Xuất huyết não nguy hiểm như thế nào?

Xuất huyết não là tình trạng vỡ mạch trong não đột ngột, dẫn đến tổn thương cả mô não nên mức độ ảnh hưởng đến chức năng thần kinh sẽ nặng nề hơn nhồi m.áu não.

Theo nghiên cứu, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi m.áu não chiếm khoảng 20% nhưng tỷ lệ t.ử v.ong và di chứng cao hơn.

Nguyên nhân, đối tượng dễ mắc xuất huyết não

– Nguyên nhân xuất huyết não

Xuất huyết não tiên phát:

Do bệnh lý xơ vữa, thoái hóa vi thể thành mạch thường do hậu quả của tăng huyết áp kéo dài, rối loạn mỡ m.áu. Khi người bệnh có cơn tăng huyết áp sẽ làm tăng áp lực lên thành mạch yếu và vỡ ra gây c.hảy m.áu não.

Vùng c.hảy m.áu sẽ đè đầy trực tiếp mô não xung quanh, sẽ gây viêm hoại tử mô não và làm nhồi m.áu não thứ phát, và tiếp diễn quá trình hoại tử và khiến xuất huyết tiếp tục và khó cầm, khiến khối xuất huyết tăng dần. Khi kích thước đủ lớn sẽ chèn ép não, tăng áp lực nội sọ, phù não nặng, gây tụt kẹt não và c.hết não.

Xuất huyết não thứ phát:

Căn nguyên dị dạng mạch m.áu ( phình mạch, thông động- tĩnh mạch, rò động-tĩnh mạch màng cứng, dị dạng mạch thể hang), biến chứng c.hảy m.áu sau nhồi m.áu, bệnh lý rối loạn đông m.áu, các khối u não c.hảy m.áu. Diễn biến sau đó cũng gây vòng xoáy bệnh lý như trên. Xuất huyết não do chấn thương sọ não có cách xử trí khác liên quan đến ngoại khoa nên thường không đề cập trong đột quỵ xuất huyết não.

Về mặt vị trí, c.hảy m.áu trong não không do chấn thương được chia thành xuất huyết dưới màng cứng, xuất huyết khoang dưới nhện, xuất huyết trong nhu mô não và xuất huyết trong não thất. Mỗi vị trí c.hảy m.áu cỏ thể gợi ý vùng tổn thương, mạch m.áu tổn thương, dạng xuất huyết để có phương án xử trí thích hợp.

Yếu tố nguy cơ mắc xuất huyết não:

T.uổi cao, t.iền sử đột quỵ não, nghiện rượu, nghiện m.a t.úy

Người mắc bệnh lý nền như: tăng huyết áp, rối loạn đông m.áu, dùng thuốc chống đông, điều trị thuốc tiêu sợi huyết (trong nhồi m.áu não hoặc nhồi m.áu cơ tim cấp), dị dạng động mạch não, viêm mạch, bệnh amyloidosis não, u tân sinh nội sọ.

HÌnh ảnh tổn thương xuất huyết não

Biểu hiện xuất huyết não

Các triệu chứng xảy ra đột ngột, dữ dội, thường là trong khi vận động nặng. Với biểu hiện bao gồm nôn, đau đầu dữ dội, rối loạn ý thức. Thường nặng trong những giờ đầu ở bệnh nhân xuất huyết não. Sau 12 giờ đầu, bệnh tiến triển nhanh và nặng hơn.

Đôi khi có dấu hiệu màng não. Ở giai đoạn toàn phát, bệnh nhân có dấu hiệu sốt, bạch cầu ngoại vi tăng cao. Đây là điểm khác biệt so với nhồi m.áu não.

Ngoài ra, xuất huyết não còn có biểu hiện: Chóng mặt, mất thăng bằng và phối hợp vận động, nhạy cảm với ánh sáng, có vấn đề về tầm nhìn ở một hoặc cả hai mắt, cổ cứng, liệt hoặc bất tỉnh trong trường hợp nặng. Yếu một cánh tay hoặc chân. Mất tỉnh táo, hôn mê. Khó nói hoặc khó hiểu được lời nói. Khó nuốt, có vị lạ trong miệng. Khó đọc hoặc viết.

Điều trị xuất huyết não Xuất huyết não là một cấp cứu, nên cần tuân theo nguyên tắc ưu tiên ổn định đường thở, hô hấp, mạch huyết áp. Tiếp đến là kiểm soát c.hảy m.áu, tình trạng co giật, huyết áp và áp lực nội sọ.

Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ chỉ định có thể sử dụng các loạt t.huốc a.n t.hần, giảm đau, dùng thuốc cắt cơn co giật. Điều chỉnh rối loạn đông m.áu (thuốc cầm m.áu, truyền các yếu tố đông m.áu nếu thiếu hụt như tiểu cầu, huyết tương).

Chống phù não, giảm áp lực nội sọ…Phẫu thuật lấy huyết khối nội sọ, dẫn lưu não thất, can thiệp nội mạch xử trí dị dạng mạch m.áu não.

Ngoài ra, người bệnh cần được chăm sóc hỗ trợ, điều chỉnh các tình trạng bệnh đi kèm (ví dụ như sốt, n.hiễm t.rùng, thiếu oxy m.áu, mất nước, tăng đường m.áu, tăng huyết áp).

Tóm lại: Xuất huyết não là một dạng của đột quỵ, khá thường gặp trên lâm sàng và tiên lượng t.ử v.ong cao. Đối với bệnh lý này thì việc thực hiện đúng thao tác xử trí xuất huyết não tại chỗ có vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm đến trí tuệ và tính mạng của người bệnh.

Dự phòng và điều trị các biến chứng trong giai đoạn cấp tính cũng như giai đoạn hồi phục giúp hỗ trợ người bệnh tránh biến chứng, vừa giúp nhanh chóng trở về trình trạng bình thường trước đây. Bởi thế khi phát hiện hoặc nghi ngờ cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế, cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ.

Nhiều người dân còn chưa biết về bệnh đột quỵ

BS CKI Nguyễn Quốc Thành, Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh cho biết, năm 2023, bệnh viện tiếp nhận 900 bệnh nhân bị đột quỵ, trong đó 826 trường hợp bị nhồi m.áu não.

Độ t.uổi trung bình của các bệnh nhân là 65, tuy nhiên có những ca mới 30 t.uổi.

Bác sĩ Nguyễn Quốc Thành kiểm tra chức năng vận động của ông C. sau khi được cấp cứu qua cơn nguy hiểm

Đáng lưu ý, chỉ có 176 ca đột quỵ nhập viện cấp cứu trong giờ “vàng”, tức là trong vòng 4,5 giờ đồng hồ kể từ khi xuất hiện triệu chứng của bệnh đột quỵ, còn lại vào bệnh viện trễ. Nhiều bệnh nhân và người nhà bệnh nhân chưa biết về bệnh đột quỵ.

Đang chăm sóc chồng là N.M.C., 50 t.uổi bị đột quỵ tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh, bà Nguyễn Thị Yến Ly (xã Hàng Gòn, TP.Long Khánh) cho hay, khoảng 2 giờ rưỡi sáng, bà nghe thấy chồng la ú ớ, giơ tay, giơ chân, mắt trợn ngược. Do chưa từng nghe và không biết các triệu chứng của bệnh đột quỵ, bà Ly tưởng chồng bị trúng gió nên lấy dầu gió xoa cho chồng. Nhưng càng được xoa dầu, chân tay chồng càng yếu dần, không nói được nữa. Vội vàng chạy đi hỏi người thân, bà Ly mới biết chồng bị đột quỵ và đưa vào bệnh viện cấp cứu.

“Thấy chồng yếu liệt nửa bên người, không nói được, tôi vô cùng lo sợ, không biết bệnh viện có chữa trị được không. Rất may được các bác sĩ tư vấn tận tình, cấp cứu khẩn cấp, sau vài ngày, sức khỏe của chồng tôi đã cải thiện” – bà Ly nói.

Theo BS Nguyễn Quốc Thành, ông C. bị bệnh cao huyết áp nhưng chủ quan nên uống thuốc không đều. Những ngày vừa qua, thời tiết trở lạnh làm co mạch dẫn đến tăng huyết áp hoặc huyết áp không ổn định. Ngoài ra, bệnh nhân cũng thường xuyên làm việc nặng, có yếu tố nguy cơ là uống nhiều rượu gây viêm gan do rượu. Tất cả các yếu tố trên cộng lại gây ra tình trạng xuất huyết não.

Sau khi tiếp nhận bệnh, các bác sĩ đã khẩn trương cấp cứu, kiểm soát huyết áp, chống phù não tốt nên bệnh nhân đã qua cơn nguy hiểm, chỉ còn yếu nhẹ nửa người bên phải. Bệnh nhân sẽ được tập vật lý trị liệu để có thể trở về cuộc sống sinh hoạt đời thường. Tuy nhiên, để tránh tái phát đột quỵ, bệnh nhân cần đi khám sức khỏe định kỳ, uống thuốc huyết áp đều đặn, bỏ rượu bia, t.huốc l.á.

BS Thành khuyến cáo, người dân khi có các triệu chứng của bệnh đột quỵ cần nhanh chóng đến các bệnh viện có điều trị bệnh đột quỵ để được cấp cứu kịp thời. Đồng Nai hiện có 5 bệnh viện có thể điều trị được bệnh đột quỵ gồm: Đa khoa Đồng Nai, Đa khoa Thống Nhất, Đa khoa khu vực Long Khánh, Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai, Đa khoa khu vực Định Quán. Người dân ở gần bệnh viện nào thì khẩn trương đến bệnh viện đó, không nên chần chừ hay chuyển bệnh nhân đến những cơ sở không thể điều trị được bệnh đột quỵ, tránh mất thời gian vô ích.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *