOÁN T.IỀN MẶT.

Sự tồn tại của tấm biển có vẻ trái ngược với nỗ lực thúc đẩy kỹ thuật số của Singapore. Sẽ hợp lý hơn khi bệnh nhân đến khám thanh toán bằng thẻ. Tủ đựng hồ sơ bên cạnh cao từ sàn tới trần để lưu trữ hồ sơ y tế của bệnh nhân. Các ngăn kéo dán nhãn, hồ sơ đều được viết tay.


Bác sĩ Charles Toh Chai Soon bên tấm biển đặc biệt của phòng khám: CHỈ THANH TOÁN T.IỀN MẶT. Ảnh: CNA

Theo CNA, điều đáng ngạc nhiên nhất về phòng khám Charles Toh là người sáng lập, bác sĩ Toh, 93 t.uổi, vẫn đang làm việc 6 ngày mỗi tuần. Ông là chuyên gia tư vấn các bệnh liên quan tới tim mạch. “Bạn có thể tưởng tượng mình không làm gì cả không? Rất nhàm chán”, vị bác sĩ nói khi được hỏi về kế hoạch nghỉ hưu.

Bước sang t.uổi 93 vào tháng 9 năm ngoái, bác sĩ Toh luôn tuân thủ các thói quen. Mỗi buổi sáng, ông rời nhà lúc 8h và đến nơi làm việc lúc 8h30. Sau đó, ông đến thăm các bệnh nhân đang nằm điều trị. Nếu không có gì bất ổn, ông đến khu dành riêng cho bác sĩ trên tầng hai để ăn sáng trước khi phòng khám mở cửa lúc 9h.

Vào giờ ăn trưa, từ 12h30 đến 14h, ông có thể thực hiện cuộc gọi trao đổi công việc với đồng nghiệp ở xa hoặc dành thời gian nghỉ ngơi. Đôi khi ông đi dạo tới các trung tâm mua sắm.

Buổi chiều, ông tiếp tục công việc, ngoại trừ thứ Bảy, khi ông chỉ làm việc nửa ngày. Trước khi rời bệnh viện, ông thường đến thăm các phòng bệnh một lần nữa.


Bác sĩ Toh trò chuyện với các đồng nghiệp trong giờ nghỉ trưa. Ảnh minh họa: CNA

Bác sĩ Toh tóm tắt tính cách của mình: “khá kỷ luật” và “khá nghiêm túc”. Con trai thứ hai của ông, bác sĩ Toh Han Chong, Phó giám đốc điều hành của Trung tâm Ung thư Quốc gia Singapore, cho biết cha ông “kỷ luật, đúng giờ và chính xác”.

Ví dụ, bác sĩ Toh luôn dắt chó đi dạo buổi tối vào một thời điểm cụ thể. Bạn có thể đặt đồng hồ theo lịch của ông.

Bác sĩ Toh có sở thích và lối sống đơn giản do ảnh hưởng sâu sắc từ Nhật Bản. Trong Thế chiến thứ hai, ông học tại một trường của Nhật Bản ở Ipoh, Malaysia, nơi ông sinh ra. Bữa trưa của ông thường là một hộp cơm bento đơn giản.

Khi theo đuổi nghiên cứu sau đại học ở Anh những năm 1950, bác sĩ Toh chọn chuyên ngành tim mạch vì thích “các thông số chính xác với kết luận dựa trên nghiên cứu đ.ánh giá lâm sàng cố định”.

Sau khi chuyển đến Singapore năm 1960, bác sĩ Toh làm cố vấn tại Khoa Y học Lâm sàng, Bệnh viện Đa khoa Singapore. Trong thời gian tại đây, ông tham gia phát triển Khoa Tim mạch. Bác sĩ Toh cũng là giảng viên nổi tiếng nghiêm khắc.


Bác sĩ Toh thường xuyên đi dạo bộ. Ảnh: CNA

Sau khi đạt được nhiều thành tựu, đào tạo các chuyên gia y tế trẻ, giờ đây, bác sĩ Toh có thể tập trung vào điều mình yêu thích nhất: Gặp gỡ mọi người.

Vợ bác sĩ Toh đã qua đời hơn chục năm trước và ba người con của ông đều đã có sự nghiệp và gia đình riêng nên ông càng có thêm lý do để tiếp tục làm việc.

Ông cho biết t.uổi nghỉ hưu của Singapore “vẫn còn khá trẻ”. “Có nhiều người sau khi nghỉ hưu vẫn tham gia kinh doanh với đồng nghiệp hoặc góp mặt trong một ban giám đốc nào đó”, bác sĩ Toh nói.

Đến bệnh viện khám, người đàn ông phát hiện hơn 10 con giòi trong mắt

Người đàn ông ở Pháp đến bệnh viện kiểm tra vì bị ngứa ngáy, khó chịu ở mắt phải.

Nguyên nhân gây ngứa là do hơn 10 con giòi đã lọt vào mắt khi ông đang làm vườn.

Người đàn ông 53 t.uổi bỗng dưng bị ngứa bất thường ở mắt phải suốt nhiều giờ liền không khỏi. Ngay trong ngày hôm đó, ông đã đến phòng cấp cứu bệnh viện để kiểm tra, theo tạp chí Newsweek (Mỹ).

Người đàn ông bị hơn 10 còn giòi ký sinh trong mắt. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Các bác sĩ tiến hành kiểm tra mắt và nhận thấy thị lực ông hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, mắt phải của ông lại bị ngứa và đỏ.

Khi kiểm tra kỹ hơn, bác sĩ phát hiện hơn 10 con giòi đang ngoe nguẩy ở mặt ngoài nhãn cầu. Thậm chí, bác sĩ còn quay lại video hình ảnh các con giòi để cho người đàn ông xem.

May mắn là các con giòi có thể được loại bỏ bằng kẹp. Những con giòi này được xác định là ấu trùng của loài ruồi Oestrus ovis.

Bệnh nhân nghi ngờ mình đã bị những con giòi này xâm nhập vào mắt khi đang làm việc trong một trang trại nuôi ngựa và cừu. Trong lúc làm việc, ông có cảm giác thứ gì đó lọt vào mắt phải mình. Kể từ đó, mắt ông bắt đầu ngứa.

Ca bệnh kỳ lạ này đã được các bác sĩ chia sẻ trên chuyên san The New England Journal of Medicine. Các tác giả cho rằng rất có thể một con ruồi Oestrus ovis đã đậu ngay hoặc xung quanh mắt người đàn ông. Đó là lúc ấu trùng ruồi xâm nhập vào mắt.

Bác sĩ tiếp tục điều trị cho người đàn ông bằng cách dùng kháng sinh. Sau 10 ngày, các triệu chứng ở mắt của ông đã biến mất.

Khi còn là ấu trùng, Oestrus ovis thường sống ký sinh trên cơ thể động vật có vú, thường là cừu, dê, hưu…, thậm chí là người. Khi trưởng thành, loài ruồi này có kích thước tương đương một con ong, dài từ 10 đến 12 mm.

Các nghiên cứu cho thấy nơi mà ruồi Oestrus ovis hay để lại ấu trùng là mũi của cừu. Trong một số trường hợp, ruồi sẽ để lại ấu trùng trong hốc mắt động vật, theo Newsweek.

Trường hợp ấu trùng ruồi Oestrus ovis xâm nhập vào mắt người là hiếm khi xảy ra. Nghiên cứu trên chuyên san BMC Ophthalmology cho thấy từ năm 1918 đến 2017, cả thế giới chỉ ghi nhận 295 trường hợp tương tự như trên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *