Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa có thể ảnh hưởng tới nhiều bộ phận trong cơ thể, trong đó có hệ thống tiêu hóa, gây ra các rối loạn.
Rối loạn tiêu hóa là biến chứng thường gặp trong bệnh tiểu đường và biến chứng này chiếm tỷ lệ rất cao (tới 50% số người bệnh) và gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Do đường huyết cao nên bệnh đái tháo đường (nhất là ở người mắc bệnh lâu năm) có thể gây ra rối loạn trên suốt đường tiêu hóa, một số ảnh hưởng điển hình và thường gặp.
Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa có thể ảnh hưởng tới nhiều bộ phận trong cơ thể, trong đó có hệ thống tiêu hóa, gây ra các rối loạn. Ảnh minh họa
Nguyên nhân bị rối loạn tiêu hóa ở người tiểu đường
Hầu hết người mắc tiểu đường lâu năm đều gặp vấn đề về tiêu hóa như là trào ngược axit, viêm dạ dày, buồn nôn, hội chứng ruột kích thích.
Các nguyên nhân có thể là:
Mắc bệnh tiểu đường trong một thời gian dài, những người mắc tuýp 1 có nguy cơ tổn thương dây thần kinh ruột cao hơn.
Không kiểm soát lượng đường trong m.áu trong thời gian dài có thể làm tổn thương các dây thần kinh và mô khác nhau, bao gồm cả các dây thần kinh của đường tiêu hóa.
Chứng khó tiêu là vấn đề tiêu hóa tồi tệ nhất đối với bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến ruột nhiều hơn đến dạ dày, gây táo bón hoặc tiêu chảy.
Các rối loạn tiêu hóa thường gặp ở người bệnh đái tháo đường
Liệt dạ dày
Liệt dạ dày do đái tháo đường lâu năm, bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, nôn, cảm giác sớm thấy no nên không thể ăn được nhiều. Việc chán ăn, ăn không được nhiều và nôn khiến cho bệnh nhân dễ dẫn đến suy nhược cơ thể, cơ thể mệt mỏi vì thiếu chất dinh dưỡng, có thể thiếu m.áu do thiếu vitamin và sắt, hạ huyết áp, thức ăn có thể bị kết thành khối trong dạ dày gây tắc. Ngoài ra còn ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình điều trị bệnh do thuốc uống vào không được hấp thu và cũng là một trong những nguyên nhân gây dao động đường huyết nhiều hơn.
Rối loạn vận động thực quản
Đường huyết quá cao sẽ là nguyên nhân gây ra chứng rối loạn vận động thực quản. Bệnh nhân có thể đến gặp bác sĩ và than phiền về chứng khó nuốt, thức ăn bị nghẹn, cảm giác nóng bỏng ở ngực do trào ngược dạ dày – thực quản, thậm chí đau ngực (dễ nhầm với cơn đau thắt ngực do thiếu m.áu cơ tim). Khi có triệu chứng trên, các bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân soi thực quản để loại trừ các nguyên nhân khó nuốt khác như: u thực quản, viêm thực quản, nhiễm nấm thực quản.
Rối loạn ở ruột và trực tràng
Bệnh đái tháo đường cũng có thể gây ra biến chứng ở ruột và trực tràng. Điển hình là những đợt đi ngoài phân lỏng nát có thể tới cả chục lần/ngày. Những đợt đi ngoài phân lỏng này có thể dừng lại xen kẽ với khoảng thời gian đi ngoài bình thường, thậm chí táo bón. Vì thế nên lưu ý khả năng việc dùng thuốc chữa đái tháo đường là metformin và thuốc ức chế men alpha glucosidase có thể gây ra những rối loạn ở ruột.
Đi ngoài không tự chủ cũng là tình trạng đáng ngại vì những biến chứng của đái tháo đường gây cho hệ tiêu hóa. Với người đái tháo đường có biến chứng thần kinh tự động, phần lớn bệnh nhân đều cảm giác thấy có phân trong trực tràng nhưng không thể kìm hãm sự tống phân một cách chủ động. Có lúc bệnh nhân không tự chủ được, phân có thể són ra quần.
Táo bón
Người bệnh tiểu đường rất hay bị mắc chứng táo bón. Đây là hệ quả của biến chứng thần kinh tự chủ do bệnh đái tháo đường. Khi đường huyết tăng cao làm giảm hàm lượng nước trong ruột, đồng thời gây tổn thương hệ thần kinh tự chủ làm chậm rỗng dạ dày, giảm nhu động ruột và dẫn đến tình trạng táo bón ở người bệnh, với các triệu chứng như ít đi cầu, đau bụng, khó đi cầu, phân cứng, cảm giác bị kẹt lại ở h.ậu m.ôn, phải rặn gắng sức phân mới ra ngoài được. Táo bón kéo dài sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, ăn ngủ không ngon, luôn có cảm giác đầy tức bụng, suy nhược cơ thể.
Đặc biệt đối với người bệnh tiểu đường, táo bón khiến người bệnh không muốn ăn, giảm hấp thu nên có thể gây tình trạng hạ đường huyết, đồng thời cũng có thể gây biến chứng nhiễm toan ceton do tích tụ ammonia hay nhiễm khuẩn tiêu hóa.
Việc đường m.áu tăng cao trong bệnh đái tháo đường có thể gây ra những rối loạn hoạt động của hệ thống tiêu hóa.
Lời khuyên của bác sĩ
Việc đường m.áu tăng cao trong bệnh đái tháo đường có thể gây ra những rối loạn hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Nguyên tắc chung trong điều trịrối loạn tiêu hóa ở người bệnh tiểu đườnglà giữ đường m.áu ổn định tốt sẽ phòng ngừa được rối loạn tiêu hóa. Trong trường hợp nếu người bệnh có biến chứng thì nên lạc quan vì sẽ có cách điều trị cho từng trường hợp cụ thể sau khi bác sĩ khám để tìm ra nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa và có các biện pháp chữa trị kịp thời.
Bên cạnh đó cần chủ động phòng ngừa bằng cách:
Kiểm soát trọng lượng cơ thể bằng cách giảm cân, qua đó giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ tốt cho việc phòng bệnh tiểu đường mà còn mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể.
Bổ sung các loại ngũ cốc, các loại hạt cung cấp vitamin, khoáng chất và ít carbohydrate. Những thực phẩm carbohydrate chứa ít đường, tinh bột (nguyên liệu tạo nguồn năng lượng cho cơ thể) và nhiều chất xơ đem lại nhiều lợi ích trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường…Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều đường, ít chất xơ/chất dinh dưỡng như bánh mì trắng và bánh ngọt, nước ép trái cây, thực phẩm chế biến chứa đường…
Hạn chế rượu bia, t.huốc l.á.
Thường xuyên kiểm tra lượng đường theo tư vấn của bác sĩ.
Ăn quá nhanh dễ mắc bệnh gì?
Ăn quá nhanh có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa và khó chịu tạm thời, thậm chí gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài.
Những nguy cơ đó có nghiêm trọng không và có cách nào để ăn chậm lại?
1. Những rủi ro sức khỏe khi ăn quá nhanh
Có một thực tế rằng, do thói quen ăn uống và áp lực về thời gian, nhiều người hiện nay đang có xu hướng ăn quá nhanh. Theo ThS.BS Vũ Tấn Phúc, chuyên khoa Tiêu hóa, quá trình tiêu hóa bắt đầu trong miệng, vì vậy thức ăn cần được nhai kỹ trước khi nuốt. Nhai kỹ thức ăn sẽ giảm bớt căng thẳng cho dạ dày và phần còn lại của đường tiêu hóa sau đó.
Ăn nhanh, nhai nuốt vội vàng ngoài việc làm tăng nguy cơ bị mắc nghẹn còn có thể gây ra nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Nếu ăn quá nhanh, nhai không kỹ, các mảnh thức ăn còn quá lớn có thể gây nghẹn và vi khuẩn tự nhiên trong ruột có thể lên men thức ăn không tiêu và sinh sôi dẫn đến các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu hoặc táo bón.
Ngoài ra, ăn quá nhanh, nhai không kỹ còn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe lâu dài, làm rối loạn chuyển hóa dẫn đến béo phì, đường huyết tăng cao và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường…
Ăn nhanh gây nhiều vấn đề lâu dài cho sức khỏe.
Béo phì
Chắc chắn là khi nhai ít và ăn nhanh sẽ khiến chúng ta tiêu thụ nhiều thức ăn và calo hơn dẫn đến thừa cân hoặc béo phì.
Ăn nhanh có thể làm gián đoạn các hormone trong ruột giúp điều chỉnh sự thèm ăn và cho bạn biết khi nào đã no. Ăn nhanh cũng làm giảm tác dụng sinh nhiệt của thức ăn – là sự tăng cường trao đổi chất xảy ra sau khi ăn.
Bệnh đái tháo đường
Bản thân việc ăn nhanh không gây ra bệnh đái tháo đường. Nhưng thói quen ăn này là yếu tố thúc đẩy cơ thể rơi vào tình trạng đó. Nghiên cứu cho thấy, những người ăn nhanh có nguy cơ kháng insulin cao hơn. Tình trạng này khiến cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả, theo thời gian có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
Bên cạnh đó, ăn nhanh có liên quan đến béo phì và béo phì là nguyên nhân gây ra tình trạng kháng insulin.
Viêm dạ dày
Ăn nhanh không chỉ gây khó chịu đường tiêu hóa như đau bụng, đầy bụng, khó tiêu… mà còn liên quan đến viêm dạ dày. Tình trạng viêm ăn mòn niêm mạc dạ dày, gây ra những vết trợt nông hoặc đôi khi là vết loét sâu.
Những người ăn nhanh hay nhai không kỹ, thậm chí nuốt chửng thức ăn có nhiều khả năng ăn quá nhiều. Khi ăn quá nhiều sẽ khiến thức ăn đọng lại trong dạ dày lâu hơn, do đó niêm mạc dạ dày tiếp xúc với nhiều acid hơn.
Hội chứng chuyển hóa
Kháng insulin có liên quan chặt chẽ đến hội chứng chuyển hóa. Đây là một nhóm các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển không chỉ là bệnh đái tháo đường mà còn cả bệnh tim và đột quỵ. Nghiên cứu cho thấy, những người ăn nhanh có nhiều khả năng mắc hội chứng chuyển hóa hơn những người ăn chậm.
Đặc biệt, nhiều người ăn nhanh thường có vòng bụng lớn và mức cholesterol HDL (cholesterol tốt) thấp. Đây là hai trong số những yếu tố nguy cơ tạo nên hội chứng chuyển hóa và chúng thường là dấu hiệu báo trước của bệnh tim.
Mất kết nối với tín hiệu đói và no
Trên thực tế khi chúng ta ăn, phải mất khoảng 20 phút để dạ dày báo cho não biết rằng nó đã no. Việc thường xuyên ăn nhanh làm mờ các tín hiệu no tự nhiên của cơ thể, bạn có nguy cơ mất liên lạc với các tín hiệu đói và no tự nhiên, lâu dài dễ dẫn đến ăn theo cảm xúc.
2. Cách đơn giản giúp bạn không ăn quá nhanh
Nhai chậm
Một trong cách đơn giản và hiệu quả nhất để ăn chậm lại là nhai kỹ hơn và nhai thức ăn thật chậm. Nhai chậm giúp dạ dày có đủ thời gian để báo hiệu cho não bộ cảm thấy no. Đây cũng là một cách tốt giúp bạn hạn chế ăn quá nhiều.
Tập trung khi ăn
Đến bữa ăn bạn nên ngồi xuống và tập trung vào việc ăn uống. Cần tránh xa những tình huống khiến bạn dễ dàng ngấu nghiến thức ăn mà không chú ý như vừa ăn vừa làm việc, ăn trong ô tô, ăn khi xem ti vi, xem điện thoại… Điều đó không chỉ giúp bạn ăn chậm lại mà còn giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn.
Tập trung vào việc ăn uống và ăn từ từ giúp tiêu hóa tốt hơn.
Ăn đúng giờ
Mặc dù việc sắp xếp các bữa ăn vào một giờ nhất định đối với người bận rộn có thể không thuận tiện nhưng cũng không phải là quá khó. Khi bạn lên được kế hoạch về giờ giấc ăn uống thì bạn cũng dễ lựa chọn được danh sách thực phẩm lành mạnh.
Những người không có kế hoạch ăn uống thường có xu hướng chọn ăn bất cứ thứ gì khi cảm thấy đói. Phần lớn trong số đó chọn nhanh các thực phẩm không lành mạnh như thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn…
Uống một cốc nước trước khi ăn
Có thể bạn đã nghe nói rằng uống nhiều nước hơn có thể giúp giảm cân và điều đó có cơ sở. Khi chúng ta nhận ra mình đang đói, sự thôi thúc đầu tiên là đi tìm thức ăn. Khi đó bạn có thể giảm cảm giác thèm ăn bằng cách uống nước.
Sau khi uống nước cảm giác thèm ăn sẽ giảm một cách tự nhiên. Sau đó bạn có thể ăn chậm lại bình thường và ăn ít thức ăn hơn cũng đã đủ no. Chú ý tránh các loại đồ uống có hàm lượng calo cao, chứa nhiều đường.