Vết bầm tím, c.hảy m.áu do dùng thuốc có nguy hiểm?

Một số người khi uống thuốc thấy xuất hiện vết bầm tím, c.hảy m.áu dưới da. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không, các thuốc nào gây tác dụng phụ này?

1. Nguyên nhân gây ra vết bầm tím dưới da

Vết bầm tím là tình trạng tụ m.áu dưới da và vết rách trong mạch m.áu có thể dẫn đến c.hảy m.áu. Nguyên nhân dễ gây bầm tím và c.hảy m.áu như chấn thương (va đ.ập). Khi bạn già đi, làn da trở nên mỏng đi cũng có thể dẫn đến nhiều vết bầm tím hơn vì da không thể bảo vệ tốt các mạch m.áu.

Ngoài ra, một số tình trạng sức khỏe nhất định có thể dẫn đến dễ bị bầm tím và c.hảy m.áu hơn:

– Người có rối loạn c.hảy m.áu

– Thiếu vitamin C hoặc vitamin K (vitamin C rất quan trọng trong việc chữa lành vết thương và vitamin K giúp kiểm soát c.hảy m.áu. Nếu bạn không nhận đủ vitamin C hoặc K từ chế độ ăn uống, có thể dễ bị bầm tím và c.hảy m.áu).

– Bệnh gan (gan chịu trách nhiệm tạo ra các protein kiểm soát c.hảy m.áu. Những người bị bệnh gan và gan không thể tạo ra đủ lượng protein này, có thể dễ bị bầm tím hoặc c.hảy m.áu hơn. Một nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh gan là sử dụng rượu nặng).

– Ung thư (những người mắc một số bệnh ung thư – đặc biệt là ung thư m.áu, có thể không có đủ tiểu cầu. Một số phương pháp điều trị ung thư cũng có thể làm giảm lượng tiểu cầu).

– Tác dụng phụ của một số loại thuốc và chất bổ sung (đây là nguyên nhân phổ biến dễ gây bầm tím).

Một số loại thuốc và chất bổ sung có thể ảnh hưởng đến khả năng đông m.áu, dẫn đến bầm tím và c.hảy m.áu nhiều hơn. Nếu người bệnh đang dùng thuốc xuất hiện vết bầm tím và/hoặc c.hảy m.áu nghiêm trọng, hãy đi khám ngay lập tức.

2. Các loại thuốc dễ gây bầm tím

2.1 Thuốc kháng tiểu cầu dễ gây bầm tím

Thuốc kháng tiểu cầu như aspirin, clopidogre (plavix)… thường được khuyên dùng sau cơn đau tim (quá nhiều tiểu cầu kết tụ lại với nhau có thể làm tăng nguy cơ đông m.áu và đau tim). Thuốc kháng tiểu cầu giúp ngăn ngừa sự vón cục hoặc đông m.áu quá mức này. Tuy nhiên, việc ngăn chặn hoạt động của tiểu cầu cũng có thể dễ gây bầm tím và c.hảy m.áu.

2.2 Thuốc giảm đau NSAID

Các thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen (motrin, advil) và naproxen (aleve), thường được sử dụng để giảm đau và hạ sốt, nhưng có thể làm tăng nguy cơ c.hảy m.áu.

Các thuốc NSAID có thể dễ gây bầm tím và c.hảy m.áu vì chúng ảnh hưởng đến hoạt động của tiểu cầu. Nguy cơ này càng lớn hơn khi bạn kết hợp NSAID với các thuốc làm loãng m.áu khác, ví dụ như thuốc chống tiểu cầu hoặc thuốc chống đông m.áu.

2.3 Thuốc chống đông m.áu

Đối với người mắc tình trạng bệnh lý làm tăng nguy cơ hình thành cục m.áu đông, như rung tâm nhĩ (một loại nhịp tim bất thường), có thể cần phải dùng thuốc chống đông m.áu.

Thuốc chống đông m.áu hoặc động bằng cách ngăn chặn các protein đặc biệt được gọi là yếu tố đông m.áu (kiểm soát c.hảy m.áu). Mặc dù điều này có thể giúp ngăn ngừa cục m.áu đông nhưng nó cũng có thể dễ gây bầm tím và c.hảy m.áu. Một số ví dụ về thuốc chống đông m.áu bao gồm: Warfarin (coumadin, jantoven), enoxaparin (lovenox), rivaroxaban (xarelto), apixaban (eliquis)…

2.4 Steroid

Steroid là loại thuốc phổ biến được sử dụng cho nhiều tình trạng khác nhau, như hen suyễn, viêm khớp dạng thấp, các vấn đề về da (vẩy nến)… Một số ví dụ về steroid bao gồm prednisone, hydrocortisone…

Steroid có thể gây một số tác dụng phụ như có thể gây tổn thương collagen. Sự phá hủy collagen có thể làm mỏng da và da mỏng dễ bị bầm tím và c.hảy m.áu.

2.5 Một số loại kháng sinh

Penicillin (Amoxicillin và ampicillin) và cephalosporin (ceshalexin, cefaclor, cefuroxime-axetil) là những loại kháng sinh thường được kê đơn để điều trị một số bệnh n.hiễm t.rùng do vi khuẩn. Mặc dù hiếm gặp nhưng thuốc có thể gây giảm tiểu cầu, có thể dẫn đến dễ bị bầm tím và c.hảy m.áu.

2.6 Thuốc chống trầm cảm SSRI

Chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) là một loại thuốc chống trầm cảm và được sử dụng cho nhiều tình trạng sức khỏe tâm thần. Một số ví dụ về SSRI bao gồm fluoxetine (prozac), sertraline (zoloft) và paroxetine (paxil).

SSRI cũng có tác dụng phụ hiếm gặp nhưng có thể nghiêm trọng là dễ bị bầm tím và c.hảy m.áu. Nguy cơ xảy ra tác dụng phụ này sẽ cao hơn khi dùng SSRI kết hợp với một số loại thuốc cũng làm tăng nguy cơ c.hảy m.áu, như NSAID. Tương tự như NSAID, SSRI cũng ngăn chặn hoạt động của tiểu cầu.

3. Thực phẩm bổ sung có thể dễ gây bầm tím không?

Một số chất bổ sung trong chế độ ăn uống cũng có thể dẫn đến dễ bị bầm tím và c.hảy m.áu. Một số có thể tương tác với các loại thuốc được liệt kê ở trên khiến điều này càng dễ xảy ra hơn. Do đó, nên trao đổi với bác sĩ trước khi thêm bất kỳ chất bổ sung vào chế độ hàng ngày. Một số chất bổ sung có thể có tác dụng chống lại tiểu cầu như: Tỏi, gừng, bạch quả, nghệ…

Một số chất bổ sung có thể có tác dụng chống lại các yếu tố đông m.áu như: Hoa cúc, cỏ ba lá đỏ…

Một số chất bổ sung cũng có thể ngăn chặn cả tiểu cầu và các yếu tố đông m.áu hoạt động tốt như: Nhân sâm, hoa anh thảo, omega – 3 và dầu cá…

4. Khi nào cần đi khám về tình trạng dễ bị bầm tím

Vết bầm tím và c.hảy m.áu quá nhiều có thể cảnh báo về tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Dó đó, nên đi khám nếu:

– Vết bầm tím lớn hoặc thường xuyên mà không rõ nguyên nhân.

– Những thay đổi về vị trí và tần suất bị bầm tím trên cơ thể.

– C.hảy m.áu không hết sau 10 phút.

– C.hảy m.áu mũi thường xuyên hơn 5 lần mỗi năm

– Chu kỳ k.inh n.guyệt nhiều kéo dài hơn 7 ngày

– Chu kỳ k.inh n.guyệt nhiều đòi hỏi phải thay băng vệ sinh thường xuyên sau mỗi 2 giờ.

Nổi mề đay do lạnh cần làm gì?

Khi bị dị ứng với nhiệt độ lạnh sau khi đi mưa về hoặc trong mùa đông nhiệt độ hạ xưống thấp, một số người có thể bị nổi mề đay hoặc nổi ban do lạnh.

Các sẩn ngứa dữ dội, xuất hiện vài giờ rồi biến mất, sau đó lại nổi những mảng mới ở vị trí cũ hoặc chỗ khác.

Những người dễ bị nổi mề đay thường có cơ địa nhạy cảm, vậy phải làm gì với căn bệnh này?

Lý do khiến nổi mề đay do lạnh

Mề đay do lạnh còn được gọi là phát ban dị ứng với nhiệt độ lạnh. Tiếp xúc với nhiệt độ lạnh có thể gây ngứa, sưng và phát ban trên da.

Nguyên nhân của mề đay lạnh thường không rõ. Tế bào da của một số người dường như quá nhạy cảm, có thể là do đặc điểm di truyền hoặc có thể do virus hoặc bệnh khác gây ra.

Khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, nó sẽ kích thích da sản xuất histamin và các hóa chất khác của hệ thống miễn dịch, có thể dẫn đến mẩn đỏ, ngứa và các triệu chứng khác.

Biểu hiện nổi mề đay do lạnh.

Mề đay do lạnh có thể xảy ra ở mọi lứa t.uổi, giới tính. Tuy nhiên, những người có nguy cơ cao bị mề đay do lạnh là:

Tình trạng nổi mề đay hay gặp ở t.rẻ e.m hoặc thanh niên

Người bị nhiễm virus mycoplasma viêm phổi và tăng bạch cầu đơn nhân

Người mắc nhiều bệnh mạn tính như: Viêm khớp dạng thấp, viêm gan, ung thư,…

Người mắc hội chứng tự viêm: Với nhiều đặc điểm di truyền, nó gây đau và các triệu chứng giống như cúm sau khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh.

Diễn biến của nổi mề đay do lạnh

Biểu hiện nổi mề đay do lạnh thường bắt đầu khi cơ thể đột ngột tiếp xúc với không khí lạnh hoặc nước lạnh.

Hầu hết các phản ứng mề đay lạnh xảy ra khi da tiếp xúc với nhiệt độ dưới 4,4C. Tuy nhiên, một số người có thể phản ứng với nhiệt độ cao hơn.

Ngoài ra, phát ban có nhiều khả năng phát triển trong điều kiện gió và ẩm ướt.

Một số dấu hiệu và triệu chứng của mề đay lạnh bao gồm:

Xuất hiện các phát ban đỏ, ngứa nhẹ phát triển trên bề mặt da tiếp xúc, thường kéo dài khoảng nửa giờ.

Có biểu hiện sưng tay và môi khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh.

Sưng cổ họng, lưỡi hoặc thậm chí tắc nghẽn đường thở do phù nề (khá hiếm gặp).

Một số người gặp phản ứng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

Cần mặc ấm, hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường lạnh để tránh mề đay mẩn ngứa.

Các dấu hiệu và phản ứng nghiêm trọng bao gồm:

Ngất

Ớn lạnh

Tim đ.ập nhanh

Sưng ở tay hoặc chân, thân mình

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng nổi mề đay lạnh thay đổi khác nhau ở từng người. Một số trường hợp mề đay do lạnh có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm.

Cần làm gì khi nổi mề đay do lạnh?

Để điều trị mề đay do lạnh, người bệnh nên tránh tiếp xúc với nhiệt độ lạnh và môi trường có nhiệt độ thay đổi đột ngột. Một số loại thuốc được sử dụng để làm giảm các triệu chứng bao gồm:

– Thuốc kháng histamin: Ngăn chặn giải phóng histamin có triệu chứng. Các ví dụ bao gồm: loratadine, cetirizine, fexofenadine, levocetirizine và desloratadine.

– Thuốc Cyproheptadine: là thuốc kháng histamine cũng ảnh hưởng đến các xung thần kinh gây ra các triệu chứng.

– Doxepin: Được sử dụng để điều trị chứng lo âu và trầm cảm, loại thuốc này cũng có thể làm giảm các triệu chứng nổi mề đay do lạnh.

Để phòng bệnh luôn chú ý mặc ấm, hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường lạnh, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ; tránh ăn thức ăn, uống các loại thuốc đã gây dị ứng; thận trọng khi sử dụng mỹ phẩm, lựa chọn sử dụng mỹ phẩm phù hợp; phải đeo khẩu trang và mặc quần áo bảo hộ lao động khi tiếp xúc với môi trường có nhiều hóa chất độc hại…

Tóm lại: Nổi mề đay do lạnh là một trong những bệnh mẩn ngứa dị ứng do tiếp xúc hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột. Người bệnh cần tránh tiếp xúc với không khí lạnh để đề phòng phản ứng toàn thân nặng dẫn đến ngất, sốc, thậm chí t.ử v.ong. Ngoài ra, khi có các triệu chứng như khó thở, sưng cổ họng, chóng mặt cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *